Khu chợ tồn tại 20 năm giữa lòng Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất 1 mặt hàng nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách

H.M
Chia sẻ

Tại chợ bắp Ngã Ba Bầu có khoảng 50 vựa bắp của các tiểu thương, hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm để đáp ứng nhu cầu bắp cho TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Chợ bắp Ngã Ba Bầu nằm trên đường Trịnh Thị Miếng, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, cách trung tâm quận 1 hơn 20 km. Ngôi chợ này chỉ bán duy nhất mặt hàng là bắp (ngô), không có loại hàng nào khác. Tại đây, có khoảng 50 vựa bắp của các tiểu thương, hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm để đáp ứng nhu cầu bắp cho TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Chợ được hình thành cách đây khoảng 20 năm, nhiều tiểu thương từng là người buôn bán tại chợ Cầu Muối (quận 1). Đây được coi là chợ đầu mối bắp lớn nhất ở Sài Gòn, với bắp được phân phối khắp các quận, huyện TP.HCM và các tỉnh khác.

Khu chợ tồn tại 20 năm giữa lòng Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất 1 mặt hàng nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách - 1

Khu chợ tồn tại 20 năm giữa lòng Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất 1 mặt hàng nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách - 2

Mỗi ngày, nhiều xe tải hạng nặng 10 tấn vận chuyển bắp từ Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng và các tỉnh miền Tây đổ về chợ. Từ đây, bắp được phân phối đi khắp nơi, với hàng nghìn tấn được tiêu thụ mỗi ngày.

Cây bắp cần ít nhất 90 ngày để thu hoạch, nhưng chợ bắp Ngã Ba Bầu lại hoạt động liên tục suốt cả năm, buôn bán 24/24. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung hàng ngày cho chợ, các tiểu thương tại đây phải tìm kiếm nguồn hàng từ nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Nam.

Các chủ vựa bắp phải liên kết với nhiều tỉnh khác nhau, đồng thời đặt hàng cho nông dân trồng trái vụ hoặc trồng theo kiểu cuốn chiếu để có bắp liên tục trong suốt chu kỳ 3 tháng một lần. Nhờ vậy, sản lượng bắp cung cấp luôn duy trì ổn định quanh năm, chứ không chỉ có vào mùa vụ.

Khu chợ tồn tại 20 năm giữa lòng Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất 1 mặt hàng nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách - 3

Bắp sau khi thu gom được phân loại và bán theo bao 100 hoặc 120kg. Theo các chủ vựa, thời gian sau Tết là lúc bắp vào vụ nên hàng đổ về rất nhiều và sôi động. Trong khi đó, vào khoảng tháng 9, khi miền Tây vào mùa nước nổi, cảnh buôn bán lại bớt nhộn nhịp hơn.

Chợ này chủ yếu bán hai loại bắp là bắp nếp và bắp mỹ. Bắp được chia thành bốn loại khác nhau, với loại ngon nhất là những bắp to, không quá non hay già, hạt đều và vỏ còn tươi xanh, giá sỉ khoảng 3.500 đồng một trái. Các loại khác sẽ được bán theo cân, giá khoảng 7.000 đồng/kg.

Giá bắp sẽ giảm dần theo kích cỡ và độ non già. Loại bét thường là bắp quá non, bị sâu bệnh hoặc ít hạt, thường được mua về cho gia súc ăn. Để phân biệt bắp ngon hay dở, chỉ cần nhìn phần râu và vỏ là có thể nhận biết được.

Khu chợ tồn tại 20 năm giữa lòng Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất 1 mặt hàng nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách - 4

Khu chợ tồn tại 20 năm giữa lòng Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất 1 mặt hàng nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách - 5

Người dân thường mua lẻ từ vài kg đến cả trăm kg, và chủ vựa cũng bán theo nhu cầu. Bắp được các xe tải vận chuyển từ các đầu mối về chợ, rồi phân loại, trong đó loại to và ngon nhất có giá 4.000 đồng/trái, các loại khác có giá giảm dần, thấp nhất là 1.000 đồng/trái (hoặc 7.000 đồng/kg nếu bán theo cân).

Mỗi ngày, hàng nghìn người tới đây mua bắp sỉ để phân phối lại. Nhiều người mua vài chục đến cả trăm ký để luộc và bán lẻ ở các chợ, hoặc chạy xe máy bán dọc các tuyến đường. Một số khác dùng xe ba gác để mua số lượng lớn, rồi phân phối lại cho các tiểu thương khác.

Chia sẻ

H.M

Tin cùng chuyên mục

Giữa lòng xứ Huế có khu chợ nổi độc đáo chỉ họp lúc mờ sương, tan chợ trước khi mặt trời lên

Giữa lòng xứ Huế có khu chợ nổi độc đáo chỉ họp lúc mờ sương, tan chợ trước khi mặt trời lên

Không có những câu bệu treo lủng lẳng trên đầu thuyền, không có những mặt hàng đa dạng như chợ nổi miền Tây, và cũng chẳng nhiều khách du lịch ngược xuôi qua lại nườm nượp, nhưng một góc chợ nổi trên Phá Tam Giang (thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) này vẫn có nét độc đáo không nơi nào có.