Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước

H.M
Chia sẻ

Giữa lòng thủ đô phồn hoa phố thị, một làng nghề truyền thống vẫn tồn tại bao đời nay. Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên làng lụa Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc là điểm đến hấp dẫn dành cho những ai muốn tìm hiểu về nét đẹp văn hóa lụa gấm Hà Nội.

Check-in làng lụa Vạn Phúc. 

Chợ lụa nằm trong khu làng nghề truyền thống - làng lụa Vạn Phúc, tọa lạc tại Hà Đông. Làng lụa Vạn Phúc, hay còn được biết đến với tên gọi là làng lụa Hà Đông, nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Đây là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống vẫn được gìn giữ ở Việt Nam.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 1

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông là cái nôi của nghề dệt truyền thống với lịch sử lâu đời qua một nghìn năm. Mặc dù quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nơi đây vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của làng quê xưa như cổng làng, cây đa, giếng nước và sân đình. Hiện tại, làng vẫn còn gần 800 hộ gia đình tiếp tục gắn bó với nghề dệt lụa truyền thống, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại nơi đây. Mỗi năm, làng tơ lụa Vạn Phúc Hà Đông đã sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, tương đương với 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 2

Theo các tài liệu khảo cổ và hiện vật xưa, nghề dệt lụa ở Vạn Phúc đã xuất hiện cách đây khoảng 1000 năm. Ban đầu, làng mang tên Vạn Bảo, nhưng sau này đổi thành Vạn Phúc để tránh kỵ húy thời vua Nguyễn.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 3

Tương truyền, khoảng 1.100 năm trước, vợ chồng thái thú Giao Chỉ Cao Biền từng cai quản vùng này. Bà Lã Thị Nga, vợ của thái thú, đã dạy dân làng cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa, từ đó giúp nghề dệt ở đây ngày càng phát triển, trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Thời nhà Nguyễn, lụa Vạn Phúc được vua chúa yêu thích.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 4

Không chỉ nổi tiếng trong nước, lụa Vạn Phúc còn được xuất khẩu quốc tế. Năm 1931 và 1932, lụa làng Vạn Phúc được giới thiệu tại các hội chợ lớn ở Marseille và Paris. Người Pháp đánh giá đây là loại vải dệt tinh xảo và chất lượng hàng đầu Đông Dương. Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc bắt đầu xuất khẩu sang các nước Đông Âu, mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho quốc gia.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 5

Chợ lụa là nơi giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm lụa Vạn Phúc. Mỗi gian hàng đều có cách bài trí khác nhau, nhưng điểm chung đều là các sản phẩm rực rỡ màu sắc, tươi sáng và đa dạng các sản phẩm: áo dài, khăn, quần áo, các sản phẩm trang trí từ lụa,...

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 6

Ngày trước, lụa Vạn Phúc chủ yếu được sử dụng để may áo cánh và áo sơ mi. Tuy nhiên, ngày nay, các nghệ nhân đã sáng tạo hơn khi kết hợp lụa để may vest, váy hiện đại và nhiều trang phục hợp thời trang khác. Chất liệu chính của lụa Vạn Phúc vẫn là tơ tằm, nhưng để đa dạng hóa sản phẩm, người thợ đã khéo léo kết hợp với nhiều loại vải khác, tạo ra các dòng sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 7

Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm lụa độc đáo và tinh xảo. Nơi đây chuyên sản xuất nhiều mặt hàng dệt từ tơ lụa, bao gồm lụa truyền thống và các dòng cao cấp như: gấm, vóc cùng nhiều loại lụa đặc biệt khác. Trong số đó, lụa Vân là sản phẩm nổi bật với hai dòng chính: vân quế hồng diệp và lưỡng long song phượng. Điểm đặc trưng của lụa Vân là các họa tiết hoa nổi và hoa chìm, tạo nên hiệu ứng hấp dẫn khi ánh sáng chiếu vào. Hình dạng hoa văn trên lụa đã được thể hiện dưới đôi tay điêu luyện và óc nhìn tinh tế, sáng tạo của người nghệ nhân lụa Vạn Phúc.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 8

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 9

Không chỉ đa dạng về loại hình, sản phẩm lụa Vạn Phúc còn đa dạng về các hoa văn trang trí. Vải lụa ở Vạn Phúc thường được trang trí với các các mẫu hoa văn động vật, thực vật, đồ vật và hình họa. Mẫu Song Hạc, Thọ Đỉnh, và Tứ Quý là những ví dụ tiêu biểu cho sự sáng tạo và tài nghệ của người thợ làng Vạn Phúc.

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 10

Khu chợ gắn liền với làng nghề có lịch sử ngàn năm: Chỉ bán một mặt hàng nhưng chất lượng hàng đầu cả nước - 11

Chợ lụa nói riêng và làng lụa Vạn Phúc Hà Đông vẫn luôn là một điểm đến thú vị, thu hút khách du lịch gần xa. Ngày nay, làng nghề vẫn luôn giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống, góp phần vào việc quảng bá nghề lụa truyền thống, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân.

Chia sẻ

H.M

Tin cùng chuyên mục

Giữa lòng xứ Huế có khu chợ nổi độc đáo chỉ họp lúc mờ sương, tan chợ trước khi mặt trời lên

Giữa lòng xứ Huế có khu chợ nổi độc đáo chỉ họp lúc mờ sương, tan chợ trước khi mặt trời lên

Không có những câu bệu treo lủng lẳng trên đầu thuyền, không có những mặt hàng đa dạng như chợ nổi miền Tây, và cũng chẳng nhiều khách du lịch ngược xuôi qua lại nườm nượp, nhưng một góc chợ nổi trên Phá Tam Giang (thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) này vẫn có nét độc đáo không nơi nào có.

Khu chợ được mệnh danh là "chợ nhà giàu" giữa lòng phố cổ Hà Nội: Thiên đường ẩm thực bán "cơm nhà" cho người lười

Khu chợ được mệnh danh là "chợ nhà giàu" giữa lòng phố cổ Hà Nội: Thiên đường ẩm thực bán "cơm nhà" cho người lười

Ẩn mình giữa những con phố cổ kính của Hà Nội, chợ Hàng Bè không chỉ là một địa chỉ quen thuộc với người dân Thủ đô mà còn là điểm đến độc đáo thu hút nhiều du khách. Nổi tiếng với những món ăn đặc sản đậm đà hương vị truyền thống và không khí sầm uất đặc trưng, khu chợ nhỏ này lưu giữ những nét văn hóa chợ xưa của Hà Nội.