Khu chợ 134 năm tuổi tại Hải Phòng: Từng là niềm kiêu hãnh của dân phố Cảng, nay chỉ còn trong hoài niệm

H.M
Chia sẻ

"Chợ Sắt cất gánh buôn cau/ Chợ Huyện buôn gấc, buôn dầu, buôn nhang". Những câu ca dao về Chợ Sắt (Hải Phòng) đã thực sự trở thành ký ức, khi năm 2022, Chợ Sắt đã phải giải tỏa để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại mới.

Cuối thế kỷ 20, Pháp cho xây dựng ở Việt Nam những công trình kiến trúc nổi tiếng với vật liệu chính bằng sắt, các cầu lớn như cầu Long Biên - Hà Nội, những khu chợ như chợ Sắt - Hải Phòng. Chợ được xây dựng ở khu phố nhượng địa từ cuối thế kỷ 19 dưới thời Pháp thuộc, khi đó gọi là chợ Lớn (Grande Marché). Nhưng do chợ được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu sắt thép nên người dân Hải Phòng gọi là Chợ Sắt.

Nhờ địa thế thuận lợi bên tuyến đường thủy từ Hải Phòng đi các tỉnh nên dưới thời Pháp thuộc chợ Sắt từng là một chợ rất sầm uất, là đầu mối buôn bán chính từ Nam Định lên hoặc Quảng Yên xuống, tiếng tăm có thể sánh với chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Rồng (Nam Định), chợ Đông Ba (Huế), chợ Bến Thành (Sài Gòn).

Khu chợ 134 năm tuổi tại Hải Phòng: Từng là niềm kiêu hãnh của dân phố Cảng, nay chỉ còn trong hoài niệm - 1

Sang thời bao cấp, chợ Sắt lần nữa được xây dựng lại toàn bộ nhân kỷ niệm 30 năm Hải Phòng giải phóng (1985). Tháp nước giữa chợ bị phá. Bù lại, chợ không chỉ có buôn cau, buôn vải như thuở xa xưa, mà còn kinh doanh vàng bạc và đủ thứ hàng trên trời dưới biển. Vào thời kỳ đó, những người buôn bán trong chợ Sắt được coi là lớp người giàu có và thành đạt về kinh tế của Hải Phòng. Bất cứ ai đặt chân đến Hải Phòng cũng tranh thủ làm một vòng dạo qua chợ Sắt, không mua gì thì cũng đi ngắm cho mãn nhãn. Chợ Sắt trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của đất Cảng.

Sau sự cố cháy năm 1985 cùng tác động của với cơ chế mới thời mở cửa, ý tưởng đầu tư xây dựng mới chợ Sắt đã nhanh chóng hấp dẫn các nhà đầu tư từ Trung Quốc. Năm 1992, một dự án trị giá 15 triệu USD do Công ty Liên danh hữu hạn Hải Thành làm chủ đầu tư được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Chợ cũ được phá đi và liên doanh xây lại với 2.000 gian hàng có tổng diện tích sử dụng gần 40.000 m² trên diện tích khuôn viên 13.000 m².

Khu chợ 134 năm tuổi tại Hải Phòng: Từng là niềm kiêu hãnh của dân phố Cảng, nay chỉ còn trong hoài niệm - 2

Sau 2 năm xây dựng, giai đoạn một với nguyên đơn thứ nhất gồm một nửa toà nhà 6 tầng trên diện tích 5.000m² đã được đưa vào sử dụng. Đây là sự kiện từng là mối quan tâm hàng đầu của giới tiểu thương rất có thế lực về tài chính tại Hải Phòng. Theo lời kể của một chủ kinh doanh ở chợ, ngày xưa muốn có kiot ở đây thì chủ quầy trung bình phải chi từ 50 – 60 triệu đồng, đó là chưa kể tới phí 300 – 400 USD cho cò. Dù giá cả trên trời nhưng các tiểu thương địa phương vẫn muốn dốc hết vốn vào bởi kinh doanh tại Chợ Sắt là “làm chơi ăn thật” đúng nghĩa.

Trong thời kỳ hoàng kim, mỗi tiểu thương có sạp tại chợ mỗi ngày lời có khi được vài “chỉ”. Nhiều quầy thậm chí bán chưa đến 1 năm đã thu hồi được vốn mua kiot. Tuy nhiên, sau khi được sửa chữa lại thì hoạt động kinh doanh tại Chợ Sắt lại không còn được huy hoàng như ngày xưa. Các hộ không còn tập trung tại đây mà dời sang những tuyến phố quanh đó như Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Hoàng Ngân…

Khu chợ 134 năm tuổi tại Hải Phòng: Từng là niềm kiêu hãnh của dân phố Cảng, nay chỉ còn trong hoài niệm - 3

Dần dà từ mức 1.000 hộ đăng ký kinh doanh chợ chỉ sụt còn hơn 300 hộ. Cả tầng 2 và tầng 3 chợ đều bị bỏ hoang và sau này biến thành nhà kho. Dần theo năm tháng thì khu chợ sầm uất ngày xưa nay đã trở nên thật đìu hiu và vắng vẻ.

Chợ chỉ còn vài chục cửa hàng kinh doanh đồ điện tử còn hoạt động, tuy nhiên lượng người mua hàng thì khá ít. Thậm chí cả những quầy nằm ngay mặt tiền chợ cũng chỉ có lác đác vài người ghé tới.

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng Chợ Sắt cũng xuống cấp trầm trọng mà không được đầu tư tu sửa. Tường nhà đầy mốc bao phủ, mảnh vữa bong ra loang lổ. Phía trên trần thì nứt thành các rãnh dài, vữa và gỗ bên trong chỉ chực chờ rơi xuống. 

Hiện nay đã có dự án xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê thay thế cho Chợ Sắt. Phần lớn người dân cũng có phản ứng rất tích cực với thông tin trên. Bởi thực tế chợ nằm ngay trung tâm thành phố cảng, nếu cứ để hoang tàn thì rất lãng phí.

Khu chợ 134 năm tuổi tại Hải Phòng: Từng là niềm kiêu hãnh của dân phố Cảng, nay chỉ còn trong hoài niệm - 4

Hiện chợ Sắt đã được giải tỏa hoàn toàn để chuẩn bị cho dự án trung tâm thương mại mới

Bên cạnh đó mọi người cũng vô cùng tiếc nuối bởi Chợ Sắt đã từng là một trung tâm buôn bán một thời. Dù cho có suy tàn thì nó cũng đã từng là niềm tự hào của thành phố cảng Hải Phòng. 

Chia sẻ

H.M

Tin cùng chuyên mục

Giữa lòng xứ Huế có khu chợ nổi độc đáo chỉ họp lúc mờ sương, tan chợ trước khi mặt trời lên

Giữa lòng xứ Huế có khu chợ nổi độc đáo chỉ họp lúc mờ sương, tan chợ trước khi mặt trời lên

Không có những câu bệu treo lủng lẳng trên đầu thuyền, không có những mặt hàng đa dạng như chợ nổi miền Tây, và cũng chẳng nhiều khách du lịch ngược xuôi qua lại nườm nượp, nhưng một góc chợ nổi trên Phá Tam Giang (thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) này vẫn có nét độc đáo không nơi nào có.

Khu chợ được mệnh danh là "chợ nhà giàu" giữa lòng phố cổ Hà Nội: Thiên đường ẩm thực bán "cơm nhà" cho người lười

Khu chợ được mệnh danh là "chợ nhà giàu" giữa lòng phố cổ Hà Nội: Thiên đường ẩm thực bán "cơm nhà" cho người lười

Ẩn mình giữa những con phố cổ kính của Hà Nội, chợ Hàng Bè không chỉ là một địa chỉ quen thuộc với người dân Thủ đô mà còn là điểm đến độc đáo thu hút nhiều du khách. Nổi tiếng với những món ăn đặc sản đậm đà hương vị truyền thống và không khí sầm uất đặc trưng, khu chợ nhỏ này lưu giữ những nét văn hóa chợ xưa của Hà Nội.