Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Tập trung thực hiện đánh giá Sơ kết giữa nhiệm kỳ

Thanh Thanh
Chia sẻ

Phát huy tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, hướng tới các hoạt động cơ sở, trong quý II/2024, các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục triển khai sâu rộng các phong trào thi đua, cuộc vận động; tích cực hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và tập trung tổ chức, hoàn thành tốt việc thực hiện đánh giá Sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đạt nhiều kết quả ngay trong những tháng đầu năm

Tại hội nghị Sơ kết công tác Hội quý I nhằm đánh giá kết quả công tác triển khai các phong trào thi đua, nhiệm vụ công tác trong 3 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II; kế hoạch Tổ chức khảo sát đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ TP Hà Nội được Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội tổ chức ngày 29/3 vừa qua, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội đã đánh giá những kết quả nổi bật của Hội LHPN Hà Nội trong tổ chức triển khai phong trào thi đua, nhiệm vụ công tác Hội trong quý I.

Theo đó, bám sát sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, với tinh thần chủ động, đổi mới, hướng về cơ sở, trong quý I năm 2024, Hội LHPN Hà Nội đã phát động, triển khai sâu rộng phong trào thi đua năm 2024 và đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô trong các cấp Hội, tập trung chỉ đạo tổ chức tốt đợt tuyên truyền cao điểm mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1984 năm ngày Khởi nghĩa Hai Bà Trưng với nhiều hoạt động thiết thực, sôi nổi thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô hưởng ứng, tham gia. Các hoạt động, mô hình, phần việc thiết thực tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tiếp tục được triển khai phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, đơn vị. Hoạt động kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ được thực hiện nghiêm túc, công tác phát triển hội viên được quan tâm. Công tác phối hợp giữa Hội và các ban, ngành, đoàn thể, hoạt động đối ngoại nhân dân của tổ chức Hội được duy trì tốt. Công tác giám sát, phản biên xã hội ngày càng cụ thể, hiệu quả thực chất hơn.

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Tập trung thực hiện đánh giá Sơ kết giữa nhiệm kỳ - 1

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại hội nghị đánh giá kết quả công tác Hội quý I và triển khai nhiệm vụ quý II.

Một số kết quả nổi bật đó là: Các cấp Hội toàn Thành phố đăng ký thực hiện nhiều công trình/phần việc có ý nghĩa thiết thực như xây, sửa 70 mái ấm tình thương; hỗ trợ 700 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; trồng mới 7.000 cây xanh, cây ăn trái; đảm nhận 1.200 đoạn đường/tuyến phố bích họa, nở hoa kiểu mẫu, di tích lịch sử, điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch đẹp; Phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền 1.200 điển hình tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu, mô hình mới, việc làm tốt, cách làm hay. Hội Phụ nữ các cấp tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả các mô hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ mô hình “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”, “Hũ gạo tình thương” Hội Phụ nữ đã thu được 885 triệu đồng, 18.760kg gạo, giúp đỡ 1.980 lượt phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; Vận động 2.132 đám cưới, 1.145 đám tang tổ chức văn minh, tiết kiệm.

Các hoạt động điểm nhấn nổi bật: Thành hội đã tổ chức phát động Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai” Xuân Giáp Thìn 2024 tại Khu di tích lịch sử Khu Cháy (xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa); Hội LHPN các quận/huyện và cơ sở đã sôi nổi hưởng ứng trồng cây với tổng số cây mới 2.665.105 cây (5.300 cây xanh, 2.659.805 cây hoa), tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng; tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024 với các hoạt động: Giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp lần thứ Nhất”; Trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa, sản phẩm, ẩm thực Hà Nội và các nước; Liên hoan “Vũ điệu hòa bình - hữu nghị”; Tổ chức phát động “Tuần lễ áo dài” từ 1-8/3 đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, hội viên phụ nữ, nữ công nhân viên chức lao động và hội viên danh dự. Thành Hội tổ chức Đoàn công tác thực hiện Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương tại tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội tích cực tổ chức các hoạt động hậu phương quân đội; chăm lo, hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 11,2 tỷ đồng...

Thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm quý II

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương nhấn mạnh: Hội LHPN Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát việc thực hiện Nghị quyết nửa nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Phụ nữ. Thành Hội và Hội LHPN các quận/huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc tập trung tổ chức tốt và hoàn thành việc sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các sự kiện, ngày lễ lớn trong quý II như kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 76 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc...

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Tập trung thực hiện đánh giá Sơ kết giữa nhiệm kỳ - 2

Hội Phụ nữ huyện Mỹ Đức hỗ trợ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động/sự kiện nhân các đợt tuyên truyền cao điểm. Trong đó tại cấp Thành phố: Thành hội phối hợp với Ban đại diện Hội Người cao tuổi gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các lĩnh vực năm 2024; tổ chức Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ - đổi mới sáng tạo; Giao lưu điển hình tiên tiến kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sơ kết 2 năm thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” (giai đoạn 2022-2026); Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng con”, “Mẹ đỡ đầu”; tiếp tục tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch năm 2024: Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”; Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”. Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em” vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số”; Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026”...

Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Đội ngũ cán bộ Hội cơ sở tại các đơn vị thuộc địa bàn về việc thực hiện Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Đội ngũ cán bộ Hội cơ sở tại các đơn vị trên địa bàn Thành phố thuộc địa bàn sẽ thực hiện sáp nhập địa giới hành chính còn có nhiều băn khoăn, lo lắng về phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy, cán bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp địa giới hành chính. Chia sẻ về nhiệm vụ này, bà Đỗ Thị Thúy Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ba Vì cho biết tại huyện Ba Vì trong giai đoạn 2023-2025, huyện sẽ thống nhất sáp nhập địa giới hành chính của 3 xã Phú Phương, Tản Hồng, Châu Sơn thành 1 xã mới và tên gọi của xã mới là Phú Hồng. Việc sắp xếp các đơn vị hành chính là việc khó, tuy nhiên Hội Phụ nữ cùng các ngành, đoàn thể vào cuộc nhằm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân hiểu, nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu cần thiết phải sắp xếp các đơn vị hành chính và thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân.

Chia sẻ

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.