Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Bài và ảnh: Đinh Thu Hương
Chia sẻ

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia đình hội viên không ngừng thích ứng, làm chủ công nghệ, xây dựng tổ ấm no ấm, tiến bộ – đóng góp thiết thực cho quá trình phát triển xã hội số và công dân số... Đồng hành cùng các chị em, có vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ.

Hội cùng gia đình hội viên chuyển đổi số

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, áp lực công việc, môi trường mạng và khoảng cách thế hệ đang tạo ra nhiều thách thức cho đời sống gia đình, việc xây dựng một mái ấm hạnh phúc, tiến bộ không còn là trách nhiệm riêng của từng cá nhân mà trở thành nhiệm vụ chung của cộng đồng. Đặc biệt, phụ nữ – với vai trò người giữ lửa – lại càng cần những cách tiếp cận mới mẻ, chủ động và sáng tạo.

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát động phong trào “bình dân học vụ số”, phụ nữ Giảng Võ xác định việc chuyển đổi số không chỉ phục vụ công tác xã hội mà có nhiều lợi ích cho các gia đình.

Hội LHPN phường Giảng Võ, kế thừa tinh thần đổi mới và mô hình hiệu quả từ đơn vị cũ – phường Thành Công, đã triển khai nhiều chương trình có chiều sâu nhằm định hướng, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong gia đình và xã hội cho hội viên. Các mô hình như “Ngôi nhà hạnh phúc – Mỗi tuần một hành động tích cực”, “Gia đình số – Cùng nhau học, cùng nhau tiến bộ”, hay “Bữa cơm gia đình – Gắn kết yêu thương mỗi ngày” không chỉ dừng lại ở truyền thông khẩu hiệu mà đi vào chiều sâu đời sống, qua đó định hình lại chuẩn mực gia đình văn minh trong thời đại mới.

Sự nhạy bén trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động hội và đời sống hội viên. Tư duy “chuyển đổi số phải bắt đầu từ cơ sở” được cụ thể hóa bằng hàng loạt mô hình “phụ nữ số”, giúp nâng cao năng lực số cho hội viên ở mọi lứa tuổi.

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số” - 1

Phụ nữ phường Giảng Võ tích cực tham gia Bình dân học vụ số.

Chẳng hạn, mô hình “Tổ Zalo kết nối – Gia đình hạnh phúc 4.0” tại tổ phụ nữ số 16 do chị Nguyễn Thị Tính phụ trách đã trở thành điểm sáng trong công tác ứng dụng CNTT vào công tác Hội. Không chỉ dùng Zalo để phổ biến tài liệu về giáo dục con cái, chia sẻ các kỹ năng mềm, tổ còn tổ chức livestream định kỳ trên Facebook để hội viên trao đổi kinh nghiệm sống, từ đó tăng cường sự gắn kết và học tập lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ.

Chỉ trong 6 tháng, mô hình đã giúp hơn 90% hội viên sử dụng thành thạo ứng dụng Zalo và Facebook để tham gia sinh hoạt. Đặc biệt, có đến 30% hội viên cao tuổi lần đầu tiên sử dụng điện thoại thông minh để gọi video cho con cháu – một bước tiến đầy nhân văn thể hiện tinh thần học hỏi không ngừng và thích ứng linh hoạt trong kỷ nguyên số.

Qua quá trình học hỏi, trải nghiệm và đồng hành cùng nhau, ngày càng nhiều phụ nữ phường nhận ra rằng: ứng dụng công nghệ không chỉ là để tiếp cận cái mới, mà còn là cách thiết thực để giữ gìn hạnh phúc, gắn kết các thành viên trong gia đình. Việc biết gọi video cho con, theo dõi điểm số của cháu qua app, biết tự đăng ký khám bệnh online, hay lập nhóm Zalo họ hàng để giữ liên lạc - chính là những bước tiến nhỏ nhưng giàu ý nghĩa, giúp họ chủ động chăm sóc tổ ấm của mình.

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số” - 2

Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, Hội LHPN phường Giảng Võ đã và đang thí điểm mô hình “Gia đình 5.0”.

Kết nối công nghệ – mở ra cơ hội làm chủ kinh tế gia đình

Không dừng lại ở hoạt động tuyên truyền, Hội LHPN phường Giảng Võ còn chủ động hỗ trợ hội viên nâng cao năng lực kinh tế thông qua các nền tảng công nghệ. Nhiều lớp tập huấn như “Kỹ năng livestream bán hàng cơ bản”, “Chụp ảnh sản phẩm bằng điện thoại thông minh”, “Cách viết bài bán hàng thu hút trên mạng xã hội” đã được tổ chức thường xuyên nhằm giúp chị em tận dụng tối đa cơ hội từ thương mại điện tử. Từ đó chị em có cơ hội tham gia phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ.

Câu chuyện của chị Trần Thị Hạnh – hội viên tổ 18 – là một minh chứng điển hình. Từ một người buôn bán nhỏ lẻ tại chợ với thu nhập bấp bênh, chị Hạnh đã mạnh dạn chuyển sang bán hàng online đặc sản quê hương như mắm tép, nem chua, bánh chưng… Nhờ thành thạo kỹ năng quay video, xây dựng nội dung hấp dẫn và tận dụng livestream để tiếp cận khách hàng, mỗi tháng chị có thể thu về 20–25 triệu đồng, giúp gia đình ổn định tài chính và lo cho con học tập tốt hơn.

Những câu chuyện như của chị Hạnh đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên địa bàn phường, cho thấy hiệu quả rõ rệt từ chính sách “kèm cặp – đào tạo – chuyển giao công nghệ” mà Hội đang thực hiện. Đây chính là cách tiếp cận thực chất, không để ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình phát triển số.

Mô hình “Gia đình 5.0” – từ công nghệ đến giá trị sống

Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, Hội LHPN phường Giảng Võ đã và đang thí điểm mô hình “Gia đình 5.0” tại tổ dân phố 20. Theo đó, mỗi gia đình được hỗ trợ tiếp cận công cụ số như phần mềm quản lý tài chính, lịch điện tử sinh hoạt, ứng dụng chăm sóc sức khỏe và giáo dục số. Bên cạnh đó, các buổi sinh hoạt chuyên đề như “Nuôi dạy con trong thời đại AI” hay “Quản lý thời gian và cảm xúc trong gia đình hiện đại” giúp phụ nữ từng bước nâng cao hiểu biết, đồng thời lan tỏa kỹ năng sống tới cả cộng đồng.

Đây không chỉ là một bước đi chiến lược, mà còn thể hiện tư duy lãnh đạo đổi mới của Hội: Lấy công nghệ làm nền, lấy gia đình làm trung tâm, lấy tiến bộ làm kim chỉ nam cho hành động.

Có thể nói, nếu không có sự định hướng, dẫn dắt và đồng hành sát sao của tổ chức Hội, thì hành trình chuyển đổi số của các hội viên sẽ gặp không ít trở ngại. Hội LHPN phường đã thể hiện vai trò sâu sắc không chỉ là một tổ chức chính trị - xã hội, mà còn là người bạn, người hướng dẫn, người truyền cảm hứng giúp chị em tin vào khả năng thay đổi bản thân.

Từ việc tổ chức các lớp học nhỏ tại tổ dân phố, cử cán bộ Hội kèm cặp từng hội viên cao tuổi để hướng dẫn bật camera, gửi ảnh, tra cứu mã định danh cá nhân…, đến việc xây dựng video hướng dẫn thao tác công nghệ đơn giản bằng tiếng nói địa phương – tất cả cho thấy một tinh thần “không bỏ ai lại phía sau” trong phong trào bình dân học vụ số, một trái tim trách nhiệm và đầy sáng tạo.

Chuyển đổi số quốc gia, phát triển xã hội số và công dân số là những chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước xác định là động lực của phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Trong hành trình đó, phụ nữ – nhất là phụ nữ cơ sở – đóng vai trò quan trọng không chỉ trong gìn giữ giá trị truyền thống mà còn là lực lượng chủ công lan tỏa tri thức mới, mô hình sống mới.

Mang tên gọi mới là phường Giảng Võ, nhưng tinh thần của Hội LHPN phường Thành Công trước đây vẫn nguyên vẹn: Chủ động – sáng tạo – kết nối – lan tỏa, Hội đã xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ hội viên học tập suốt đời, tiếp cận tri thức số, khởi nghiệp thông minh và đồng hành cùng gia đình tiến bộ. Mỗi hội viên là một đại sứ chuyển đổi số tại cơ sở, mỗi tổ phụ nữ là một hạt nhân lan tỏa văn hóa số trong cộng đồng.

Từ những nỗ lực thầm lặng nhưng bền bỉ, phụ nữ phường Giảng Võ đang từng bước làm nên điều kỳ diệu: Kết nối giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và công nghệ, giữa trái tim và lý trí – để từ đó xây dựng một thế hệ phụ nữ Việt Nam hiện đại, một nền tảng gia đình no ấm, hội nhập, bền vững, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới cùng dân tộc.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Đinh Thu Hương

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...