Giận mẹ khi con gái đẻ không chăm, vô tình nghe câu chuyện của nhà chồng tôi òa khóc ân hận

Nắng
Chia sẻ

Sau đấy bà gửi lên cho tôi chục triệu nhưng tôi giận gửi trả lại vì trong hoàn cảnh ấy tôi chỉ cần sự quan tâm, thương yêu của mẹ, không cần tiền.

Tôi lấy chồng đã 2 năm rồi nhưng mới về quê ngoại được 1 lần. Nhà đẻ ở vùng quê xa xôi, nhà chồng tôi ở Hà Nội. Khi tôi lấy chồng thành phố, ai cũng xuýt xoa khen tôi tốt số, chồng hiền lành, đẹp trai có công việc ổn định. Thế nhưng khi về sống chung với nhà chồng, cuộc sống hôn nhân của tôi lại nước mắt vòng quanh, chẳng có lấy một nụ cười hạnh phúc.

Cả gia đình nhà chồng tôi coi thường thông gia quê mùa, không muốn thân thiết. Thậm chí đề phòng con dâu mang tiền về cho mẹ đẻ dưới quê, mẹ chồng tôi bắt con trai phải nộp hết tiền lương bà. Chồng tôi nghe lời mẹ, bà nói gì cũng làm theo, lúc nào cũng dặn vợ:

“Em không được phép cãi lời mẹ nghe chưa. Nếu em và mẹ có mâu thuẫn cãi vã, anh không bênh em đâu”.

Đặc biệt từ sau đám cưới, sau lần lại mặt thì hầu như tôi không được về nhà. Mẹ chồng tôi bảo phụ nữ kết hôn đã thành người nhà chồng, không cần qua lại nhà đẻ nhiều làm gì. Con dâu phải chú tâm vào công việc nhà chồng, ăn cây nào rào cây ấy. Sống trong môi trường mới không có ai đứng về phía mình, tôi thực sự tủi thân, bất lực.

Giận mẹ khi con gái đẻ không chăm, vô tình nghe câu chuyện của nhà chồng tôi òa khóc ân hận - 1

Mẹ chồng tôi bảo phụ nữ kết hôn đã thành người nhà chồng, không cần qua lại nhà đẻ nhiều làm gì. (Ảnh minh họa)

Cưới được 2 năm tôi có bầu mẹ chồng lại càng vin vào việc có thai hạn chế đi lại mà không cho con dâu về ngoại. Có điều lạ ở chỗ, ngày trước bố mẹ tôi thương con gái, hễ tôi đi đâu vắng nhà vài ngày là ông bà nháo nhác gọi điện hoặc tới tận nơi thăm. Thế mà từ ngày tôi lấy chồng, bố mẹ hầu như không gọi điện. Chỉ tôi chủ động gọi thì ông bà nghe không thì thôi. Tôi nhắn mời họ lên nhà chơi cho tôi đỡ nhớ mà ông bà chỉ ừ để đó, chẳng bao giờ lên. Cùng lắm gửi người quen cho tôi mấy đồng dặn mua sắm tẩm bổ.

Rồi gần ngày sinh, biết mẹ chồng chẳng thương yêu, quan tâm gì mình. Chồng lại nghe lời mẹ, sống vô tâm, tôi đành gọi về nhờ mẹ lên chăm mình những ngày trong viện. Vậy nhưng mẹ tôi chỉ ngập ngừng trả lời:

“Ừ. Để mẹ tính. Mẹ không hứa trước được”.

Tới ngày sinh, chờ mãi không thấy mẹ đẻ lên, nửa đêm tôi phải vào viện sinh một mình. Tất cả nhà chồng đều trong chăn ngủ ngon giấc mãi đến sáng mới vào viện đón cháu. Cũng không ai ngó ngàng hỏi xem sức khỏe tôi thế nào.

Xuất viện về, đoán chắc tự bản thân xin mẹ chồng sẽ không đồng ý, tôi gọi nhờ mẹ lên nói chuyện xin thông gia đón con gái về chăm. Bất ngờ mẹ tôi bảo:

“Thôi, nhà mình còn nhiều việc lắm. Giờ đón con đón cháu về mẹ không phục vụ được. Con chịu khó ở cữ bên nhà chồng, làm dâu nhà người ta, không phải cứ thích là đi. Phải tôn trọng gia đình nhà chồng hôn nhân mới yên ấm được”.

Sau đấy bà gửi lên cho tôi chục triệu nhưng tôi giận gửi trả lại vì trong hoàn cảnh ấy tôi chỉ cần sự quan tâm, thương yêu của mẹ, không cần tiền. Đằng này lần nào gọi bà cũng từ chối khiến tôi có cảm giác như bị bỏ rơi. Đã vậy bố mẹ chồng tôi lúc nào cũng lạnh nhạt, bắt bẻ con dâu. Sinh được chục ngày là phải xuống bếp nấu nướng phục vụ cả nhà. Tôi nhờ chồng nói đỡ để vợ được nghỉ ít nhất 1 tháng cữ sau về già cho đỡ khổ. Tuy nhiên anh gắt gỏng quát:

“Đẻ xong rồi chẳng ngồi dậy mà làm. Có chân có tay sao lại đòi ngồi góc giường bắt bố mẹ già phục vụ”.

Tủi thân, tôi chỉ biết khóc. Nghĩ tới nhà đẻ lại càng thêm chán. Ông bà cũng có thương gì con gái mà đòi bố mẹ chồng tôi thương con dâu.

Giận mẹ khi con gái đẻ không chăm, vô tình nghe câu chuyện của nhà chồng tôi òa khóc ân hận - 2

Thấy nhà đẻ không lên thăm con gái, tôi buồn tủi vô cùng. (Ảnh minh họa)

Cho tới hôm ấy tôi xách nước lên tầng 2 lau nhà, bất ngờ nghe thấy mẹ chồng bảo:

“Mẹ vợ con đúng là thứ nhà quê không biết suy nghĩ. Hồi con Linh (tên tôi) chửa, bà ấy đòi lên nhà thăm, mẹ đã không đồng ý, nói tránh là để cho nó nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Rồi hôm nó chuẩn bị đẻ cũng đòi lên viện chăm, mẹ phải bảo nhà mình có nhiều người lo cho nó, ông bà ấy khỏi bận lòng. Thế mà hôm trước vẫn gọi đòi lên thăm cháu ngoại. Chẳng lẽ mẹ lại bảo thẳng nhà mình không muốn đón tiếp mấy người nhà quê ấy. Mẹ vẫn chưa đồng ý, con liệu nghĩ cách để nói khéo cho bố mẹ vợ đừng tới làm phiền nhà mình”.

Lúc ấy tôi mới ứa nước mắt hiểu hóa ra sau lưng mình, nhà chồng luôn đối xử khinh miệt, cấm cản thông gia lên thăm con gái. Vậy mà tôi lại hiểu lầm nghĩ bố mẹ đẻ không yêu thương quan tâm mình. Biết sự thật, tôi đi thẳng vào trong nói rõ với nhà chồng:

“Nếu bố mẹ đã xem thường gia đình nhà con vậy thì con cũng xin phép trả lại cái danh con dâu lại cho bố mẹ tìm người khác phù hợp, tương xứng hơn với nhà mình”.

Nói xong tôi bế luôn con bắt xe về ngoại, dứt khoát ly hôn không tiếc nuối.

Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu?

Bất kể mẹ sinh thường hay sinh mổ, mẹ vẫn nên ưu tiên việc chăm sóc bản thân và em bé hơn làm việc nhà.

Theo đó, mẹ hãy tập trung vào việc kiểm soát những thay đổi của cơ thể sau khi sinh.

Việc giặt giũ và bát đĩa có thể nhờ người thân khác phụ giúp. Mẹ hãy kiên nhẫn với bản thân và dành nhiều thời gian để hồi phục trước khi tập trung vào môi trường xung quanh!

Vậy, bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Trên thực tế, hiếm có bà mẹ nào nóng lòng quay trở lại làm việc sau khi sinh con, đặc biệt là việc nhà. Mọi người đều muốn ở nhà để nghỉ ngơi.

Nếu mẹ cảm thấy sẵn sàng làm việc nhà trở lại, mẹ vẫn cần sự chấp thuận của bác sĩ 3 tuần sau khi sinh thường. Đối với các bà mẹ sinh mổ, có thể bạn sẽ phải đợi 6 tuần.

Điều này giúp bạn có thời gian với em bé và thời gian để điều chỉnh tinh thần và thể chất với tất cả những thay đổi đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Chia sẻ

Nắng

Tin cùng chuyên mục

Con trai lấy vợ, mẹ làm dâu

Con trai lấy vợ, mẹ làm dâu

Lẽ thường, con trai lấy vợ thì mẹ có thêm con dâu, được lên chức mẹ chồng. Ấy vậy nhưng ở nhà bà, từ ngày con trai cưới vợ, bà giống như quay lại thuở đầu làm dâu.

Những nỗi đau từ bạo lực giới

Những nỗi đau từ bạo lực giới

Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang xảy ra không chỉ Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, là nguy cơ tiềm tàng phá vỡ sự ổn định, bền vững của gia đình và trật tự an toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng tới quyền con người.