Bầu 2 tháng thuyết phục mãi nhà trai mới chịu cưới nhưng câu hỏi của em út khiến tôi tuyên bố hủy hôn

Nắng
Chia sẻ

Ông bà cũng khuyên tôi chia tay đi nhưng đúng lúc ấy tôi lại phát hiện có bầu được 2 tháng. Hai đứa thuyết phục mãi bố mẹ chồng mới đồng ý cho cưới.

Ban đầu do kinh tế quá khó khăn nên đẻ tôi xong bố mẹ tính không sinh thêm nữa. Tuy nhiên tới năm mẹ 45 tuổi, do chủ quan đã bước sang gian đoạn tiền mãn kinh nên mẹ bị nhỡ, có bầu lần 2. Mặc dù biết mang thai khi lớn tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con song bố mẹ vẫn quyết định đẻ tiếp để tôi có chị có em cho sau đỡ vất vả.

Ngày ấy mẹ mang bầu lần 2 vất vả lắm. Sức khỏe bà yếu hơn, bị ốm nghén nhiều, mấy tháng đầu còn bị ra máu, dọa sảy. Cũng may khi đó tôi 15 tuổi, có thể vừa giúp mẹ việc nhà, vừa chăm sóc mẹ được. Buồn rằng đến ngày sinh, mẹ bị sản giật, băng huyết rồi mất luôn trên bàn đẻ. Từ đó bố ở vậy một mình nuôi hai chị em tôi.

Tôi còn nhớ như in những ngày tháng hai bố con vật vã chăm thằng út. Nó khát sữa mẹ nên khóc ngằn ngặt tím tái cả người đi, bố phải bế sang nhà cô hàng xóm xin cho em bú nhờ mới nín.

Bầu 2 tháng thuyết phục mãi nhà trai mới chịu cưới nhưng câu hỏi của em út khiến tôi tuyên bố hủy hôn - 1

Ngày sinh, mẹ bị tiền sản giật, băng huyết rồi mất luôn trên bàn đẻ. Từ đó bố ở vậy một mình nuôi hai chị em tôi. (Ảnh minh họa).

Quãng thời gian vất vả cũng qua rồi thằng út đi học mẫu giáo, cứ tưởng 3 bố con sẽ vui vẻ bên nhau như vậy nhưng không. Cách đây 5 năm bố tôi bị tai nạn mất luôn trên đường đến viện, bỏ lại hai chị em bơ vơ côi cút.

Mất bố, không còn chỗ dựa, tôi phải nghỉ học đi làm công nhân, bươn trải vật lộn với cuộc sống để nuôi em. Họ hàng nội ngoại hai bên cũng giúp đỡ phần nào nhưng ai cũng có cuộc sống riêng của mình nên hai chị em tự rau cháo nuôi nhau là chính. Đã vậy emn trai tôi lại yếu đuối, vì thiếu thốn tình cảm của bố mẹ từ nhỏ nên hay tủi thân, động tí là khóc. Hiểu rằng em chịu thiệt thòi hơn người khác nên tôi dành tất cả sự yêu thương, chiều chuộng cho nó.

Năm ngoái tôi gặp và yêu Tuấn. Bố mẹ anh khó tính nên khi biết hai đứa yêu nhau ông bà cấm cản ghê lắm. Mẹ anh còn sang nói thẳng vào mặt ông bà nội tôi:

“Ông bà gọi cháu gái về mà dạy dỗ lại. Không môn đăng hộ đối đừng cố đu bám con trai tôi”.

Ông bà cũng khuyên tôi chia tay đi nhưng đúng lúc ấy tôi lại phát hiện có bầu được 2 tháng. Hai đứa thuyết phục mãi bố mẹ chồng mới đồng ý cho cưới. Tôi định bụng sau khi kết hôn sẽ đón em trai tôi tới ở cùng. Bố mẹ anh cho 2 đứa một căn chung cư, cưới xong ở riêng luôn nên cũng tiện. Ban đầu Tuấn đồng ý. Tuy nhiên, tới sát ngày cưới, biết kế hoạch của tôi với Tuấn, mẹ anh hẹn gặp tôi bảo:

“Chúng tôi nói rõ, chúng tôi cưới dâu chứ không phải cưới cả chị em nhà cô, đừng có đưa thằng em sang đây ăn bám”.

Chẳng còn cách nào, tôi đành đồng ý với bà chấp nhận không đưa em trai theo, để nó lại cho ông bà nội nuôi. Không ngờ em út nghe được cuộc nói chuyện của tôi với mẹ chồng tương lai. Đợi tôi tiễn bà về, nó chạy ra kéo tay khóc:

“Chị ơi, chị đừng bỏ em. Em chỉ có mình chị thôi”.

Bầu 2 tháng thuyết phục mãi nhà trai mới chịu cưới nhưng câu hỏi của em út khiến tôi tuyên bố hủy hôn - 2

Nhà chồng cương quyết không cho tôi đưa em út về nhà chồng chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Câu nói của em trai làm lòng tôi nặng trĩu. Thương em quá, tôi bàn lại với Tuấn. Nào ngờ anh dửng dưng bảo:

“Nhà anh nói quan điểm quá rõ ràng với em rồi mà. Giờ tùy em chọn, 1 là mình cưới thì khỏi nghĩ tới việc mang em trai theo. Hai, nếu em chọn nuôi em trai thì mình khỏi cưới xin gì nữa”.

Sự lạnh lùng của chồng tương lai khiến tôi thất vọng vô cùng. Đồng thời tôi hiểu, bản thân có lấy anh cũng khó hòng yên ấm. Hơn nữa tôi cũng không thể vì hạnh phúc riêng của mình mà không làm tròn trách nhiệm với đứa em 6 tuổi. Vậy là tôi quyết định hủy hôn, chấp nhận làm mẹ đơn thân, một mình vượt cạn và thay bố mẹ nuôi em khôn lớn trưởng thành. Biết tằng chặng đường dài phía trước sẽ vất vả và gian nan, nhưng tôi tin mình sẽ vượt được.

Việc quan trọng nhất của tôi hiện tại là dưỡng thai và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để lần đầu làm mẹ không bị bỡ ngỡ.

Bí quyết vượt cạn khi lần đầu làm mẹ 

Đây là lần đầu bạn làm mẹ và băn khoăn liệu quá trình sinh nở sẽ diễn ra như thế nào, nên chuẩn bị những gì để quá trình này diễn ra suôn sẻ? 

- Đừng đi sinh khi bụng rỗng: Bạn nên ăn một bữa hoàn chỉnh và no đủ. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu dạ dày trống rỗng vì cơ thể cần nhiều năng lượng trong thời gian chuyển dạ đấy. Do đó, hãy tham khảo những thực phẩm nên ăn trước khi lâm bồn nhé.

- Nên tham gia lớp học tiền sản: Việc tham gia các lớp tiền sản hướng dẫn bạn trong quá trình sinh nở sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nhất là khi các bạn mới lần đầu làm mẹ và chưa có kinh nghiệm. Biết trước và chuẩn bị tâm lý sẽ giúp bạn rất nhiều khi lâm bồn.

- Đừng thực hiện gây tê ngoài màng cứng quá sớm: Bạn có thể gây tê ngoài màng cứng để giúp giảm đau khi sinh. Thế nhưng, bạn nên gây tê khi cổ tử cung đã mở khoảng 5 – 6cm, khi quá trình chuyển dạ đang tiến triển. Điều này sẽ an toàn hơn cho cả bạn và em bé.

- Đừng e ngại bày tỏ cảm xúc: Bạn đừng cố tỏ ra mạnh mẽ quá nhé, cảm giác đau đơn khi sinh là không thể tránh khỏi và bạn có quyền giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách khóc, la hét, hay mọi thứ có thể để bản thân dễ chịu hơn. Sau đó, bạn mới cần tinh thần vững vàng hơn để chăm sóc con.

- Bạn nên tìm hiểu về sức khỏe sau sinh: Bạn có thể hỏi bác sĩ về những vấn đề có thể xuất hiện sau sinh như trầm cảm sau sinh, lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Khi hiểu biết nhiều hơn, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ sớm hơn từ mọi người.

- Bạn nên hiểu tình huống của bản thân: Sinh em bé là một trải nghiệm khó quên đối với người mẹ. Một số mẹ sẽ thấy đây là một trải nghiệm tuyệt vời. Một số khác lại thấy kinh khủng vì bạn phải khỏa thân, đau đớn, buồn nôn, thậm chí vệ sinh không sạch sẽ. Thế nhưng, tất cả người mẹ đều phải trải qua những điều này để chào đón thiên thần bé nhỏ ra đời. Nếu yêu con và mong muốn có con, thì hãy dũng cảm đương đầu với những cơn đau. Chuyện rồi cũng sẽ qua, những cơn đau cũng dần sẽ hết.

- Chuẩn bị đồ đi sinh sớm: Điều cuối cùng bạn nên làm là chuẩn bị đồ để đi sinh từ tuần thai 34 để tránh luống cuống và căng thẳng khi cơn chuyển dạ đến. Đơn giản là bạn không thể biết được bé con sẽ chào đời khi nào. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc này, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và bác sĩ. 

Chia sẻ

Nắng

Tin cùng chuyên mục

“Cấm vận” con riêng của chồng

“Cấm vận” con riêng của chồng

Cho rằng con riêng là “cầu nối” giữa chồng mình và vợ cũ nên từ lúc về chung một nhà, Hoài “cấm vận”, không cho con riêng của chồng đi lại, quan hệ hay liên lạc với mẹ nó. Cứ thế, mỗi lần người mẹ muốn thăm con cũng chật vật, gian nan.