Vất vả tuổi già chăm cháu, khi con dâu mang thai đứa thứ 3, tôi vội xách giỏ về quê sống cho an nhàn

Thy Dung
Chia sẻ

Tôi năm nay 65 tuổi, từ khi nghỉ hưu năm thứ hai, tôi đã đến nhà con trai để chăm cháu, hiện tại đã được 5 năm.

Quãng thời gian chăm cháu, dường như vợ chồng con trai tôi đều phó mặc mọi chuyện cho ông bà nội lo từ A đến Z, hoàn toàn không quan tâm đến sức khoẻ và sự vất vả của tôi. Dù sao thì con trai và con dâu cũng cho rằng, con cái là sinh ra cho ông bà, ai bảo chúng tôi cứ suốt ngày thúc giục sinh con, nên chúng nó chỉ cần sinh chứ không cần nuôi.

Mỗi khi thấy con dâu và con trai gửi 2 đứa cháu 1 tuần là y như rằng, ngày hôm sau tôi thấy chúng nó đã đăng hình vi vu du lịch khắp nơi, còn tôi và ông xã chỉ muốn tự tát vào mặt mình, tự trách sao hồi trước cứ luôn miệng thúc giục tụi nó sinh con, giờ thì hay rồi, ba năm liền sinh hai đứa.

Vất vả tuổi già chăm cháu, khi con dâu mang thai đứa thứ 3, tôi vội xách giỏ về quê sống cho an nhàn - 1

Tôi không có nhiều thời gian nghỉ ngơi kể từ khi chăm cháu. (Ảnh minh họa)

Mặc dù tôi và ông xã rất giận con trai và con dâu chỉ lo đẻ mà không lo nuôi, nhưng cũng không còn cách nào, ai bảo hai đứa cháu đáng yêu thế, lại là cháu ruột của mình, khổ mấy mệt mấy cũng chỉ có thể chịu đựng.

Thực ra, lúc đầu chúng tôi cũng chỉ thúc giục sinh con một lần. Dù sao thì con trai cũng đã kết hôn được 3 năm, mà con dâu vẫn chưa mang thai. Chúng tôi sốt ruột, mới nói vài câu, kết quả là con dâu nhớ mãi, cứ nhắc đến chuyện chúng tôi thúc giục sinh con.

Khi con dâu sinh cháu trai, mọi việc không cần lo lắng, cô ấy giao hết cho tôi. Tôi bận rộn cả ngày lẫn đêm, trong 3 năm đầu chăm cháu, tôi đã sút đi 10 cân. Vất vả lắm mới nuôi được cháu trai lớn, thì con dâu lại mang thai đứa thứ hai, nói hai đứa con cách tuổi nhau không xa nên sẽ có bạn chơi cùng.

Về vấn đề này, con dâu tôi đúng kiểu khôn hết phần thiên hạ, con dâu nghĩ đến tình trạng hồi phục sức khỏe của cô ấy, cũng nghĩ đến việc cháu trai cần bạn chơi nhưng lại không nghĩ đến việc vợ chồng tôi phải dành cả tuổi già để có thể chăm hai đứa cháu.

Vất vả tuổi già chăm cháu, khi con dâu mang thai đứa thứ 3, tôi vội xách giỏ về quê sống cho an nhàn - 2

Chăm cháu vài năm, tôi sút hẳn 10kg. (Ảnh minh họa)

Tôi phàn nàn thì con trai lại cho rằng tôi đang trốn tránh trách nhiệm, nói rằng lúc bảo sinh con là mẹ, bây giờ bảo không sinh con cũng là mẹ, rốt cuộc mẹ muốn chúng con làm sao?

Con trai phàn nàn một hồi, khiến tôi lập tức im miệng, chỉ có thể tiếp tục vất vả chăm sóc cháu. Sau khi cháu gái thứ hai ra đời, con trai và con dâu vẫn chỉ lo sinh không lo chăm.

Tôi và ông xã ngày nào cũng “đầu tắt mặt tối”, sau khi đưa cháu trai đi nhà trẻ, lại phải bận rộn chăm cháu gái. Số tiền lương hưu cũng dồn hết vào lo tiền sinh hoạt cho gia đình và hai cháu. Lớp học năng khiếu của cháu trai, sữa bột và tã lót của cháu gái, cũng do chúng tôi trả tiền.

Lâu dần, sức khỏe chúng tôi không chịu nổi, túi tiền cũng dần cạn kiệt. Con trai và con dâu vẫn đi làm mỗi ngày, khi về đến nhà thì nằm dài trên ghế sofa chơi điện thoại.

Tôi khổ không tả xiết, ông xã chỉ có thể an ủi tôi, chờ cháu gái đi học mẫu giáo, chúng ta sẽ về quê dưỡng già, để vợ chồng nó tự chăm con. Dù ước vọng rất xa vời, nhưng ít nhất còn có hy vọng trong vài năm tới.

Tôi bàn với chồng khi nào cháu gái được 2 tuổi thì sẽ gửi đi học mẫu giáo, chúng tôi cũng sắp được giải thoát để về quê hưởng cuộc sống yên bình. Kết quả là con trai lại đến tìm tôi bàn bạc, nói đã suy nghĩ rất lâu, bây giờ nhà nước cũng mở cửa cho sinh con thứ ba nên vợ chồng nó định sinh thêm một đứa nữa, để gia đình thêm đông vui.

Nghe xong, mắt tôi tối sầm lại, con trai và con dâu sinh thêm đứa thứ ba, chẳng phải chúng tôi lại phải tiếp tục ở nhà con trai sao? Nhưng con trai và con dâu đã hứa khi cháu gái đi mẫu giáo sẽ để chúng tôi về mà.

Tôi vội vàng khuyên con trai từ bỏ ý định này, đã có đủ nếp đủ tẻ, không thiếu gì, cũng không có gì phải hối tiếc. Nhưng con trai chỉ nghe qua rồi bỏ ngoài tai, không để tâm.

Cho đến 2 tháng sau, khi đang ăn cơm tối, con dâu hào hứng thông báo rằng đã mang thai đứa thứ ba, còn đưa cho tôi xem tờ giấy siêu âm, nói: "Bố mẹ sắp có thêm một cháu nữa rồi, bất ngờ không?".

Vất vả tuổi già chăm cháu, khi con dâu mang thai đứa thứ 3, tôi vội xách giỏ về quê sống cho an nhàn - 3

Con dâu mang thai lần 3 làm tôi mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Con trai cũng cười tươi rói, nói không ngờ ở tuổi 35 họ vẫn có thể nhanh chóng mang thai, chứng tỏ duyên với đứa bé đã đến.

So với sự hào hứng của con trai và con dâu, tôi và ông xã nhìn đi nhìn vào tờ giấu siêu âm thai kỳ, trong lòng lại thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Đã bảo đừng sinh đứa thứ ba, nhưng con trai và con dâu cứ khăng khăng làm theo ý mình.

Tôi lựa lời khuyên con trai và con dâu nghĩ kỹ trước khi làm, dù sao con dâu cũng đã ở độ sản phụ cao tuổi, lại sinh mổ đứa thứ 3 đứa cách đứa thứ 2 chưa được 2 năm, sẽ có nhiều rủi ro và nguy hiểm. Hơn nữa, nuôi 3 đứa con cùng lúc, áp lực kinh tế quá lớn, các con có nuôi nổi không?

Con trai lại không thèm để ý, nói: "Mẹ, áp lực kinh tế lớn, nhưng ba đứa con cũng là phúc đấy. Hơn nữa, chúng con nuôi không nổi, chẳng phải còn có lương hưu của bố mẹ làm chỗ dựa sao?".

Lời con trai nói khiến chút hy vọng về quê dưỡng già của tôi tan biến. Con dâu muốn sinh con thứ 3, việc chăm sóc sau sinh và nuôi con lại sẽ là vòng lặp đối với đôi vợ chồng già này.

Tôi buồn bã nói với con trai: "Mẹ năm nay 65 tuổi, bố con cũng 67 tuổi rồi, cả hai đều không chịu nổi cảnh chăm cháu hết năm nay sang năm nọ nữa”.

Nghe vậy nhưng con trai và con dâu vẫn kiên quyết sinh con thứ ba, còn an ủi chúng tôi, một đứa là nuôi được, hai đứa nuôi cũng tốt thì ba đứa cũng có thể nuôi được, không có gì không thể. Tôi tức giận mắng con trai: "Con nói nghe hay nhỉ, các con chỉ lo sinh không lo nuôi, ai sinh người đó nuôi, mẹ không có nghĩa vụ”.

Con trai và con dâu quyết sinh con thứ ba, chúng tôi không ngăn được, nhưng cũng không muốn bị họ coi là bảo mẫu miễn phí, mãi mãi bị sai khiến và bòn rút nên đã quyết định về quê sống cho an nhàn.

Có lẽ có người sẽ trách tôi ích kỷ, chỉ lo cho mình không lo cho con cái và cháu chắt, nhưng cuộc đời này, chúng tôi đã đến tuổi này rồi, nếu không sống vì mình một lần, chẳng phải sẽ hối tiếc suốt đời sao?

Sinh mổ gần nhau ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe người mẹ?

Sinh mổ gần nhau, tức là khoảng cách giữa hai lần sinh mổ quá ngắn, có thể gây ra một số nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Các nguy cơ bao gồm:

- Nứt vỡ tử cung: Tử cung có thể không đủ thời gian để lành hoàn toàn sau phẫu thuật đầu tiên, dẫn đến nguy cơ nứt vỡ khi mang thai hoặc trong quá trình sinh nở lần sau.

- Vết sẹo yếu: Khoảng cách quá ngắn có thể khiến vết sẹo trên tử cung yếu hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ sau này.

- Nguy cơ dính ruột: Các ca phẫu thuật lặp lại có thể làm tăng nguy cơ dính ruột và các cơ quan khác trong ổ bụng, dẫn đến đau và các vấn đề tiêu hóa.

- Vấn đề về nhau thai: Có nguy cơ cao hơn về nhau cài răng lược, một tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai cắm sâu vào thành tử cung và không thể tách ra dễ dàng sau khi sinh.

- Biến chứng trong thai kỳ: Phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề như tiền sản giật, sinh non và các biến chứng khác.

- Khó khăn trong việc phẫu thuật: Phẫu thuật lần thứ hai có thể phức tạp hơn do các mô sẹo từ lần mổ trước.

Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên chờ ít nhất 24 - 36 tháng giữa hai lần sinh mổ để giảm thiểu các rủi ro này. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể có thể khác nhau và cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc theo dõi và chăm sóc y tế cẩn thận là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Chia sẻ

Thy Dung

Tin cùng chuyên mục