Muốn hạnh phúc trong cuộc sống, ngừng theo đuổi 8 mục tiêu vô nghĩa này

Nguyễn Hường
Chia sẻ

Sự hài lòng thực sự không đến từ những thành tựu hay của cải bên ngoài mà phát triển khi chúng ta liên kết cuộc sống của mình với những giá trị sâu sắc hơn, nuôi dưỡng những kết nối có ý nghĩa và tìm thấy mục đích vượt ra ngoài những mục tiêu bề nổi.

1. Được thích và được chấp thuận

Bạn còn nhớ cảm giác khẽ khàng nhưng đầy phấn khích khi bài đăng mạng xã hội gần nhất của mình nhận được nhiều tương tác không? Cơn sốt ấy nhanh chóng tan biến và rồi bạn bất giác vài phút lại kiểm tra thông báo, khao khát trải nghiệm một lần nữa.

Tất cả chúng ta đều từng trở thành người tham gia vào thí nghiệm kỳ lạ này, đánh đổi giá trị bản thân thực sự để lấy những trái tim, ngón tay cái và ngôi sao ảo. Những lời vỗ về ảo ấy có thể mang lại cảm giác kết nối, nhưng thành thật mà nói, chúng chỉ đẩy chúng ta xa rời những mối quan hệ đích thực.

Việc phụ thuộc vào sự công nhận từ bên ngoài là một canh bạc đầy rủi ro. Tâm trạng của bạn chao đảo theo từng thông báo, có thể vút lên với lời khen ngợi nhưng sẽ tụt dốc khi xung quanh im lặng hoặc bị chỉ trích.

Nhu cầu được tán dương này không chỉ dừng lại ở thế giới ảo. Bạn có thể nhận ra mình đang chỉnh sửa ý kiến hoặc ngoại hình chỉ để giành lấy sự chấp thuận. Theo thời gian, con người thật của bạn bị chôn vùi dưới lớp vỏ của sự trình diễn.

Một cách hữu hiệu để ngừng việc cần sự chấp thuận của người khác là hãy tự hỏi bản thân: "Tôi có còn làm điều này nếu không ai biết đến không?" Câu trả lời của bạn sẽ nói lên rất nhiều điều về việc bạn thực sự đang sống vì ai.

2. Cái bẫy “chỉ cần thêm một chút tiền”

Muốn hạnh phúc trong cuộc sống, ngừng theo đuổi 8 mục tiêu vô nghĩa này - 1

Đến một lúc nào đó, các cột mốc tài chính của bạn bắt đầu dịch chuyển. Bạn có thể từng nghĩ rằng, khi có được 1 tỷ đồng, bạn sẽ thấy hài lòng nhưng sau đó là 1,5 tỷ rồi 2 tỷ… Khi bạn lấy tiền làm mục tiêu chính, hạnh phúc thường rất khó nắm bắt .

Sức khỏe tài chính rất quan trọng và tiền có thể tăng cường hạnh phúc của chúng ta khi giúp loại bỏ căng thẳng và lo lắng xung quanh việc không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, nếu chạy theo đồng tiền, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái luôn nhắm đến nhiều hơn với niềm tin sai lầm rằng nhiều tiền hơn sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc.

Cái giá phải trả khi theo đuổi mục tiêu giàu có ngày càng tăng là các mối quan hệ phai nhạt, sức khỏe suy yếu và đam mê bị bỏ rơi. Những người thoát khỏi vòng luẩn quẩn này thường nhận ra rằng không có đồng lương nào có thể mua được thứ họ thực sự muốn như: ý nghĩa, sự kết nối, sự an tâm và thời gian cho những điều giản đơn.

3. Mua đồ để gây ấn tượng với người khác

Bạn có từng cảm thấy hưng phấn khi mua một thứ gì đó mới rồi cảm xúc nhanh chóng biến mất, để lại trong bạn là sự trống rỗng và bạn lại tiếp tục nhấp vào nút “mua”.

Chủ nghĩa duy vật bán cho chúng ta ý tưởng rằng sở hữu đồ vật mang lại sự viên mãn. Những thứ như nhãn hiệu thiết kế, xe hơi sang trọng, nhà lớn… được cho là để thể hiện sự thành công của chúng ta. Nhưng nghiên cứu vẫn phát hiện ra rằng những người tập trung vào đồ vật thường cảm thấy lo lắng, chán nản và dễ mất kết nối hơn.

Bạn không thể mua được sự ngưỡng mộ thực sự. Mọi người có thể ghen tị với vật chất bạn có trong một khoảnh khắc nhưng sự tôn trọng thực sự đến từ tính cách, lòng tốt và sự kết nối trung thực.

4. Leo lên nấc thang sự nghiệp chỉ vì danh hiệu

Sự thăng tiến trong sự nghiệp đánh mất đi ánh hào quang khi nó không gắn liền với mục đích thực sự. Việc theo đuổi chức vụ chỉ vì địa vị có thể đưa bạn vào những vai trò không phù hợp với thế mạnh hay giá trị cốt lõi của bạn. Mỗi bước tiến mang theo những kỳ vọng cao hơn, nhưng không phải lúc nào cũng đi kèm với sự thỏa mãn lớn hơn.

Rất nhiều người thành đạt đã chạm đến "công việc mơ ước" của họ và rồi tự hỏi: "Đây là tất cả sao?". Sự hài lòng mà họ hằng mong đợi dường như không xuất hiện vì sự công nhận từ bên ngoài không thể thay thế động lực thực sự.

Công việc chiếm một phần lớn trong cuộc đời mỗi chúng ta. Việc dành những giờ phút ấy chỉ để gây ấn tượng với người khác thay vì sử dụng những kỹ năng và sở thích thực sự của bạn sẽ gây ra những tổn thương sâu sắc.

Trong khi đó, công việc ý nghĩa kết nối bạn với điều gì đó lớn lao hơn. Thiếu đi điều đó, những chức danh mỹ miều và văn phòng cao đẹp chỉ còn là những biểu tượng rỗng tuếch.

5. Mặt nạ cuộc sống hoàn hảo

Mạng xã hội tràn ngập những ngôi nhà tinh tươm, những mối quan hệ hoàn hảo và những thành công dễ dàng. Thực tế thì chúng ta gần như không bao giờ ngăn nắp như vậy ở phía sau hậu trường.

Việc cố gắng duy trì một vẻ ngoài hoàn hảo có thể vắt kiệt sức bất cứ ai. Mỗi một khiếm khuyết nhỏ nhất đều giống như một mối đe dọa, dẫn đến cảm giác lo lắng và sự giám sát bản thân liên tục. Những người cầu toàn tiêu tốn một lượng năng lượng khổng lồ chỉ để cố gắng che giấu sự "không hoàn hảo" của mình.

Tự do đến khi bạn chấp nhận sự không hoàn hảo. Những căn bếp bừa bộn, những thất bại, thậm chí cả những cảm xúc vụng về… tạo không gian cho một cuộc sống chân thực hơn. Buông bỏ chiếc mặt nạ hoàn hảo mang lại cho chúng ta sự giải thoát thực sự và khiến mọi người kết nối sâu sắc hơn với con người thật của bạn.

6. So sánh giá trị bản thân với người khác

Bạn có đang mang theo một chiếc thước đo vô hình bên mình không? Bạn lướt mạng xã hội, âm thầm tính toán xem cuộc sống của mình thế nào so với những người bạn cũ. Mỗi khi ai đó thành công, dường như những thành tựu của riêng bạn lại nhỏ bé đi nhiều phần.

Thói quen so sánh chiếm đoạt góc nhìn của bạn. Bỗng nhiên, ngôi nhà hay mối quan hệ của bạn chỉ còn quan trọng khi so sánh với những khoảnh khắc nổi bật của người khác. Điều đặc biệt tàn nhẫn là sự so sánh cướp đi niềm vui hiện tại của bạn. Thay vì tận hưởng những khoảnh khắc vì chính chúng, bạn lại bắt đầu nghĩ về việc chúng sẽ trông như thế nào trong mắt người khác, hoặc bạn hơn kém người khác ra sao.

Việc tự định nghĩa thành công theo cách riêng của bạn sẽ phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Khi bạn đặt mục tiêu dựa trên những giá trị của chính mình, sự thỏa mãn sẽ trở nên khả thi hơn. Hãy theo dõi sự tiến bộ của bạn so với chính mình trong quá khứ thay vì bất kể ai khác. Điều này sẽ mang lại sự hài lòng bền vững.

7. Xây dựng những mối quan hệ "chiến lược"

Muốn hạnh phúc trong cuộc sống, ngừng theo đuổi 8 mục tiêu vô nghĩa này - 2

Những cuộc trò chuyện bên bàn ăn thường xoay quanh việc ai có thể giúp bạn thăng tiến. Bạn bắt đầu ghi nhớ trong đầu về những gì mỗi người có thể mang lại cho sự nghiệp của bạn hoặc cách họ có thể nâng cao địa vị xã hội của bạn.

Tình bạn bắt đầu mang hương vị của một giao dịch. Bạn tự hỏi: "Họ thích mình, hay chỉ thích những gì mình có thể làm cho họ?".

Những mối quan hệ mang tính lợi dụng tạo ra một nỗi cô đơn kỳ lạ. Ngay cả khi danh bạ đầy ắp, sự thân mật về mặt cảm xúc vẫn tuột khỏi kẽ ngón tay bạn. Bạn luôn phải "diễn", tính toán và lên kế hoạch cho bước đi tiếp theo.

8. Vòng xoáy khoái lạc

Bạn lên kế hoạch cho chuyến phiêu lưu tiếp theo, mua một món đồ mới hoặc đăng ký một trải nghiệm thú vị. Sự phấn khích là thật cho đến khi nó phai nhạt và bạn lại khao khát một cảm giác mạnh mẽ hơn nữa.

Các nhà tâm lý học gọi đây là "sự thích ứng khoái lạc". Về cơ bản, chúng ta nhanh chóng quen với những điều tốt đẹp. Ánh hào quang của kỳ nghỉ tan biến, chiếc xe mới trở nên cũ kỹ và những thành tựu mất đi vẻ sáng bóng trước khi bạn kịp nhận ra.

Việc luôn chạy theo niềm vui trở thành một vòng lặp bực bội. Bạn cần cường độ cao hơn để cảm nhận được cảm giác tương tự, giống như việc tăng dần khả năng chịu đựng.

Những người cố gắng bước ra khỏi vòng xoáy này thường tập trung ít hơn vào việc tiêu thụ và nhiều hơn vào việc sáng tạo, tham gia chủ động thay vì giải trí thụ động. Họ đánh đổi sự kích thích liên tục để lựa chọn những trải nghiệm thực sự có ý nghĩa.

Chia sẻ

Nguyễn Hường

Tin cùng chuyên mục

9 cách đầu tư vào bản thân mang lại hiệu quả cao nhất

9 cách đầu tư vào bản thân mang lại hiệu quả cao nhất

Tài sản giá trị nhất bạn sở hữu không phải là nhà cửa, xe hơi hay tiền bạc mà là chính bạn. Đầu tư vào bản thân mang lại lợi nhuận kép trong suốt cuộc đời bạn, ảnh hưởng đến hạnh phúc, các mối quan hệ và sự ổn định tài chính của bạn.

8 cách đơn giản để sống một cuộc đời hạnh phúc và an vui

8 cách đơn giản để sống một cuộc đời hạnh phúc và an vui

Hạnh phúc không phải đích đến mà là một hành trình. Và giống như mọi hành trình khác, điều quan trọng không nằm ở điểm cuối mà là cách bạn di chuyển. Nghệ thuật hạnh phúc là khả năng tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị, hài lòng với khoảnh khắc hiện tại và lựa chọn sự tích cực ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh.