Cùng phụ nữ dân tộc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

T.MẪN
Chia sẻ

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025” được Hội LHPN Hà Nội chủ trì, triển khai tại 5 huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.

Thời gian qua, Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng tại các địa bàn dự án đang triển khai..

Cụ thể, các cấp Hội Phụ nữ Thành phố đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và 5 huyện tiến hành thành lập 16 tổ/nhóm truyền thông cộng đồng tại các xã DTTS trên địa bàn Thành phố; các tổ truyền thông tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức giới, bình đẳng giới, kiến thức pháp luật, xóa bỏ các tập tục văn hóa lạc hậu, chăm sóc sức khỏe… cho đồng bào DTTS; trang bị cuốn cẩm nang tuyên truyền, tập huấn về bình đẳng giới dành cho đội ngũ giảng viên nguồn của các xã DTTS. Hội LHPN chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia thực hiện Dự án 8 trên địa bàn .

Hàng năm, Hội tổ chức tập huấn kỹ năng vận hành, quản lý và nâng cao năng lực thành viên tổ truyền thông cộng đồng… Nhiều mô hình tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ DTTS, nâng cao kiến thức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có hiệu quả, như mô hình CLB cồng chiêng, CLB “Phụ nữ với pháp luật”, CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”… thu hút đông đảo phụ nữ và  Nhân dân vùng DTTS tham gia.

Cùng phụ nữ dân tộc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” - 1

Phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia Liên hoan tiếng hát phụ nữ huyện Thạch Thất năm 2025.

Hội LHPN Hà Nội tổ chức nhiều Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình” trên trang fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội; cuộc thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em”…; biên soạn và phát hành cuốn sổ tay nhận diện Dự án 8, Sổ tay hướng dẫn đối thoại chính sách; xây dựng Phóng sự “Kết quả bước đầu triển khai Dự án 8 trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội sản xuất 4 phóng sự, 2 trailer, tổ chức 1 tọa đàm tuyên truyền thông điệp phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng chống đối nước và hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố... góp phần tuyên truyền phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích cho trẻ em vùng đồng bào DTTS.

Các cấp Hội đã tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn kiến thức, kỹ năng phân tích giới, lồng ghép giới trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS; tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng; kiến thức kỹ năng làm cha, mẹ, tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khoẻ; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế… cho hội viên, phụ nữ DTTS.

Báo Phụ nữ Thủ đô, cơ quan ngôn luận của Hội LHPN Hà Nội đã đăng tải nhiều bài viết chuyên đề về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm và trong gia đình; kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại tình dục cho phụ nữ và trẻ em; tuyên truyền, vận động người dân xóa các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

5 huyện và 14 xã đồng bào DTTS tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ nữ dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới, đăng tải thông tin về hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới của Thành phố… trên hệ thống cổng thông tin điện tử của huyện, loa truyền thanh của địa phương trên các nhóm zalo, fanpage của Hội và các ngành liên quan…

Chia sẻ

T.MẪN

Tin cùng chuyên mục

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới không chỉ khơi dậy niềm tự hào về quá khứ mà còn là bước đi chiến lược để phụ nữ Thủ đô tự tin khẳng định vị trí của mình, đưa Thủ đô và đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.

Tiếp lửa truyền thống qua câu chuyện lịch sử

Tiếp lửa truyền thống qua câu chuyện lịch sử

Tại Hà Nội, thời gian qua, nhiều hoạt động giáo dục truyền thống, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nói chuyện truyền thống về 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2025 đã được tổ chức, qua đó khơi dậy trong thế hệ trẻ hôm nay lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu...