Từng tuyên bố không nhìn mặt mẹ kế, lúc lên bàn sinh nghe tiếng khóc ngoài cửa của bà tôi ân hận vô cùng

Nắng
Chia sẻ

Mẹ tôi mất khi tôi 9 tuổi. 3 năm sau, bố quyết định đi bước nữa tôi đã tìm đủ mọi cách để phá ngang.

Lúc mẹ kế về sống chung, bà đối với tôi như đứa con dứt ruột mình sinh ra, không ghét bỏ, không kì thị hay ganh ghét. Ngay cả khi bà sinh được con trai, bố tôi cưng chiều cậu quý tử ấy lắm nhưng mẹ thì luôn công bằng giữa 2 chị em tôi.

Có lần em trai mải mê chơi điện tử đã lấy trộm tiền trong túi mẹ rồi đổ tội cho tôi. Bố chưa hỏi rõ ngọn ngành đã đánh tôi một trận nhớ đời. Mẹ kế chạy vào can, ông đánh luôn cả bà. Tôi gạt nước mắt đẩy bà ra rồi hét:

“Bà không phải giả vờ thương tôi”.

Lời nói của tôi như đổ thêm dầu vào lửa, bố lao vào đánh tôi 1 trận nhừ tử nhớ đời. Bắt tôi phải xin lỗi mẹ kế. Uất ức nghĩ bố vì vợ mới mà đối xử ngược đãi con riêng, tôi gạt nước mắt bảo:

“Nếu được thì bố đánh con chết luôn đi. Con không bao giờ xin lỗi bà ấy. Thậm chí cả đời không muốn nhìn mặt bà ấy”.

Mẹ kế vẫn luôn miệng cầu xin bố dừng tay nhưng không được. Bất lực, bà vừa quỳ vừa khóc:

“Anh đánh chết con bé mất. Nếu cứ thế này, em cũng không thể sống nổi cùng anh”.

Lúc ấy bố tôi mới dừng lại, 2 mắt vằn đỏ quát:

“Con hư tại mẹ”.

Từng tuyên bố không nhìn mặt mẹ kế, lúc lên bàn sinh nghe tiếng khóc ngoài cửa của bà tôi ân hận vô cùng - 1

Ảnh minh họa.

Sau đó, bà tự mình điều tra mới phát hiện chính em trai tôi cậy tủ lấy gần 1 triệu của bố mẹ đi chơi game. Lúc đó bà gọi cả nhà ra nói chuyện, phạt em tôi quỳ gối 1 ngày, bắt nhịn ăn. Lúc sau ngang qua phòng bố mẹ, tôi vô tình nghe thấy bà nói với chồng:

“Em đã nói, em không tin con Hương ăn trộm. Giờ anh đã thấy chưa? Khổ thân con bé bị trận đòn oan”.

Uất ức trong tôi càng dâng trào, tôi hận bố đối xử thiếu công bằng với mình, hận mẹ kế cướp mất vị trí của người mẹ đã khuất. Thậm chí nghĩ, cũng vì lấy vợ mới nên bố mới đối xử với mình như thế. Sau lần đó, tôi sống như cái bóng trong nhà, không nói, không cười, không cảm xúc.

Lẽ ra tôi sẽ không lấy chồng sớm như vậy, nhưng vì không muốn sống chung nhà với mẹ kế nên mới yêu được 2 tháng tôi đã nghĩ đến chuyện làm đám cưới.

Nhà chồng tôi không có điều kiện, bố chồng thì rượu chè chửi bới suốt ngày nên cuộc sống bên nhà chồng của tôi cũng vất vả vô cùng.

Cưới được 3 tháng tôi có bầu, mẹ kế biết thường xuyên gửi đồ tẩm bổ lên cho tôi nhưng tôi đều từ chối gửi trả lại. Cho tới khi bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ, không may tôi bị ngã cầu thang, vỡ ối sinh non. Lúc lên bàn mổ đẻ cấp cứu, tôi đau tới lịm đi nhưng bên tai vẫn nghe thấy tiếng khóc của mẹ kế:

“Hương ơi con phải cố lên… Bác sĩ ơi,… bác sĩ nhất định phải cứu được con tôi, cháu tôi… Viện phí hết bao nhiêu chúng tôi cũng đều chấp nhận, miễn là mẹ con con bé bình an”.

May mắn, ca mổ đẻ thành công, thằng bé quấy khóc cả ngày lẫn đêm, chăm con thôi mà tôi sút gần 10kg trong 6 tháng ở cữ. Mẹ kế sang chăm, thấy tôi vất vả nên bà nói chuyện ngỏ ý xin bố mẹ chồng cho tôi về nhà để bà đỡ đần tôi lúc con nhỏ.

Về nhà mình, được mẹ kế đun nước cho tắm, bế con cho tôi ăn, nấu những món tôi thích mà tôi ao ước mong được trở về quá khứ. Đêm, con khóc mẹ quay sang bảo tôi “cứ ngủ đi, để bà bế cháu”. Bà bế cháu ra ngoài để tôi không bị làm phiền. Đó là lần đầu tiên tôi thương mẹ kế, sao trên đời lại có người “dì ghẻ” tốt với con chồng đến vậy.

Khẽ ngồi dậy, tôi ra phòng khách đón con từ tay bà bảo:

“Bà để con trông cháu, bà thức nhiều đêm mệt rồi”.

Bế con vào phòng, tôi cười:

“Cuối cùng mẹ cũng đã xưng con được với bà ngoại rồi”.

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mà giải pháp khắc phục sẽ khác nhau. Chúng tôi chia sẻ đến bạn một số giải pháp như sau:

Thiết lập thói quen ngủ cố định: phụ huynh cần cho trẻ ngủ vào một thời điểm trong ngày, kể cả những ngày cuối tuần. Thời điểm tốt nhất cho trẻ ngủ là từ 7 - 9 giờ tối. Để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn, mẹ có thể hát ru, kể chuyện, đồng thời chú ý giảm ánh sáng phòng ngủ của bé.

Cải thiện không gian ngủ: hãy đảm bảo bé được ngủ trong giông gian yên tĩnh, không gian thoáng mát, nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, chăn, gối của bé phải được giặt, ủi sạch sẽ và có chất liệu mềm mại, dễ chịu.

Chú ý thay tã: trước khi đi ngủ, mẹ cần kiểm tra xem bé có đi vệ sinh hay không để thay ta, tránh mang lại cảm giác bứt rứt, khó chịu cho bé.

Bổ sung canxi và vitamin D: mẹ có thể bổ sung vitamin D từ việc phơi nắng. Tuy nhiên, cần lựa chọn thời gian thích hợp, thời gian tốt nhất cho bé phơi nắng là trước 8 giờ sáng, và chỉ phơi tối đa 30 phút mỗi ngày. Còn về canxi, hãy cho bé bú thường xuyên để bổ sung đủ canxi có trong sữa mẹ.

Chia sẻ

Nắng

Tin cùng chuyên mục