Ở Sài Gòn có tiệm hủ tiếu hơn 60 năm “không ngủ”, công thức chỉ được truyền cho phụ nữ, không ngày nào vắng khách

Thảo Anh
Chia sẻ

Thực khách đi qua con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TP. HCM), lúc nào cũng thấy nồi nước lèo trong một quán hủ tiếu mì luôn đỏ lửa và ngào ngạt hương thơm.

Đó là tiệm hủ tiếu mì gốc Hoa hơn 60 năm qua vẫn sáng đèn và mở cửa 24/24. Vì quá quen thuộc với nhiều người dân Sài Gòn suốt bao thế hệ, nên ai cũng biết đây là tiệm hủ tiếu mì “không bao giờ ngủ”, như lặng lẽ dõi theo mọi khoảnh khắc chuyển mình của thành phố. 

Ở Sài Gòn có tiệm hủ tiếu hơn 60 năm “không ngủ”, công thức chỉ được truyền cho phụ nữ, không ngày nào vắng khách - 1

Tô hủ tiếu thơm ngon khi đêm bụng đói

Không gian của tiệm hủ tiếu mì khá hẹp, chỉ khoảng 20m2 với vài bộ bàn ghế inox loại chân cao được xếp thành hai dãy sát tường. Bên hông nhà là khoảnh nhỏ, đủ kê một cái bàn mà thôi. Thực đơn in dán lên tường cũng rất đơn sơ, bao gồm: Mì xương, mì sườn, hủ tiếu mì, mì thập cẩm, hủ tiếu nam vang, hủ tiếu mì hoành thánh,… bao năm nay vẫn vậy. 

Ở Sài Gòn có tiệm hủ tiếu hơn 60 năm “không ngủ”, công thức chỉ được truyền cho phụ nữ, không ngày nào vắng khách - 2

Xe hủ tiếu mì bao năm giữ Sài Gòn

Khoảng 10h đêm cho đến gần sáng là lúc tiệm hủ tiếu mì đông khách nhất. Các thành viên trong gia đình chủ quán làm việc luôn tay, người trụng mì, người thái thịt, người lấy gia vị, người bê ra cho khách. Đây là tiệm mì có thể phục vụ khách mọi thời gian và không ngày nào vắng khách. 

Khách tới quán giờ khuya hầu hết là khách quen, có tài xế taxi, tài xế xe tải, người phục vụ quán bar, rồi các bạn trẻ đi chơi khuya, thi thoảng còn có nghệ sĩ nổi tiếng đi diễn về muộn cũng ghé ăn một tô mì cho ấm bụng. Tất cả đều đã quen với thứ âm thanh đặc biệt tại tiệm hủ tiếu mì “không ngủ” này.

Năm 1960, tiệm hủ tiếu mì có mặt tại tuyến phố Xô Viết Nghệ Tĩnh. Bà Phan Thị Muội và ông Lạc Tô là chủ tiệm đầu tiên. Đến nay, tiệm đã có 3 thế hệ cùng mưu sinh và chủ tiệm là anh Lạc Vĩnh Châm, cháu đích tôn của ông bà hiện là người đang nối nghề. Có một điều đặc biệt là công thức nêm nếm nước lèo trong gia đình anh Châm chỉ được truyền cho người phụ nữ. Hiện tại, mẹ của anh vẫn đang nắm giữ công thức bí truyền này. 

Ở Sài Gòn có tiệm hủ tiếu hơn 60 năm “không ngủ”, công thức chỉ được truyền cho phụ nữ, không ngày nào vắng khách - 3

Tất cả các nguyên liệu đều được làm thủ công

Bí quyết làm nên độ hấp dẫn không thể chê vào đâu được đó chính là sợi mì nhà làm. Sợi mì chủ yếu chỉ có ủ bột và đánh bột, trộn bột cho nó mạnh tay, cho nó tạo độ dai, độ giòn tự nhiên chứ không sử dụng chất phụ gia khác. Trong mì thì chỉ có bột mì và chủ yếu là trứng thôi, chứ không có sử dụng bột màu. 

Xương sẽ được hầm vào khoảng từ 3h-4h sáng trong thời gian 6 tiếng. Lúc hầm, lửa phải giữ nhỏ liu riu để xương mềm và có độ ngọt. Sau đó, xương được vớt ra ngâm vào nước lèo đã pha chế cho ngấm gia vị rồi để nguội.

Ở Sài Gòn có tiệm hủ tiếu hơn 60 năm “không ngủ”, công thức chỉ được truyền cho phụ nữ, không ngày nào vắng khách - 4

Ở Sài Gòn có tiệm hủ tiếu hơn 60 năm “không ngủ”, công thức chỉ được truyền cho phụ nữ, không ngày nào vắng khách - 5

Khi có khách gọi món, nếu là mì khô thì chủ quán sẽ cho hai vắt mì rồi trụng qua nước sôi cho mềm. Sợi mì chín sẽ được cho vào tô, thêm ít xà lách, lá hẹ, giá trụng, thịt, tôm và trứng cút vào, rắc thêm ít tiêu, hành phi và tóp mỡ chiên giòn đem ra cho khách kèm một chén nước lèo nóng hổi.

Đổi lại, nếu là mì nước thì sau các bước sắp xếp nguyên liệu, anh Châm sẽ múc một vá nước lèo đầy cho thẳng vào tô rồi phục vụ thực khách. Đặc quyền của thực khách khi ăn hủ tiếu mì tại đây là được thưởng thức sợi mì không chất bảo quản, một chút cay của ớt sa tế, chút mằn mặn, chua chua của xì dầu và giấm đỏ.

Đã hơn 60 năm nay, tiệm hủ tiếu mì gốc Hoa giữa phố phường Sài Gòn vẫn tấp nập khách ở mọi khung giờ, Có người gọi đó là “Tiệm mỳ không cửa”, người thì gọi là “Tiệm mỳ không đóng bao giờ”,… Quả thực, chiếc cửa sắt của nhà anh Châm mỗi năm chỉ đóng một lần, vào mấy ngày Tết khi cả nhà sum vầy đón lễ. 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Những giải pháp từ gốc

Những giải pháp từ gốc

Việc tội phạm hình sự có xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ người phạm tội dưới 18 tuổi ngày càng tăng cho thấy mặt trái của cơ chế thị trường, sự suy giảm mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình và các giá trị đạo đức xã hội. Do đó, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cần có chính sách pháp luật riêng, nhất là các giải pháp phòng ngừa, giáo dục.

Tờ giấy vay nợ

Tờ giấy vay nợ

Vợ chồng ông Chính có 3 mặt con. Chuyên là con trai lớn, năm nay gần 30 tuổi, vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ ở nước ngoài. Sau khi về nước, cậu vào Nam và cần bố mẹ hỗ trợ vốn để khởi nghiệp.

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc “lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.

Báo động tội phạm “trẻ hóa”

Báo động tội phạm “trẻ hóa”

Tình trạng tội phạm trẻ hóa đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, đáng lo ngại là các vụ phạm tội nghiêm trọng liên quan đến thanh thiếu niên. Đây là vấn đề cần được quan tâm, bởi nó không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến cá nhân người phạm tội, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến gia đình và cộng đồng xung quanh.

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Nữ cựu chiến binh Trần Thị Kim Dung, chi hội trưởng Cựu chiến binh Tổ dân phố Kim Bài - thị trấn Kim Bài là một trong những tấm gương sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc sống, bà là tấm gương bình dị, luôn tận tâm, trách nhiệm, vì công việc chung, vì cộng đồng. Trong gia đình, bà là người mẹ hiền, người vợ...