"Lộc trời" mọc từ trên đá có tên gọi độc lạ, xưa không ai thèm ăn giờ thành đặc sản vô cùng thơm ngon trong nhà hàng

H.A
Chia sẻ

Mấy năm gần đây chúng trở thành đặc sản nổi tiếng, có thể chế biến thành nhiều món ngon. 

Dún đá

Dún đá là mầm rêu mọc từ những tảng đá vôi trắng đặc trưng của vùng đất Ninh Bình, được hình thành bởi nước mưa đọng lại. 

Những người dân ở Ninh Bình kể lại rằng, trước đây cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn, người dân kéo cả đoàn lên núi lấy dúi đá. Chúng có hình dạng giống tai nấm mèo nhưng trong suốt như thạch, mùi hơi tanh của rêu và sờ vào mát lạnh. Không phải núi nào cũng có dún mà chỉ những dãy núi đá tai mèo, ít cây, có nhiều nắng nhưng phải có đủ ngóc ngách để nước đọng lại thì dúi đá mới phát triển. 

Tại Ninh Bình, những nơi như khu vực núi Nghẽn, núi Cầu Đen (gần chùa Bái Đính bây giờ); núi Dếnh, núi Dược (khu vực cầu Gián Khẩu) là nơi có nhiều dún đá nhất. Cứ sau mỗi cơn mưa là hình thành dúi đá, lúc đó bà con đi khai thác rồi bán nhiều tại các chợ quê vùng Hoa Lư. 

"Lộc trời" mọc từ trên đá có tên gọi độc lạ, xưa không ai thèm ăn giờ thành đặc sản vô cùng thơm ngon trong nhà hàng - 1

Dún đá sau khi mang về nhà sẽ được ngâm nước gạo, đãi, rửa cẩn thận cho sạch hết bụi bẩn, cho lên rá đồ hoặc cho vào nồi luộc. Khi dún đá chuyển từ màu xanh sang màu vàng là chín, ăn được. Xưa các cụ thường chế biến đơn giản, luộc chấm mắm hoặc ăn chung với riêu cua. Giờ đây, dún đá được biến tấu thành nhiều món ăn lạ miệng hơn như xào, nộm, canh, riêu cua, salad, thậm chí là muối chua, phơi khô như rong biển...

Ngày nay, dún đá đã trở thành món đặc sản của Ninh Bình, nổi tiếng khắp nơi nhờ sự độc lạ nhưng không phải ai cũng có cơ hội ăn thử.

"Lộc trời" mọc từ trên đá có tên gọi độc lạ, xưa không ai thèm ăn giờ thành đặc sản vô cùng thơm ngon trong nhà hàng - 2

"Lộc trời" mọc từ trên đá có tên gọi độc lạ, xưa không ai thèm ăn giờ thành đặc sản vô cùng thơm ngon trong nhà hàng - 3

Anh Biên (sống tại Ninh Bình, làm nghề hái dún đá) cho biết: Còn rất ít người còn làm công việc đi hái dún đá và vì thế mà món ăn này trở nên khan hiếm, đồng thời khá đắt đỏ. Theo lời của anh Biên, nếu tranh thủ đi hái dún đá thì khi về đến nhà, đã có người đến hỏi mua. Giá mà họ đưa ra thường là 30 nghìn đồng/kg dún tươi hoặc 100 nghìn đồng/kg dún khô. Dún đá được các nhà hàng mua về và chế biến thành nhiều món đặc sản, khi lên mâm có giá tới hàng vài trăm ngàn đồng. 

Rong mứt

Ở Đà Nẵng và Quãng Ngãi có một loại rong biển rất lạ, được người dân nơi đây ưu ái gọi nó là "lộc của biển", đó là rong mứt. Đây là một loại rong biển, mọc bám trên các gành đá ven bờ biển, chỉ xuất hiện vào các tháng 10-12 âm lịch. Không phải trồng, không phải chăm sóc nhưng rong mứt lại mang về nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ở miền biển. 

"Lộc trời" mọc từ trên đá có tên gọi độc lạ, xưa không ai thèm ăn giờ thành đặc sản vô cùng thơm ngon trong nhà hàng - 4

Thời gian sinh trưởng của rong mứt cũng rất nhanh, thu hoạch xong nghỉ hai ba hôm là có thể thu hoạch tiếp. Sau mỗi cơn mưa lớn, rong mứt bắt đầu mọc lên tua tủa khắp trên các vách đá. Rong mọc ở xa sạch và nhiều hơn rong mọc gần bờ nên nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm, khó khăn để ra xa bờ hái mứt. Nếu lội ra xa, mỗi ngày bà hái được khoảng 2kg mứt. Mỗi kg rong tươi bán với giá từ 250.000-300.000 đồng, nên thu nhập của một buổi đi hái rong mứt là 500.000-600.0000 đồng/ngày.

Cách chế biến các món ăn từ rong mứt ở Nam Ô cũng rất đơn giản nhưng được nhận xét là thơm, ngon hơn nhiều so với những vùng khác. Rong mứt có thể dùng để nấu nhiều món ngon nhưng nổi tiếng nhất vẫn là canh rong mứt nấu tôm, đậu hũ, thịt bò bằm, thịt heo bằm, nấm,.... Rong mứt khô chuẩn bị sẵn, phi hành thơm xào sơ tôm, thịt bằm, đậu hũ, nấm… rồi thêm nước sôi. Đợi đến khi nước sôi già thì tắt bếp, bỏ rong mứt khô vào đợi 30 giây là rong mứt đã nở ra. Lúc này chỉ cần thêm hành ngò, tiêu, nêm nếm gia vị là đã có một chén canh rong mứt “đúng chuẩn” vị Nam Ô.

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

Đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc ở Thủ đô

Những khởi sắc của vùng Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi Thủ đô trước hết đến từ quyết tâm đầu tư xứng tầm cho công tác dân tộc của Lãnh đạo Thành phố. Những năm qua, Thành phố đã quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bào DTTS và miền núi. Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến đầu tư trên 2.144 tỷ đồng để thực...

Ly hôn thì có được chia đôi toàn bộ tài sản không?

Ly hôn thì có được chia đôi toàn bộ tài sản không?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Về tài sản chung chúng tôi có một căn hộ giá trị gần 4 tỷ được mua từ tiền chung của hai vợ chồng, tiền vay mượn cha mẹ, họ hàng và  600 triệu đồng của chồng tôi có được do bán chiếc ôtô của anh ấy đứng tên (tài sản trước hôn nhân). Chúng tôi đang tiến hành thủ tục bán nhà trước khi ly hôn. Chồng tôi yêu cầu tiền bán nhà...

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Hôm vừa rồi, tiệm bánh của chị Hòa có cô bé đến mua bánh. Thấy chị đeo tạp dề, gắp bánh, xếp vào hộp cứ thoăn thoắt, bánh lại đẹp mê li, cô bé xuýt xoa, “em cũng muốn có tiệm bánh giống chị”. Mẹ chị Hòa đang phụ con gái mới quay qua bảo: “Ngày xưa, nó thấy bố mẹ không bao giờ mua bánh cho, nên bây giờ bỏ cả cái bằng thạc sỹ để làm bánh đấy cháu ạ!”.

Hôm nay mẹ... xuống tóc

Hôm nay mẹ... xuống tóc

Tối đến, như thường lệ mẹ lại gọi điện cho Mai. Điện thoại đổ chuông réo rắt bên tai, nhưng Mai cố tình không nghe. Mai chẳng biết phải trả lời mẹ thế nào. Rồi cô sợ nhỡ ra mình lại khóc.