Có lễ hội kén rể độc đáo ở Hà Nội, liên quan đến mỹ nhân một lòng theo Hai Bà Trưng xông pha trận mạc

Tấn Phước
Chia sẻ

Vào tháng 2 âm lịch hằng năm, ngôi làng nhỏ ngoại thành Hà Nội lại nhộn nhịp với lễ hội có truyền thống hơn nghìn năm, liên quan đến câu chuyện người con gái tên Lê Hoa, từng sẵn sàng theo Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc phương Bắc.

Cứ đến ngày 2/2 Âm lịch, người dân làng Đường Yên (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) lại nô nức đi xem lễ hội kén rể với nhiều nghi thức và trò chơi dân gian độc đáo nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa. 

Bắt nguồn từ câu chuyện về nữ tướng Lê Hoa, hay còn gọi là Ả Lự. Bà sống trong thời kỳ Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, Lê Hoa khi ấy mới 18 tuổi, đã từ chối hôn nhân để dấn thân xông pha trận mạc. Với tài năng xuất chúng, bà trở thành nữ tướng đắc lực của Hai Bà Trưng, được phong là Nữ sử anh phong, thậm chí có tài liệu ghi lại bà là nữ tướng mưu thần, góp công lớn trong việc giúp Hai Bà Trưng nắm bắt tình hình địch và bày binh bố trận, đánh tan quân Tô Định.

Có lễ hội kén rể độc đáo ở Hà Nội, liên quan đến mỹ nhân một lòng theo Hai Bà Trưng xông pha trận mạc - 1

Đến tháng 2 âm lịch, làng Đường Yên lại nhộn nhịp với lễ hội kén rể.

Sau đại thắng, Hai Bà Trưng lên ngôi vua, giành lại 65 thành trì từ tay giặc. Tướng Lê Hoa được tin tưởng giao trọng trách làm tri huyện huyện Đông Ngàn, đóng bản doanh tại làng Đường Yên. Tại đây, sau khi đất nước thái bình, để làm tròn bổn phận của người con gái là lấy chồng, lập dựng gia đình, bà đã tổ chức hội kén rể. 

Lễ kén rể được chia làm hai phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính là đám rước trọng thể đưa thành hoàng làng từ đền về đình tế lễ. Phần hai gồm nhiều trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm giá trị truyền thống văn hóa Việt. 

Có lễ hội kén rể độc đáo ở Hà Nội, liên quan đến mỹ nhân một lòng theo Hai Bà Trưng xông pha trận mạc - 2

Lễ hội kén rể ở Hà Nội là để tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng Lê Hoa từng theo Hai Bà Trưng ra trận.

Phần lễ chính là đám rước trọng thể đưa thần hoàng làng từ đền về đình tế lễ. Sau khi tế lễ trong đình, phần hội được diễn ra. Đầu tiên, màn múa cờ thần tái hiện cảnh bà Lê Hoa đánh giặc, màn múa bỏ mo cau của nữ tướng Lê Hoa. Màn múa tái hiện cảnh nữ tướng Lê Hoa dùng mo cau làm áo giáp tham gia đánh giặc. Tiếp đến, là tổ chức gồm nhiều trò chơi dân gian vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện.

Có lễ hội kén rể độc đáo ở Hà Nội, liên quan đến mỹ nhân một lòng theo Hai Bà Trưng xông pha trận mạc - 3

Theo hương ước làng, việc chọn người tham gia được chuẩn bị kỹ lưỡng. Người đóng vai mẹ của nữ tướng Lê Hoa phải là người đẹp song toàn, gia đình ổn định và người đóng vai nữ tướng Lê Hoa và 2 chàng rể phải là trai thanh gái lịch, chưa có gia đình.

Ở phần thi kén rể, hai mẹ con nữ tướng quan sát hai chàng rể chơi trò chơi để thử tài. Tiếng trống sẽ trở thành công cụ để điều khiển cuộc thi. Khi tiếng trống vang trời, đồng nghĩa các chàng thanh niên bắt đầu cuộc thi của chính mình. 

Xưa kia, làng Đường Yên được chia làm 2 phe: Phe Bắc và phe Hậu. Mỗi phe sẽ cử ra 1 chàng trai đại diện để thi đấu. Các chàng trai phải trải qua các phần thi: Thi cày, thi câu ếch, bắt chạch trong chum và thi chõng chó (chọc cho chó sủa). Ban giám khảo cuộc thi Kén rể là 5 bậc cao niên được làng cử ra, cho điểm các phe bằng thẻ.

Có lễ hội kén rể độc đáo ở Hà Nội, liên quan đến mỹ nhân một lòng theo Hai Bà Trưng xông pha trận mạc - 4

Các chàng trai đến kén rể phải trải qua 3 phần thi: Thi cày, câu ếch, bắt chạch trong chum... để ban giám khảo chấm điểm.

Ở mỗi phần thi đều công bố người thắng cuộc. Kết thúc cuộc thi, Ban giám khảo công bố người thắng cuộc Kén rể. Tại đây, ai được nhiều thẻ sẽ được Mẫu bà ban thưởng và chọn làm rể. Đôi trai gái sẽ làm lễ bái tổ, dân làng tổ chức múa hát chúc mừng đôi trai gái. 

Sau 3 phần thi, Ban giám khảo sẽ chấm cho điểm bằng thẻ. Kết thúc mỗi cuộc thi, Ban giám khảo tuyên bố ai giành phần thắng, sau đó cộng thêm điểm thẻ để chọn ra người chiến thắng.

Có lễ hội kén rể độc đáo ở Hà Nội, liên quan đến mỹ nhân một lòng theo Hai Bà Trưng xông pha trận mạc - 5

Đôi nam nữ được kết duyên sau lễ hội sẽ có thể tìm hiểu, nếu phù hợp có thể tiến đến hôn nhân, về chung một nhà.

Có từ nghìn năm nay, lễ hội kén rể ở thôn Đường Yên được người dân địa phương tổ chức với nhiều nghi thức, trò chơi dân gian độc đáo nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa. Đây đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương, là dịp để người dân trong làng quây quần, ôn lại lịch sử, cùng cười nói vui vẻ dõi theo những hoạt động mang đậm nét văn hóa. Hơn hết, thông qua lễ hội sẽ giúp cho các thế gắn kết với nhau và đặc biệt để thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống dân tộc.

Chia sẻ

Tấn Phước

Tin cùng chuyên mục

Phim điện ảnh lịch sử Việt Nam: Khởi sắc và kỳ vọng

Phim điện ảnh lịch sử Việt Nam: Khởi sắc và kỳ vọng

Sau một thời gian dài khá trầm lắng, phim điện ảnh lịch sử Việt Nam đang có những khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Thành công của "Địa đạo" và nối tiếp là những dự án mới được công bố như "Hộ linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh", "Huyền tình Dạ Trạch"… hé mở tham vọng của những nhà làm phim kể chuyện bằng ngôn ngữ và góc nhìn mới để những câu chuyện lịch sử Việt không...

Cô gái gốc Việt quảng bá cà phê Việt Nam tại Mỹ

Cô gái gốc Việt quảng bá cà phê Việt Nam tại Mỹ

Sahra Nguyễn - cô gái người Mỹ gốc Việt, không chỉ là nữ doanh nhân thành công trong lĩnh vực cà phê, mà còn là người kể chuyện tài ba, là cầu nối văn hóa đã đưa hạt cà phê Robusta Việt Nam đến với thị trường Mỹ. Câu chuyện của cô là hành trình khám phá, kết nối và tôn vinh cội nguồn.

Hiệu quả từ mô hình phòng chống bạo lực gia đình

Hiệu quả từ mô hình phòng chống bạo lực gia đình

Trong những năm qua, trên địa bàn phường Việt Hưng, quận Long Biên không xảy ra các vụ việc nổi cộm liên quan bạo lực gia đình. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá, dân số cơ học tăng nhanh, nhiều hộ dân từ nơi khác đến sinh sống trên địa bàn nên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ về bạo lực trong gia đình. Hội LHPN phường đã tham mưu UBND, xây dựng kế hoạch, triển khai tuyên truyền tới các...

Tự hào bản lĩnh, trí tuệ của phụ nữ Thủ đô

Tự hào bản lĩnh, trí tuệ của phụ nữ Thủ đô

Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử để vươn lên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng và không thể thay thế của phụ nữ Thủ đô – những người đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần vào sự phát triển bền vững và hiện...

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM

Mới đây, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) - United Way Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện truyền thông STEMherVN: “Nữ giới trong STEM - Sáng tạo không kém” nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy nỗ lực xóa bỏ rào cản giới cản trở nữ giới trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM).