Hôn nhân thực chất rất mong manh. Đôi khi không phải vì hết yêu mà là vì yêu sai cách.
Trong hôn nhân, điều khiến người ta tiếc nuối nhất không phải là chọn nhầm người, mà là hai người từng yêu nhau sâu đậm, cuối cùng lại dần trở nên xa lạ.
Nhiều người chia sẻ: “Tôi biết hôn nhân cần vun đắp, tôi cũng đã cố gắng rất nhiều. Nhưng sao càng sống, lòng càng mệt mỏi?”
Nếu bạn cũng từng có cảm giác ấy, có lẽ không phải do bạn chưa nỗ lực, mà là cách bạn nỗ lực chưa thật sự đúng. Có câu nói thế này: “Làm sai cách, mọi công sức đều trở nên vô nghĩa”.
Vậy trong hôn nhân, có những điều gì nên “làm ít lại” để cuộc sống vợ chồng được ngọt ngào hơn, hôn nhân bền vững hơn?
Một trong những sai lầm phổ biến khiến hôn nhân dần rạn nứt, đó là việc thường xuyên nhắc lại chuyện cũ. Có người đến nay vẫn còn oán trách chuyện cách đây hàng chục năm, như lúc sinh con, chồng không quan tâm đủ nhiều.
Việc “lật lại sổ nợ” dần dần sẽ trở thành một thói quen độc hại. Không chỉ chuyện cũ xa xưa, mà cả những va chạm ngày hôm qua cũng bị khơi lại. Những câu như: “Lần trước anh làm vỡ cái bát, lần này định đập cái gì nữa?” chẳng khác gì lời buộc tội.
Thật ra, khi bạn nhắc lại những điều tiêu cực, bạn đang khiến đối phương cảm thấy mình mãi mãi không đủ tốt. Sự chỉ trích liên tục chỉ làm họ chán nản, phản kháng hoặc im lặng rút lui.
Thay vì nói: “Anh từng thế này...”, hãy chuyển thành: “Em mong lần này anh có thể...”. Cách giao tiếp hiện tại sẽ mang lại kết quả tích cực hơn nhiều việc đào xới quá khứ.
Rất nhiều phụ nữ cảm thấy mình “gánh cả thế giới” trong hôn nhân, từ việc nhà đến chăm con, tất cả đều một tay lo liệu. Thế nhưng, họ vẫn không được ghi nhận.
Hãy thử nhìn hôn nhân như một ván bài. Người ngồi chơi mới hiểu rõ ván bài căng thẳng thế nào, còn người đứng ngoài chỉ biết chỉ trích hoặc phán xét. Nếu bạn luôn tự gánh hết, thì bạn đang biến chồng thành... khán giả.
Một người vợ biết nhờ chồng giúp đỡ, dù chỉ là bóc hành hay trông con vài phút, dần dần sẽ khiến người đàn ông cảm thấy mình có vai trò. Và khi họ tham gia, họ sẽ thấu hiểu.
Cho nên, thay vì gồng gánh tất cả, hãy tập chia sẻ. Đôi khi chỉ cần một câu nói nhẹ nhàng: “Anh giúp em việc này nhé”, cũng đủ thay đổi không khí gia đình.
So sánh là một cái bẫy phổ biến trong hôn nhân. “Chồng bạn thân vừa được tăng lương, còn anh thì bao năm vẫn vậy” hay “Vợ của bạn anh sinh 2 đứa con rồi vẫn đẹp, còn em mới một đứa đã tã rồi”, những câu nói như thế tưởng là góp ý, nhưng thực ra là nhát dao làm tổn thương.
Người bị so sánh sẽ cảm thấy mình vô dụng, không được công nhận. Họ sẽ phản ứng: “Anh/em như vậy đó, không chịu được thì đi tìm người khác!”
Bạn có muốn mỗi ngày bị nửa kia đem ra so sánh với những người khác? Nếu không, thì hãy thử thay đổi cách nhìn.
Thay vì nhìn vào thứ mình không có, hãy trân trọng điều đang hiện diện. Ví dụ: “Chồng bạn thân hay đi bài bạc, còn anh thì rất biết tiết chế. Em thấy mình vẫn may mắn”.
So sánh theo hướng tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy biết ơn hơn là ganh tị, và từ đó, hạnh phúc cũng tự nhiên hơn.
Kết lại, hôn nhân lâu bền không cần quá nhiều, chỉ cần “làm đúng và làm ít lại”.
Hôn nhân thực chất rất mong manh. Đôi khi không phải vì hết yêu mà là vì yêu sai cách. Vì thế, hãy nhớ 3 điều gồm ít nhắc lại chuyện cũ, thay vào đó là hướng về hiện tại; Ít ôm hết mọi việc, biết cách để người kia cùng đồng hành; Ít so sánh, và học cách nhìn ra những điểm tốt ở người bạn đời.
Nếu bạn đang cảm thấy mình hy sinh nhiều mà không được thấu hiểu, hãy bắt đầu từ hôm nay, bớt làm một chút, suy nghĩ nhẹ nhàng hơn một chút, và cho hôn nhân một cơ hội để dễ thở hơn.
Xem thêm: Nếu đàn ông chủ động cho bạn chạm vào 3 điểm “nhạy cảm này”, chứng tỏ anh ta yêu bạn rất nhiều