Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

ThS. Phan Kim Dung Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Chia sẻ

Với những người đang dùng thuốc điều trị, việc uống thuốc cũng giống như thức ăn, đều được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột non. Chất dinh dưỡng trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến thuốc như thay đổi quá trình hấp thụ hoặc chuyển hóa của thuốc, có thể khiến thuốc người bệnh đang dùng có tác dụng nhanh hơn, chậm hơn hoặc thậm chí làm bất hoạt tác dụng của thuốc.

Các loại quả có múi như cam, chanh: Là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời cải thiện làn da và làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, nhóm trái cây có múi còn chứa nhiều vitamin khác và khoáng chất khác như vitamin A, B, phốt pho, magiê, đồng, và nguồn chất xơ dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, thành phần axit citric và các hợp chất flavo trong quả có múi có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc kháng sinh nếu ăn uống chung, hoặc làm kích ứng khó chịu ở dạ dày.

Quả bưởi: Trong bưởi có rất nhiều vitamin C, kali. Tuy nhiên, một số thành phần trong quả bưởi lại chứa những chất hóa học, khi kết hợp với các thành phần trong 1 số nhóm thuốc lại làm bất hoạt các tác dụng của thuốc, thậm chí gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, cơ.

Có thể kể đến nhóm thuốc điều trị ung thư (imatinib, nilotinib, sunitinib, nhóm etoposide, đặc biệt là các nhóm thuốc điều trị bệnh máu ác tính); thuốc trị cao huyết áp, tim mạch; nhóm thuốc statin điều trị rối loạn mỡ máu và giảm các nguy cơ tim mạch do cholesterol cao gây ra; thuốc fexofenadine chữa dị ứng, kháng sinh…

Người bệnh không nên ăn hoặc uống các loại nước ép từ bưởi cùng nhau hoặc ngay sau khi uống thuốc; nên dùng cách xa, trước hoặc sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ. Với các nhóm thuốc điều trị ung thư nên hạn chế dùng bưởi hay nước ép bưởi.

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị - 1

Ảnh minh họa

Nước trà xanh: Trà xanh được coi là thực phẩm an toàn có công dụng hỗ trợ tim mạch, giảm cân, chống oxy hóa… Tuy nhiên trong trà xanh có một số chất như EGCG, polyphenol có thể tương tác với các thành phần trong một số nhóm thuốc.

Chẳng hạn nếu uống trà xanh cùng với Acetaminophen (thuốc giảm đau hạ sốt) có nguy cơ tăng độc tính ở gan. Trà xanh cũng có thể ức chế tác dụng điều trị nhóm thuốc chứa các chất ức chế proteasome (Bortezomib, Carfilzomib, Ixazomib) - được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, đặc biệt là đa u tủy xương và một số bệnh lý ung thư hệ bạch huyết. Nintedanib – thuốc điều trị xơ phổi, việc sử dụng đồng thời trà xanh sẽ làm giảm 21% tác dụng sinh học của nintedanib.

Các chế phẩm từ sữa, phô mai: Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai… có nhiều canxi. Nó có thể liên kết với sắt tạo thành các phức hợp không hòa tan, ảnh hưởng đến khả dụng hấp thu của một số nhóm thuốc kháng sinh như: Tetracyclin (thuốc điều trị nhiễm khuẩn); Doxycycline (thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn); Ciprofloxacin (thuốc điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các tác nhân nhạy cảm). Vì vậy không nên uống hay ăn sữa và các sản phẩm từ sữa cùng hoặc ngay sau khi uống các loại thuốc trên. Nên uống thuốc trước ít nhất 1 tiếng hoặc sau 2 tiếng.

Một số loại khác: Các loại rau xanh đậm có nhiều Vitamin K cũng làm ảnh hưởng đến các nhóm thuốc chống đông máu. Cam thảo cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu (thuốc nước). Không nên dùng quá 10-30g cam thảo và không quá nửa cốc trà cam thảo mỗi ngày.

Trong một số trường hợp, việc uống thuốc cùng lúc với bữa ăn có thể làm thay đổi cách dạ dày và ruột của bạn hấp thụ thuốc, nhưng cũng có 1 số loại thuốc được uống cùng với thức ăn, thức ăn nhiều chất béo hoặc khi bụng đói để có thể hấp thụ hiệu quả.

Do đó, người bệnh luôn luôn cần tuân thủ theo chỉ định hoặc trao đổi với bác sĩ điều trị, dược sĩ lâm sàng để được tư vấn cách sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng đúng và hiệu quả.

Chia sẻ

ThS. Phan Kim Dung Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Dưỡng da trong mùa đông

Dưỡng da trong mùa đông

Vào mùa đông, chị em nên quan tâm chăm sóc da để tránh tình trạng da bị nứt nẻ, khô ráp. Một trong những cách để chăm sóc da hiệu quả là đắp mặt nạ.

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi tim đập không đều, có thể là quá nhanh (nhịp nhanh), quá chậm (nhịp chậm), hoặc không đều đặn. Ở phụ nữ có thai, sự thay đổi sinh lý của hệ tim mạch và nội tiết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp.

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng.

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.