Loài cá xưa chả ai thèm, để cho lợn ăn, giờ thành đặc sản nổi tiếng một vùng, phơi khô bán mắc gấp 10 lần cá tươi

Quang Anh
Chia sẻ

Từ một loài cá bị xem nhẹ vì thân hình nhỏ, nhiều xương, cá lẹp nay đã trở thành đặc sản dân dã được nhiều người ưa chuộng và đưa vào thực đơn hàng ngày. 

Nếu từng ghé qua các vùng sông nước miền Tây, hẳn bạn sẽ nghe nhắc đến cá lẹp – loài cá dân dã nhưng mang hương vị rất riêng, khó quên. Cá lẹp vàng có tên khoa học là Setipinna taty, với chiều dài từ 12 - 20cm. Thân hình dẹp, đầu nhỏ, mõm ngắn và nhô ra. Xương hàm trên ngắn, mắt nhỏ. Hai hàm và vòm miệng có răng nhỏ. Có 17 - 20 gai ở nửa dưới cung mang thứ nhất. Thân phủ vảy tròn dễ rụng. 

Điểm đặc biệt là toàn thân cá có màu vàng nhạt, lưng có màu bạc óng ánh, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Mùa cá lẹp thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là thời điểm cá tập trung thành đàn lớn để kiếm ăn. Vào mùa cá lẹp, các ngư dân ở các cửa sông, cửa biển vùng Đất Mũi đều tất bật để khai thác, đánh bắt cá lẹp.

Loài cá xưa chả ai thèm, để cho lợn ăn, giờ thành đặc sản nổi tiếng một vùng, phơi khô bán mắc gấp 10 lần cá tươi - 1

Cá lẹp là một trong những đặc sản của ngư dân Cà Mau.

Cá lẹp có thói quen sinh hoạt khá đặc biệt: ban đêm thường nổi lên gần mặt nước để kiếm ăn, còn ban ngày lại lặn sâu xuống tầng nước đáy để ẩn mình. Nắm bắt được tập tính này, ngư dân áp dụng hai hình thức đánh bắt khác nhau. 

Vào ban ngày, họ giăng lưới 1 hoặc lưới 2 để đón luồng cá đi ngang; còn khi đêm xuống, họ dùng hệ thống đèn cao áp kết hợp với lưới cào, lùa theo từng đàn cá đang ăn nổi. Những ngư dân lành nghề phải thức trắng giữa biển, vượt qua từng con sóng bạc đầu trong bóng tối mịt mùng. 

Khi xưa, cá lẹp từng bị chê vì mình lẹp, nhiều xương. Những năm được mùa, nếu không dùng hết, cá lẹp thường được đem đi làm mắm hoặc cho lợn ăn. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, cá lẹp lại được nhiều người ưa chuộng, chế biến thành nhiều cách khác nhau để dùng dần. 

Với giá chỉ khoảng 15.000 – 20.000 đồng/kg, cá lẹp được người nội trợ ưa chuộng nhờ hương vị đậm đà, dễ ăn, dễ nấu. Một trong những món được yêu thích nhất là cá lẹp kho tiêu, cá nướng muối ớt, cá lẹp chiên giòn, cá lẹp nướng than. Tuy hình dáng nhỏ bé, nhưng cá lẹp lại ghi điểm nhờ sự giản dị, dễ ăn và hương vị không hề thua kém bất kỳ loại cá nào khác.

Loài cá xưa chả ai thèm, để cho lợn ăn, giờ thành đặc sản nổi tiếng một vùng, phơi khô bán mắc gấp 10 lần cá tươi - 2

Cá lẹp vàng trở thành loài cá được yêu thích trong mâm cơm của gia đình Việt. 

Ngoài các món ăn từ cá lẹp tươi, để dùng dần và bảo quản được lâu trong nhà, nhiều người có xu hướng mua khô cá lẹp với giá thành dao động khoảng 150.000 đồng/kg. Dù giá cả mắc gấp 10 lần cá tươi, song các nhiều người vẫn không ngại bỏ tiền để được thưởng thức loại cá này. 

Cá lẹp sau khi đánh bắt sẽ được người dân sơ chế sạch sẽ. Tùy vào mục đích sử dụng mà cá sẽ được đem đi phơi khô hoặc ủ mắm. Với món khô cá lẹp, cá được xếp đều lên vỉ, phơi dưới nắng lớn trong nhiều ngày cho đến khi thịt cá săn lại, dẻo và dậy mùi thơm đặc trưng. Khô cá lẹp nướng chấm nước mắm tỏi ớt hoặc đem chiên giòn đều rất bắt cơm, hương vị đậm đà khiến ai ăn một lần cũng khó quên.

Loài cá xưa chả ai thèm, để cho lợn ăn, giờ thành đặc sản nổi tiếng một vùng, phơi khô bán mắc gấp 10 lần cá tươi - 3

Khô cá lẹp được nhiều người ưa chuộng, mua tích trữ trong nhà để dùng dần. 

Nhờ hương vị đậm đà, giá cả bình dân và cách thức chế biến đa dạng, cá lẹp không chỉ gắn bó với bữa cơm gia đình mà còn mang theo cả hồn cốt của miền sông nước. Giữa nhịp sống hiện đại, cá lẹp như một hương vị quê nhà vẫn âm thầm len lỏi, giữ trọn nét bình dị thân thương trong lòng bao người con xa xứ.

Chia sẻ

Quang Anh

Tin cùng chuyên mục

Loài vật khiến nhiều người sợ "khiếp vía" lại là đặc sản cực hiếm, vị giòn béo ngậy giá tới 700.000 đồng

Loài vật khiến nhiều người sợ "khiếp vía" lại là đặc sản cực hiếm, vị giòn béo ngậy giá tới 700.000 đồng

Vào mỗi độ thu sang, đặc biệt là từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, đồng bào các dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn lại hối hả lên rừng "săn" sâu tre. Đây là thời điểm lý tưởng nhất vì sâu tre sinh trưởng mạnh mẽ, đạt chất lượng cao nhất để chế biến thành các món ăn hấp dẫn.