Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân

Tấn Phước
Chia sẻ

Tuy con phố dài chưa đến 500m nhưng toàn là góc sống ảo “triệu tim" cùng hàng loạt cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang làm du khách mê mẩn, không lối thoát.

Trước khi kết hôn với gia đình giàu có, cuộc sống của Hoa hậu Việt Nam 2016 - Đỗ Mỹ Linh khá kín đáo và giản dị. Với những người hâm mộ sắc đẹp, cô được gọi với biệt danh “hoa hậu nghèo nhất Việt Nam” vì phong cách sống đơn giản, từ trang phục cho đến lối sống và cả ngôi nhà cô đang ở. Bố mẹ cô vẫn sống trong một khu tập thể trên phố Hàng Đào, một trong những con phố sầm uất nhất khu phố cổ Hà Nội.

Phố Hàng Đào đã được hình thành khoảng 400 năm trước, dọc trên con đê gần Hồ Gươm. Từ cái tên phố đã gợi đến hình một loài hoa với hương thơm dịu dàng, đằm thắm. Thế nhưng, con phố này lại gắn liền với nghề bán tơ và nhuộm vải từ mấy trăm năm trước. 

Phố Hàng Đào bắt đầu tấp nập độ thế kỷ XV - XVI khi mà người từ Đan Loan - Hải Dương tới nơi đây lập nên phường Đại Lợi chuyên về nghề nhuộm tơ lụa. Đến thời Pháp Thuộc, phố Hàng Đào tạm rời xa cái tên quen thuộc, đổi thành tên Rue-de-la-Sole theo yêu cầu của người Pháp.

Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân - 1

Trước đây, tên gọi Rue-de-la-Sole của con phố này cũng có nghĩa là con phố bán lụa, mặt hàng đã tạo nên đặc trưng của phố Hàng Đào.

Đến thế kỷ XX, phố Hàng Đào vẫn là một trung tâm thương mại quan trọng nhưng cũng trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Từ năm 1990, phố Hàng Đào được đầu tư và phát triển, trở thành một khu vực thương mại sầm uất, bắt đầu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Phố Hàng Đào có kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà cổ kính, mái ngói đỏ, cửa gỗ chạm khắc tinh xảo, tạo nên một không gian cổ xưa và lãng mạn. 

Đến nay, con phố này vẫn nổi tiếng vì nét đẹp cổ kính và những góc sống ảo “quên lối về". Cùng vị trí đắc địa nên xung quanh phố Hàng Đào có nhiều điểm vui chơi, giải trí dành cho giới trẻ. Đặc biệt, dọc con phố nhiều cửa hàng bán hàng thời trang, chuyên kinh doanh quần áo, vải vóc nên nơi đây được nhiều khách du lịch ghé thăm và đến mua sắm, mua quà tặng cho bạn bè, người thân. 

Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân - 2

Phố Hàng Đào ngày nay là nơi giao thương quan trọng trong khu vực phố cổ.

Đình Đồng Lạc

Đình Đồng Lạc được xây dựng từ thời Lê ở thế kỷ XVII, thờ Cao Sơn, Linh Lang, Bạch Mã. Do nhiều biến động của lịch sử, ngôi đình đã bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1941, đình được xây dựng lại với quy mô hai tầng, một tầng dùng để bán hàng và một tầng để ở. Năm 1956, nơi đây được sử dụng làm cửa hàng bách hóa.

Năm 2000, trong khuôn khổ hợp tác giữa Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp), đình Đồng Lạc đã được dựng lại đúng theo dáng xưa với kiến trúc nghệ thuật độc đáo vào năm 2000.  Qua nhiều lần sửa chữa, tôn tạo đến năm 2017, để khai thác di sản văn hóa một cách hiệu quả, TP.Hà Nội để đưa các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ làng nghề vào trưng bày trong Không gian văn hóa Hanoia tại đình Đồng Lạc.

Du khách đến đây còn có thể tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử và mua thứ lụa cầu kỳ duy mỹ - Lãnh Mỹ A. Đây là loại lụa được dệt từ tơ tằm hảo hạng, được coi là “nữ hoàng của các loại tơ tằm”, được nhuộm đi nhuộm lại hàng trăm lần nhựa trái mặc nưa và trải qua tay nghề tinh hoa của nghệ nhân dệt để làm quà tặng cho người thân.

Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân - 3

Đình Đồng Lạc ở số nhà 38 Hàng Đào, nơi đây du khách có thể chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mua lụa Lãnh Mỹ A về làm quà. Ngoài ra, ở phía trước cửa đình có thể chụp ảnh với phong cách hoài cổ, vintage.

Chợ đêm phố cổ 

Chợ đêm phố cổ Hà Nội thuộc quận Hoàn Kiếm, bao gồm ba con phố chính là phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang và phố Hàng Đường. Khu chợ đêm có tổng chiều dài khoảng 3km, xuyên suốt từ phố hàng Đào đến ngay cổng chợ Đồng Xuân. 

Trong chợ đêm Hà Nội bày bán rất nhiều sản phẩm khác nhau, từ đồ gia dụng, quần áo, trang sức cho đến đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm… Khi bước chân đến chợ đêm phố cổ, du khách như lạc lối giữa “thiên đường mua sắm" khi thoải mái mua đồ mình thích với giá cả phù hợp. 

Ở chợ đêm phố cổ, du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn vặt đặc trưng của Hà Nội. Hay Hay chỉ đơn giản là ngồi bên bạn bè nhâm nhi một tách trà đá cùng nhau trò chuyện, tán gẫu cũng là trải nghiệm khó quên. 

Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân - 4

Khu chợ đêm kết hợp giữa nét hiện đại huyên náo của thủ đô, nét truyền thống của những khu phố cổ kính.

Hồ Gươm

Hồ Gươm từ lâu đã trở thành biểu tượng của thủ đô, là điểm du lịch không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.

Không chỉ gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng và gươm báu, hồ còn mang trong mình nét đẹp văn hóa và lịch sử đặc sắc. Xung quanh khu vực hồ gươm luôn nhộn nhịp với các hoạt động vui chơi, thể dục của người dân vào mỗi sáng sớm và chiều tối. Cuối tuần, phố đi bộ xung quanh hồ mở ra nhiều hoạt động giải trí như âm nhạc đường phố, trò chơi dân gian và các màn biểu diễn nghệ thuật.

Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm Tháp Rùa nằm giữa hồ, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc đỏ rực và chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của hồ khi hoàng hôn buông xuống. Các quán cà phê xung quanh hồ là nơi lý tưởng để thư giãn, vừa thưởng thức đồ uống, ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng. 

Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân - 5

Hồ Gươm không chỉ là nơi lưu giữ truyền thống mà còn là không gian kết nối hiện đại, đem đến niềm vui và sự thư thái cho mọi người.

Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Một địa điểm vui chơi được du khách trong và ngoài nước thích thú là nhà hát múa rối nước Thăng Long. Nhà hát múa rối Thăng Long nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, cạnh Hồ Gươm và khu phố cổ Hà Nội, được thành lập vào năm 1956. Nơi đây đã trở thành biểu tượng cho loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này, góp phần đưa múa rối nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Dù trải qua nhiều thăng trầm và có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được bởi sự phát triển xô bồ của thời đại đã mai một nghệ thuật múa rối nước truyền thống. Thế nhưng, với tấm lòng yêu nghệ thuật và mong muốn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, những người nghệ nhân của nhà hát Thăng Long đã nỗ lực gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân - 6

Nhà hát hoạt động tất cả các ngày trong tuần và có mức giá vé chỉ từ 100,000 đồng. 

Nhà hát múa rối nước Thăng Long thường xuyên biểu diễn các chương trình múa rối nước truyền thống như: Rối Trạng Quỳnh, Sự tích Trầu Ca, Thạch Sanh... Ngoài ra, nhà hát còn có các chương trình múa rối dành cho trẻ em và du khách quốc tế. 

Chợ Đồng Xuân

Được xây dựng từ năm 1889 dưới thời Pháp thuộc, chợ Đồng Xuân không chỉ là trung tâm buôn bán sầm uất mà còn mang trong mình giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời.

Check-in khu phố cổ nơi có nhà của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Hoá ra là "con đường tơ lụa", cách Hồ Gươm vài bước chân - 7

Dù đã trải qua nhiều thay đổi và thăng trầm lịch sử, Đồng Xuân vẫn giữ được vị trí quan trọng trong lòng người dân và du khách.

Đến với chợ Đồng Xuân ngay trung tâm phố cổ, du khách sẽ được chứng kiến khung cảnh hoạt động mua bán tấp nập của người dân địa phương. Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức những món ăn vặt đặc sản của phố cổ Hà Nội như: Phở, bún bò, chè, hoa quả dầm, bánh tráng, xôi cốm… 

Chia sẻ

Tấn Phước

Tin cùng chuyên mục

Ghé khu chợ bán hải sản tươi ngon nhất Quảng Ninh, toàn cá mực vừa đánh bắt từ biển về, giá siêu rẻ

Ghé khu chợ bán hải sản tươi ngon nhất Quảng Ninh, toàn cá mực vừa đánh bắt từ biển về, giá siêu rẻ

Chợ hải sản Hòn Gai, còn được gọi là chợ cá sớm Hạ Long, là một điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Quảng Ninh. Nằm dưới chân núi Bài Thơ, ngay sát bến cảng Hòn Gai, khu chợ này không chỉ là nơi buôn bán sầm uất của ngư dân mà còn mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng biển.