Nữ sinh lập dự án giảm định kiến giới

Trâm Anh
Chia sẻ

Đỗ Thị Hồng Phương, sinh viên Trường Đại học Hà Nội đã cùng bạn bè thành lập dự án cộng đồng 4FLAMES nhằm giảm thiểu định kiến giới trong gia đình Việt Nam. Phương mong muốn mang đến cho học sinh, sinh viên những góc nhìn đúng đắn về vấn đề “bất bình đẳng giới trong gia đình” - một vấn đề tưởng chừng như đã cũ nhưng vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội.

Cái tên 4FLAMES mang thông điệp tượng trưng cho 4 (four) ngọn lửa nhiệt huyết của 4 nữ sinh đầy hoài bão. 4FLAMES cũng mang ý nghĩa “vì” (for) chính nghĩa - bình đẳng xã hội, thể hiện mục tiêu của dự án.

Phương cùng các bạn lựa chọn chủ đề “Bất bình đẳng giới trong gia đình” cho dự án của mình bởi chính cô bạn là người lớn lên trong môi trường có sự thiếu bình đẳng. Hơn ai hết, Phương thấu hiểu những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra cho hành trình trưởng thành của các bạn trẻ. Chính vì vậy, cô mong muốn dự án 4FLAMES sẽ cung cấp kiến thức về giới trong gia đình, giúp mọi người nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề bất bình đẳng giới đang âm ỉ tồn tại. Đồng thời, dự án cũng là tiếng nói của những người trẻ, thể hiện quyết tâm xóa bỏ định kiến giới, nâng cao vai trò của mỗi giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và xã hội.

Phương chia sẻ, định kiến giới cho rằng nam giới là trụ cột của gia đình, có vai trò kiếm tiền, bảo vệ gia đình, còn phụ nữ là người nội trợ, chăm sóc con cái. Quan điểm này đã dẫn đến sự phân chia vai trò giới trong gia đình một cách cứng nhắc, bất bình đẳng, gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống hôn nhân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của xã hội, những quan điểm mới đã dần được hình thành dựa trên nguyên tắc bình đẳng giới trong gia đình. Ví như nam giới và phụ nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong gia đình, và được chia sẻ công việc gia đình và có quyền tham gia vào các quyết định của gia đình. Quan điểm này được thể hiện trong các quy định của pháp luật, các chính sách của nhà nước và trong nhận thức của xã hội.

Nữ sinh lập dự án giảm định kiến giới - 1

Hồng Phương (thứ 2 từ phải qua) cùng đồng đội trong dự án 4FLAMES.Ảnh: NVCC

Dự án 4FLAMES đã triển khai hai hoạt động chính dựa trên kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có của đội ngũ. Hoạt động đầu tiên là tọa đàm “Người trẻ làm gì để chạm tới bình đẳng giới trong gia đình?”, với sự tham gia của các diễn giả uy tín và có kiến thức chuyên sâu về Giới. Tại đây, các bạn trẻ được cung cấp kiến thức về giới, định kiến giới trong gia đình, cùng thảo luận về vai trò của người trẻ trong việc giải quyết các vấn đề về định kiến giới và giảm thiểu những định kiến này trong gia đình. Hoạt động thứ hai là cuộc thi Người trẻ phá bỏ định kiến giới trong gia đình. Cuộc thi tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn học sinh, sinh viên chia sẻ những câu chuyện, quan điểm về vấn đề định kiến giới, lan tỏa thông điệp, kêu gọi hành động và đề xuất giải pháp góp phần xóa bỏ định kiến giới trong gia đình Việt Nam, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội.

Đối tượng chính mà dự án 4FLAMES hướng đến là các bạn học sinh, sinh viên tại các trường THPT và đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Phương, giới trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thay đổi xã hội. Đặc biệt, giai đoạn thanh thiếu niên là thời điểm tư duy và nhận thức của các bạn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Do đó, dự án mong muốn mang đến cho học sinh, sinh viên những góc nhìn đúng đắn về vấn đề “bất bình đẳng giới trong gia đình” - một vấn đề tưởng chừng như đã cũ nhưng vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội.

Phương hy vọng rằng, vấn đề bình đẳng giới không chỉ trong gia đình mà còn trong xã hội sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đông đảo của tất cả mọi người, tất cả chúng ta sẽ chung tay vì một xã hội công bằng, văn minh và đáng yêu hơn.

Chia sẻ

Trâm Anh

Tin cùng chuyên mục

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào...

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước. Tại Hà Nội, quá trình triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp bước...

Hãy cho mọi trẻ em một mái ấm an toàn

Hãy cho mọi trẻ em một mái ấm an toàn

Người ta thường nhắc đến gia đình như một mái ấm, một nơi bình yên để trở về. Ấy vậy mà, với nhiều đứa trẻ, đó là khoảng trống, là nơi không có sự hiện diện, sự dịu dàng và những cái ôm đến từ cha mẹ.

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…

Xây dựng môi trường làm việc an toàn

Xây dựng môi trường làm việc an toàn

Thực hiện tốt an toàn lao động là động lực để người lao động tích cực thi đua lao động sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Nâng cao hiểu biết cho người lao động

Nâng cao hiểu biết cho người lao động

Đa phần công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố đến từ các tỉnh/thành. Trong bối cảnh thế giới ảo đang có sức hút lớn, kênh giải trí chủ yếu của nhiều công nhân lao động là internet, rất cần có các hoạt động để nâng cao hiểu biết pháp luật, chăm lo đời sống tinh thần, tập hợp, thu hút, định hướng tư tưởng công nhân lao động.