"Lộc trời" bò ra từ trong hang, có tên gọi rất lạ, ban đêm dân soi đèn đi bắt về bán 200.000 đồng/kg thành đặc sản

H.A
Chia sẻ

Người dân thường chờ trời tối để đi bắt loài này vì lúc đó chúng chui ra khỏi hang để đi tìm thức ăn.

Ba khía là một loài cua nhỏ, đây chính là nguyên liệu cho món mắm ba khía trứ danh ở miền Tây Nam Bộ. Món đặc sản này vang danh khắp nơi, ai đến đây cũng mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

Thuộc họ cua nhưng ba khía thường có càng to hơn, màu đỏ gạch đặc trưng. Loài vật này có gạch nhiều, thịt chắc. Mùa mưa là thời gian có nguồn thức ăn dồi dào, nhờ đó ba khía sinh sôi phát triển tốt, thịt cũng chắc và ngon hơn. Tên gọi của nó bắt nguồn từ ba dấu gạch ở trên lưng. 

"Lộc trời" bò ra từ trong hang, có tên gọi rất lạ, ban đêm dân soi đèn đi bắt về bán 200.000 đồng/kg thành đặc sản - 1

Vào thời điểm tháng 9, tháng 10 hàng năm, ba khía bu đen đặc gốc cây trong rừng ngập mặn. Người đi bắt ba khía mang theo bao tay, đèn... chèo xuồng luồn lách trong các mương xẻo, tìm bắt nơi các gốc đước khi chúng rời hang kiếm ăn hoặc thò tay vào hang, thậm chí câu hoặc dùng bẫy ắt ba khía. 

Theo kinh nghiệm của người miền Tây, mua ba khía không nên mua con to xác mà nên chọn con nhỏ, gạch nhiều vì loại này thịt chắc. Nếu gặp được những con đang ôm trứng thì hương vị sẽ càng hấp dẫn.

Ba khía có thể nấu thành rất nhiều món ăn. Người miền Tây khéo léo nên món ăn nào cũng chan chứa tình cảm, mang đậm hương vị không thể lẫn của vùng sông nước. 

"Lộc trời" bò ra từ trong hang, có tên gọi rất lạ, ban đêm dân soi đèn đi bắt về bán 200.000 đồng/kg thành đặc sản - 2

Xưa kia, vào trung tuần tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày hội của Ba khía rừng ngập mặn. Ba khía bỗng dưng rời khỏi hang bò lên chang đước, lá mắm lúc nhúc từng chùm chồng chất lên nhau không biết bao nhiêu mà kể. Vào ngày này, người ta đến đây để hốt chứ không phải để bắt từng con. Hiện tượng Ba khía hội này chỉ xuất hiện trong 3 ngày và mỗi năm chỉ một lần.

Ngày nay, do rừng bị tàn phá, bị thu hẹp diện tích và do áp lực săn bắt quá nhiều nên sản lượng ngày càng giảm. Trên thị trường, ba khía được bán với giá lên tới 200.000 đồng/kg. Mắm ba khía là đặc sản nổi tiếng nên từ lâu muối ba khía trở thành nghề truyền thống của địa phương và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và mang lại thu nhập cho người dân nơi đây.

"Lộc trời" bò ra từ trong hang, có tên gọi rất lạ, ban đêm dân soi đèn đi bắt về bán 200.000 đồng/kg thành đặc sản - 3

"Để có được những con ba khía muối ngon thì phải chọn những con ba khía còn sống, đồng thời phải ba khía phải được rửa thật sạch. Ngoài ra, nước muối giết ba khía rất quan trọng, phải đảm bảo đủ độ mặn thì thịt ba khía mới ngon và giữ được lâu. Ba khía được muối trong thời gian từ 3-5 ngày là có thể ăn được", một người dân địa phương chia sẻ.

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Mẹ ơi mẹ thật hoàn hảo

Mẹ ơi mẹ thật hoàn hảo

Ngày của Mẹ (Mother's Day), là dịp tôn vinh những người mẹ trên khắp thế giới và cuốn sách “Love, Mom” của Tiến sĩ Nicole Saphier, đã sẵn sàng làm điều đó.

Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

Mẹ hãy sống cuộc đời của mẹ

“Bây giờ, nếu muốn về quê thăm mẹ, thì 3 chị em gái trong nhà chị Cẩm Tú (31 tuổi, kinh doanh nhà hàng) đều phải hỏi mẹ trước tận mấy ngày. Vì nếu về mà không báo trước thì rất có khả năng mẹ lại đi vắng. Khi là những buổi từ thiện, khi là đến chùa nọ, chùa kia… Mẹ đi suốt, nhưng mấy chị em luôn vui, và động viên mẹ đi, “vì mẹ đã khổ cả đời cho mấy chị em chúng mình...

Nối dài văn hoá truyền thống qua tiếng chiêng Mường

Nối dài văn hoá truyền thống qua tiếng chiêng Mường

Không chỉ dịp lễ tết, mỗi độ xuân sang, mà mỗi dịp cuối tuần, du khách đến với 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Thạch Thất đều có thể được thưởng thức những bản tấu chiêng vang vọng giữa núi rừng hoà vào màu xanh của nương lúa. Chiêng ngân mang theo nét văn hoá độc đáo của người Mường, làm thổn thức bao tâm hồn du khách.