Đặc sản có tên độc lạ, xưa dùng để "tiến vua", nay thành món ăn quý hiếm và đại bổ trong nhà hàng, 950.000 đồng/con

H.A
Chia sẻ

Sâm cầm được biết đến là một trong những đặc sản nổi tiếng, giá cả không hề rẻ vẫn được các đại gia "lùng mua".

Chim sâm cầm có tên khoa học là Fulica Atra, là một loài chim thuộc họ Gà nước (Rallidae). Hiện nay chúng được nhiều người xem là một món ăn cao lương mỹ vị và một thời chúng được sử dụng để tiến vua, chỉ những người dòng tộc hoàng gia mới được thưởng thức.

Về đặc điểm nhận dạng, loài chim này có kích thước trung bình, một con trưởng thành có thể nặng từ 0.5-0.8kg, thần bầu và có thể nhỏ hơn con vịt trời một chút. Chúng có đầu, cổ khá dài, phủ lông đen, mắt đỏ, mỏ nhọn màu vàng, mào có một cục thịt rộng với màu trắng ngà và hơi nhô lên. 

Thức ăn của loài này chủ yếu là động thực vật sống ở trong ao hồ nơi mà chung sinh sống, đặc biệt ở các vùng đầm lầy nơi có nhiều loại cá, ốc, tôm tép hay các loại rễ cây. Loài chim này có khả năng lặn rất sâu nên chúng có thể tìm kiếm các loại thức ăn ở phần đáy nước như ốc, cá, tôm, cua, ấu trùng hay các loại rễ cây mọc trong nước.

Đặc sản có tên độc lạ, xưa dùng để "tiến vua", nay thành món ăn quý hiếm và đại bổ trong nhà hàng, 950.000 đồng/con - 1

Chim sâm cầm từ lâu đã được xem một món ăn cao lương mỹ vị và một thời chúng được sử dụng để tiến vua

Ở Việt Nam, sâm cầm có ở đồng bằng Bắc bộ, nhất là ở các vùng Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh bình và cửa sông Hồng, sông Thái bình. Đặc biệt, Sâm cầm xưa thích về Hồ Tây (Hà Nội), tìm ăn giống sen quý nơi đây.

Sâm cầm có thịt mềm, màu đỏ tươi và có thể được chế biến cầu kỳ thành nhiều món ăn đặc sản, bổ dưỡng và đắt đỏ. Bởi nhiều người cho biết, thịt sâm cầm có lành tính cùng với đó là khi nấu chung với các loại thuốc quý như kỷ tử, hạt sen, nhân sâm, đương quy, thục địa sẽ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sức khoẻ, phục hồi sau bệnh… vô cùng hiệu quả.

Do là một loài chim rất tốt cho sức khỏe người dùng, cũng như thịt của chúng có thể tạo nên nhiều món ăn bổ dưỡng, quý hiếm và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Do đó, hiện nay giá cả loài chim sâm cầm đang ở mức khá cao, dao động từ 800.000 – 950.000 đồng/con. Bởi vì mức giá khá cao, thế nên không phải ai cũng có cơ hội để được thưởng thức các món ngon từ loài chim sâm cầm này.

Trước đây, chủ yếu chim sâm cầm được săn bắt ngoài tự nhiên. Nhưng hiện nay, do nhu cầu thị trường nên nhiều địa phương ở Việt Nam, nhiều hộ gia đình đã tìm cách nuôi và nhân giống loài chim này để kinh doanh.

Theo nhiều chủ nuôi sâm cầm chia sẻ, kỹ thuật nuôi không quá phức tạp nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát để giúp chim được vận động thoải mái. Phải có hồ nước để chim bay nhảy, tắm... trong bể cần cho một số cây thủy sinh như bèo nhúm hoặc lục bình... Chuồng nuôi nên đặt ở dưới tán cây to để làm bóng mát cho sâm cầm nghỉ ngơi. 

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Làm đẹp nhà

Làm đẹp nhà

Nhà là không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình, là nơi tiếp đón bạn bè, người thân nên luôn được gia chủ đầu tư thiết kế, trang trí. Tuy nhiên cách làm đẹp nhà đòi hỏi phải hài hòa giữa các yếu tố từ phong cách, màu sắc.

9 bước lắng nghe con!

9 bước lắng nghe con!

Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn hiểu con cái mình thật sâu sắc, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng biết cách lắng nghe đúng nghĩa. Lắng nghe con không chỉ là nghe những gì con nói, mà còn là thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ và thế giới nội tâm của con. Đó chính là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tin tưởng, gắn kết và giúp con phát triển lành mạnh.

Vết sẹo từ mẹ chồng

Vết sẹo từ mẹ chồng

Người phụ nữ đó suốt nhiều năm đã nuốt nỗi buồn vào trong, học cách tha thứ cho mẹ chồng, nhưng dường như chị vẫn chưa thể tìm lại bình an trong tâm hồn chị.

Nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới

Nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới

Hội thảo công bố Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới từng chỉ ra rằng, tại Việt Nam, lao động nữ chiếm gần một nửa lực lượng lao động quốc gia, tuy nhiên chất lượng việc làm lại chưa ổn định và thiếu bền vững. Thu nhập bình quân tháng của lao động nữ chỉ bằng khoảng 80% so với nam. Theo đó, trên thực tế, cả nam giới và nữ giới đều chịu những...