Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới

MINH THÙY
Chia sẻ

"Ngôi làng ngầm" mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng này giờ đây là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch gần trung tâm TP.HCM cho dịp cuối tuần, địa đạo Củ Chi là một lựa chọn lý tưởng. Nằm tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, công trình quân sự độc đáo này không chỉ thu hút du khách bởi giá trị lịch sử mà còn bởi sự thuận tiện trong việc di chuyển. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô tự lái, taxi, xe buýt hoặc thuyền.

"Làng ngầm" dưới lòng đất là địa danh lịch sử có 1-0-2

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là biểu tượng của sự sáng tạo và kiên cường trong cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm chống lại kẻ thù xâm lược, nhằm giành lại độc lập và tự do cho tổ quốc. Nơi đây được coi là một huyền thoại của thế kỷ 20 và là một địa danh nổi tiếng trên toàn thế giới.

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 1

Mô hình địa đạo Củ Chi.

Tại huyện Củ Chi, hệ thống địa đạo đầu tiên được hình thành vào năm 1948 tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Ban đầu, các đoạn địa đạo này có cấu trúc đơn giản, chủ yếu được sử dụng để cất giấu tài liệu, vũ khí và làm nơi trú ẩn cho cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Theo thời gian, hệ thống địa đạo đã mở rộng ra nhiều xã khác.

Từ năm 1961 đến 1965, cuộc chiến tranh du kích của nhân dân Củ Chi đã phát triển mạnh mẽ, gây ra những tổn thất lớn cho quân địch và góp phần quan trọng vào việc đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sáu xã phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn thiện đường địa đạo “xương sống”. Sau đó, các cơ quan và đơn vị đã tiếp tục phát triển các nhánh địa đạo kết nối với đường “xương sống”, tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn.

Địa đạo Củ Chi với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất. Hệ thống này bao gồm nhiều công trình liên hoàn như chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất giấu lương thực, giếng nước và bếp Hoàng Cầm, giống như một "làng ngầm" kỳ diệu dưới lòng đất. Nhờ vào hệ thống đường ngầm và công sự này, các chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu anh dũng, lập nên những chiến công kỳ diệu.

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 2

Hầm nghỉ, làm việc của Tư lệnh

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 3

Lối xuống tầng hai địa đạo

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 4

Hầm giải phẩu

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 5

Bếp Hoàng Cầm trong địa đạo Củ Chi

Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.

Địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Khách trong nước, ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu ngày càng đông. Địa đạo Củ Chi trở thành điểm hẹn truyền thống của các thế hệ Việt Nam và niềm kính phục của bạn bè thế giới.

Hiện nay, Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm:

- Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia theo Quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.

- Địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004.

Năm 2015, địa điểm này đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Hiện địa đạo Củ Chi đang được Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Vào hồi tháng 7/2023, CNN cũng xếp địa đạo Củ Chi vào danh sách những đường hầm kỳ thú nhất thế giới. 

Loạt hoạt động thú vị tại địa đạo Củ Chi 

Tham quan, khám phá lòng địa đạo

Đến địa đạo Củ Chi, du khách sẽ được nghe các câu chuyện lịch sử gắn liền với khu di tích này. Đặc biệt, bạn còn được trải nghiệm như một người dân, người lính thời chiến thực sự, sống trong “ngôi làng dưới lòng đất”. Cụ thể, du khách sẽ được chui xuống và di chuyển trong một đoạn ngắn của địa đạo. Do đường đi khá bé, không gian tối, chỉ có ánh điện nhá nhem, đây sẽ là thử thách thú vị cho cả du khách trong và ngoài nước.

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 6

Khám phá lòng địa đạo nhỏ hẹp giúp du khách cảm nhận được một phần lịch sử của Việt Nam.

Bắn súng thể thao quốc phòng

Bên cạnh hoạt động khám phá địa đạo, du khách còn có thể trải nghiệm bắn súng thể thao quốc phòng. Đây là một môn thể thao mang tính quân sự được rất nhiều du khách tham gia. 

Theo đó, bạn sẽ được thử tài thiện xạ của mình tại trường bắn TTQP. Người tham gia có thể chọn cho mình các loại súng thích hợp được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh. Sau khi được hướng dẫn đầy đủ, bạn có thể thử tài bắn súng với các bia hình con thú.

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 7

Hoạt động bắn súng thu hút không ít du khách nam giới tham gia.

Bắn súng đạn phun sơn

Đây là trò chơi vận động vừa có tính chất thể thao vừa mang tính quân sự, được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài mục đích thư giãn, hoạt động này còn giúp người chơi phát huy khả năng phán đoán, phối hợp đồng đội, rèn luyện sức khỏe. 

Du khách khi tham gia sẽ thật sự là những chiến sĩ đang chiến đấu trong rừng thiên nhiên. Mỗi người chơi được trang bị đầy đủ mặt nạ, quân phục, áo giáp và vũ khí là súng AR15 hay AK47 (các loại súng ở Địa Đạo Củ Chi hiện đại nhất so với các nơi khác).

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 8

Mọi người có thể rủ bạn bè cùng tham gia hoạt động thú vị này.

Tham gia tour đêm

Tour đêm tại địa đạo tái hiện cuộc sống về đêm của người dân Củ Chi trong quá khứ với những hoạt động như đào địa đạo, đan lát dưới ánh trăng, thanh niên đăng ký tòng quân đánh giặc, xay lúa, giã gạo, trai gái hò đối đáp nhau trên đồng ruộng, họp chợ, văn công về biểu diễn phục vụ bộ đội, du kích và người dân hòa lẫn với tiếng bom, tiếng pháo, tiếng máy bay địch tuần tiễu.

Có một “ngôi làng dưới lòng đất” ở TP. HCM không phải ai cũng biết: Dài 250km, được ca ngợi kỳ thú bậc nhất thế giới - 9

Chương trình chia thành hai phần chính. Từ 18h đến 18h50 du khách sẽ được xem sa bàn, phim 3D tái hiện trận càn Cedar Falls năm 1967. Khung giờ 19h30-20h30, du khách sẽ thưởng thức chương trình nghệ thuật chủ đề "Trăng chiến khu", ăn uống tự do tại phiên chợ đêm. Giá vé 399.000 đồng/người.

Chia sẻ

MINH THÙY

Tin cùng chuyên mục

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Hăng say với hoạt động hiến máu tình nguyện suốt 6 năm qua, Trương Thảo Linh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã vận động được hàng ngàn người tham gia. Cô gái trẻ vừa được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng.

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Những người lính lặng thầm đi tìm hài cốt đồng đội cũ

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người cựu chiến binh may mắn sống sót trở về vẫn luôn canh cánh nỗi lòng, ước nguyện đi tìm đồng đội đã gửi xương máu lại chiến trường. Suốt phần đời còn lại, họ dành thời gian, công sức, tiền bạc để tìm về chiến trường xưa, mong có thể đưa những đồng đội cũ về quê hương đất mẹ yêu dấu…

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Gisèle Pélicot - Biểu tượng nữ quyền của Pháp

Từng là nạn nhân của một vụ bạo lực tình dục kinh hoàng, bà Gisèle Pélicot - 72 tuổi đã trở thành biểu tượng nữ quyền của Pháp. Cuộc chiến đấu của bà, từ bỏ quyền ẩn danh để đứng trước công lý không chỉ là một tuyên ngôn về sự dũng cảm, mà còn là lời kêu gọi thay đổi sâu sắc về cách xã hội Pháp đối mặt với vấn nạn bạo lực tình dục.