"Ăn mày" trong tiếng Việt nghĩa là gì? Những tầng nghĩa sâu xa của từ "ăn mày" nhiều người chưa biết

H.A
Chia sẻ

"Ăn mày là ai, ăn mày là ta. Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày", vậy ăn mày có nghĩa là gì, chắc chắn nhiều người chưa hiểu rõ hết các tầng nghĩa của từ này.

Không ai biết cụm từ "ăn mày" bắt nguồn từ bao giờ, chỉ biết rằng từ thời xa xưa, trong những câu chuyện cổ Á – Âu đã đề cập tới những người "ăn mày". Lại có một số điển tích cho rằng cụm từ "ăn mày" xuất hiện lần đầu vào thời Lý, chỉ những người nông dân do lũ lụt, mất mùa phải quá bộ lên đô thành xin miếng cơm, manh áo nơi "Kẻ Chợ". 

Kể từ đó, xã hội xuất hiện yếu tố tư hữu, phân tầng giai cấp, có kẻ giàu, người nghèo - dưới sự tác động của hoàn cảnh đời sống, dịch bệnh, thiên tai địch họa và cả tâm lý sẽ sinh ra một bộ phận được gọi là những người "ăn mày". Đặc biệt vào thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, kế sau đó là nạn đói năm 1945 khiến giai cấp thiếu ăn, thiếu mặc phải hành nghề "ăn mày" ngày càng nhiều. Thậm chí trong thập niên 1920 đã xuất hiện "Ngõ ăn mày" ở gần Ô Chợ Dừa (Hà Nội).

"Ăn mày" trong tiếng Việt nghĩa là gì? Những tầng nghĩa sâu xa của từ "ăn mày" nhiều người chưa biết - 1

Ăn mày – hình ảnh mang tính chất minh hoạ.

Vậy lại sao lại là "ăn mày", cùng với các từ khách như "hành khất", "cái bang", "kẻ chợ", "ăn xin"... thì cụm từ "ăn mày" lại chứa đựng một tầng nghĩa sâu xa hơn hẳn. "Ăn mày” trong tiếng Anh là “Beggar”, nói theo từ Hán Việt là “hành khất”, tiếng lóng là “Cái Bang”, nói theo ngữ nghĩa thông thường là “kẻ ăn xin”, “người xin ăn”, “người nghèo khổ”. Theo từ điển tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là xin của bố thí để sống, trong đó "ăn mày cửa Phật" có nghĩa là cầu xin của thánh, của Phật, theo tín ngưỡng.

Trên thực tế, từ “ăn mày” có gốc gác chữ Nôm gắn với văn hóa lúa nước của người Việt khá rõ. Cụ thể, từ “mày” trong “ăn mày” chính là lớp vảy vỏ nhẹ tênh của hạt ngô, hạt gạo (có cả ở một số loại ngũ cốc như kê, tam giác mạch, lúa mạch) lộ ra khi được xay xát, nghiền nhỏ. Không thể sánh với gạo vụn, gạo tấm, càng không tận dụng được như lõi ngô, trấu đun bếp, như cám, ngô lép để chăn nuôi nhưng "mày" chỉ một thứ bụi vụn nhỏ, nhẹ hay lẫn vào trấu cám, không mang lại ích lợi nào cho nhà nông. Ngược lại, "mày" có lẫn vào gạo làm nồi cơm không được đơm trắng, đẹp mắt nên vốn không ai gom nhặt.

Do đó, cụm từ "mày" ám chỉ là chút gạo lẻ, bạc lẻ, dư thừa, có vơi bớt chút ít cũng không mấy ảnh hưởng đến kinh tế bản thân, gia đình. Người "ăn mày" là chỉ những người đói cơm, rách áo, “lần không ra” đi gom nhặt, lượm lặt, gợi lòng thương của người có điều kiện ban phát cho chút của “ăn không hết”. Họ là tầng lớp dưới đáy xã hội, trải qua những thăng trầm của cuộc sống, bước đường cùng phải hành nghề này.  Ăn mày cũng ám chỉ một "lễ nghĩa", hành động chìa tay nhặt nhạnh chút “vụn vỏ” vật chất từ lòng cảm thông để qua ngày, một cách khiêm nhường và "biết thân, biết phận".

Theo thời gian, từ "ăn mày" có rất nhiều biến đổi và cách sử dụng, khẩu khí ngôn ngữ biến hóa khôn lường, tinh tế, thông minh, đầy linh hoạt khiến cho cụm từ này có những tầng cảm xúc và cảm thụ mới.

Ví dụ như nhà văn Chu Lai có tập tiểu thuyết "Ăn mày dĩ vãng", câu chuyện bên trong cuốn sách cũng hoàn toàn trùng khớp với tự đề của nó. Đây được xem như một thán từ gợi lên chút gì đó chua chát, tội nghiệp, phản ánh chiều sâu cuộc sống hiện tại không lấy gì làm thỏa mãn nên mới hồi tưởng để níu giữ chút ánh sáng huy hoàng xưa cũ. Sau này, các bạn trẻ thế hệ Gen Y, Gen Z sử dụng cụm từ "ăn mày quá khứ" - tiếng anh là #throwback, như một cách hoài niệm về những điều đã qua đi, tiếc nuối không thể quay trở lại hay níu giữ một ký ức nào nữa.

Hay sáng tạo hơn, có thể kể đến những câu nói đầu môi “Ăn mày văn chương”, “Ăn mày sân khấu” hay thông dụng hơn là “Ăn mày cửa Phật”... Theo một vài cách lý giải thường thức, đây ám chỉ cách dựa vào chủ thể chính thống để thể hiện tâm thế an bài, nhẹ nhõm, tôn trọng chủ thể của người nói. Lại cũng có câu chuyện truyền miệng rằng, ông tổ nghề sân khấu vốn xuất thân từ ăn mày, bởi nghề hát sống nhờ vào đồng tiền của khán giả thưởng thức. Nói trắng ra là “ăn mày” khán giả. Từ đó sinh ra chuyện nghệ sĩ làm từ thiện khắp nơi nhưng không bao giờ đi bố thí cho người ăn xin, vì làm thế khác nào phạm thượng với tổ nghiệp.

Và dù ở thời thế nào, cũng không thiếu những "ăn mày" theo nghĩa đen trong cuộc sống hằng này, về cơ bản, là một vấn đề nhức nhối của đô thị. Nhiều người sẵn sàng hành nghề ăn mày, lợi dụng tình cảm của người khác để sống sót, thậm chí là làm giàu. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng cho con cái trở thành những kẻ "ăn mày" đầu đường, xó chợ để làm giàu cho cha mẹ. Từ “ăn mày”, từ chỗ có ngữ nghĩa ví von, nôm na, bình dân đã mai một dần. Có lẽ vì thế, người ta gọi thẳng thừng, mỉa mai và đặt một “mỹ danh” không lấy làm dễ chịu cho những người xin, vòi, hăm dọa để có của bố thí là “nghề ăn xin”.

"Ăn mày" trong tiếng Việt nghĩa là gì? Những tầng nghĩa sâu xa của từ "ăn mày" nhiều người chưa biết - 2

Chia sẻ

H.A

Tin cùng chuyên mục

Phim điện ảnh lịch sử Việt Nam: Khởi sắc và kỳ vọng

Phim điện ảnh lịch sử Việt Nam: Khởi sắc và kỳ vọng

Sau một thời gian dài khá trầm lắng, phim điện ảnh lịch sử Việt Nam đang có những khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Thành công của "Địa đạo" và nối tiếp là những dự án mới được công bố như "Hộ linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh", "Huyền tình Dạ Trạch"… hé mở tham vọng của những nhà làm phim kể chuyện bằng ngôn ngữ và góc nhìn mới để những câu chuyện lịch sử Việt không...

Cô gái gốc Việt quảng bá cà phê Việt Nam tại Mỹ

Cô gái gốc Việt quảng bá cà phê Việt Nam tại Mỹ

Sahra Nguyễn - cô gái người Mỹ gốc Việt, không chỉ là nữ doanh nhân thành công trong lĩnh vực cà phê, mà còn là người kể chuyện tài ba, là cầu nối văn hóa đã đưa hạt cà phê Robusta Việt Nam đến với thị trường Mỹ. Câu chuyện của cô là hành trình khám phá, kết nối và tôn vinh cội nguồn.

Hiệu quả từ mô hình phòng chống bạo lực gia đình

Hiệu quả từ mô hình phòng chống bạo lực gia đình

Trong những năm qua, trên địa bàn phường Việt Hưng, quận Long Biên không xảy ra các vụ việc nổi cộm liên quan bạo lực gia đình. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá, dân số cơ học tăng nhanh, nhiều hộ dân từ nơi khác đến sinh sống trên địa bàn nên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ về bạo lực trong gia đình. Hội LHPN phường đã tham mưu UBND, xây dựng kế hoạch, triển khai tuyên truyền tới các...

Tự hào bản lĩnh, trí tuệ của phụ nữ Thủ đô

Tự hào bản lĩnh, trí tuệ của phụ nữ Thủ đô

Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử để vươn lên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng và không thể thay thế của phụ nữ Thủ đô – những người đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần vào sự phát triển bền vững và hiện...

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM

Mới đây, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) - United Way Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện truyền thông STEMherVN: “Nữ giới trong STEM - Sáng tạo không kém” nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy nỗ lực xóa bỏ rào cản giới cản trở nữ giới trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM).