Bố vợ đổ bệnh nặng, con rể cả hứa chăm sóc chu đáo nhưng lời anh nói khiến cả nhà náo loạn

Lyly
Chia sẻ

Là con cả, lại đang sống gần nhà, bố chị M mong muốn vợ chồng chị sẽ là người đứng mũi chịu sào, thay ông lo hương khói tổ tiên và chăm sóc mẹ sau này.

Trong mắt mọi người, gia đình chị M (41 tuổi, Hà Nội) là hình mẫu lý tưởng. Chị là giáo viên mầm non, còn chồng chị làm ngân hàng, công việc ổn định, thu nhập khá.

Chính vì thế, những dịp du lịch gia đình, vợ chồng chị luôn là người đứng ra tổ chức. Không những vậy, ông xã chị còn sẵn sàng tài trợ một nửa chi phí, phần còn lại thì mấy chị em chị M cùng nhau chia sẻ. Điều này khiến chị M rất vui, nghĩ rằng chồng là một người tâm lý.

Nói về gia đình chị M, chị là con gái cả trong gia đình có 4 chị em gái. Các em của chị đều lấy chồng xa, ít có điều kiện gần gũi bố mẹ như chị.

Cũng vì vậy, bố mẹ chị M thường dành nhiều tình cảm và sự hỗ trợ hơn cho vợ chồng chị. Từ chuyện tiền bạc đến quan tâm đời sống, ông bà đều hết lòng. Căn nhà chị M đang ở cũng là bố mẹ chị cho tiền để mua.

Bố mẹ chị không có con trai nên coi con rể như con ruột mà đối đãi. Chính vì thế, chị tin rằng chồng mình sẽ hiểu được tấm lòng của bố mẹ, và sẽ cùng chị phụng dưỡng, báo hiếu bố mẹ.

Thế nhưng, tất cả những điều tưởng chừng là ấm êm ấy lại vỡ vụn sau một biến cố gia đình. Cách đây không lâu, bố chị M phát hiện mắc bệnh gan, và đáng buồn hơn là bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Bố vợ đổ bệnh nặng, con rể cả hứa chăm sóc chu đáo nhưng lời anh nói khiến cả nhà náo loạn - 1

Chị M chia sẻ câu chuyện của gia đình mình.

Thời điểm đó, gia đình cần sự chung tay của tất cả các con để lo viện phí. Các em gái của chị M, dù hoàn cảnh không dư dả vẫn cố gắng gom góp mỗi người 20 triệu để hỗ trợ bố mẹ. Riêng chồng chị M lại viện lý do “công việc khó khăn” và chỉ đưa 30 triệu, không hơn.

Chị M khi ấy cảm thấy buồn, nhưng vẫn cố gắng thông cảm. Chị nghĩ, có thể chồng mình đang gặp trục trặc thật. Nhưng rồi mọi thứ bắt đầu rõ ràng hơn khi bố chị yếu dần, quyết định gọi các con về họp mặt để bàn việc hậu sự. Là con cả, lại đang sống gần nhà, bố chị mong muốn vợ chồng chị sẽ là người đứng mũi chịu sào, thay ông lo hương khói tổ tiên và chăm sóc mẹ sau này.

Nghe bố nói, chị M cảm thấy nặng lòng, nhưng cũng sẵn sàng nhận trách nhiệm. Chồng chị M gật đầu, nhưng kèm theo một điều kiện khiến cả gia đình chết lặng, đó là ông bà phải sang tên ngôi nhà đang ở cho vợ chồng anh.

Anh ấy nói thẳng với bố mẹ tôi: nếu ông bà sang tên thì anh ấy sẽ đứng ra lo toàn bộ viện phí, chăm sóc chu đáo. Khi đó tôi vô cùng bất ngờ. Tôi không ngờ người chồng tôi từng tin tưởng lại có thể toan tính đến mức ấy. Anh ấy rất tham lam và ích kỷ”, chị M bày tỏ.

Nghe chồng chị M nói vậy, chị chưa kịp nói gì thì các em gái chị đã phản ứng gay gắt, nhất quyết không đồng ý chuyện này. Bố chị M cũng bày tỏ, ông sẽ viết di chúc, chia một nửa tài sản cho vợ chồng con cả, phần còn lại chia đều cho 3 em gái. Với ông, đó là cách công bằng nhất, vừa ghi nhận công chăm sóc của con cả, vừa không làm các con gái khác tủi thân.

Dẫu vậy, chồng chị M vẫn không đồng ý. “Không khí gia đình ngay lập tức căng như dây đàn, mẹ tôi khóc không thành tiếng, còn bố thì vì quá tức giận mà phát cơn đau”, chị M kể lại trong nước mắt.

Khi về nhà, chị M nói chuyện lại với chồng, mong anh thấu hiểu. Nào ngờ, anh lại gạt đi và phũ phàng nói: “Vậy thì tự đi mà lo”. Không những thế, anh còn cấm chị M sau này thờ cúng bố mẹ. “Vợ chồng tôi từ đó căng thẳng, chiến tranh lạnh. Là người đứng giữa tôi thực sự khó xử. Tôi không biết khuyên anh ấy ra sao nữa”, chị M nghẹn ngào.

Được biết, căn nhà bố mẹ chị đang sống là nhà hai tầng, diện tích 150m², nằm ở khu phố khá sầm uất ở Hà Nội. Giá trị không nhỏ, và cũng là cả đời tích góp của bố mẹ. Nhưng với chị M, nó không chỉ là tài sản, đó là nơi chốn yêu thương, là ký ức, là mái nhà mà chị mong gìn giữ để thờ cúng bố mẹ sau này.

Lắng nghe câu chuyện của chị M, Tiến sĩ tâm lý Đinh Đoàn nhận định: “Những mâu thuẫn liên quan đến đất đai, thừa kế không hề hiếm. Nhưng đau lòng nhất là khi chính người trong nhà biến tình thân thành cuộc mặc cả. Con người ta chỉ thật sự bộc lộ bản chất khi đứng trước lợi ích”.

Theo ông, điều chị M nên làm lúc này là họp bốn chị em lại, thống nhất quan điểm. Nếu bố mẹ còn minh mẫn, hãy để họ lập di chúc theo đúng nguyện vọng, vì di chúc không chỉ là giấy tờ pháp lý, mà còn là lời gửi gắm cuối đời, thể hiện sự yêu thương, phân minh của bố mẹ với từng người con.

“Chia tài sản khi bố mẹ còn sống không có nghĩa là phải chia hết. Bố mẹ vẫn cần một phần để phòng khi đau ốm, viện phí, thuốc men. Nếu cần bán nhà, hãy chia thành năm phần (nhưng không nghĩa là 5 phần đều nhau), trong đó có một phần đứng tên riêng của bố mẹ, lập tài khoản riêng để lo cho ông bà lúc ốm đau, sau này hương khói cũng từ đó mà ra”, ông gợi ý.

Bố vợ đổ bệnh nặng, con rể cả hứa chăm sóc chu đáo nhưng lời anh nói khiến cả nhà náo loạn - 2

Tiến sĩ Đinh Đoàn đưa ra lời khuyên cho chị M.

Về mặt pháp lý, ông cũng khuyên gia đình chị M nên mời công chứng viên hoặc luật sư đến nhà, hướng dẫn lập di chúc rõ ràng, dùng đúng từ ngữ như “tặng cho”, “thừa kế”, “chia phần”... để tránh rắc rối pháp lý sau này.

Về chuyện hương khói sau này, ông bày tỏ: “Nghĩ làm sao cho yên ổn người sống, chứ đừng nghĩ tới chuyện mai kia ai thờ làm gì. Khi bố mẹ mất, có thể lập ban thờ, hoặc gửi vào chùa cũng được, miễn là tâm thành”.

Theo ông, ban thờ là nơi đặt tâm, không phải nơi để mặc cả. Người sống tử tế thì dù chỉ một nén nhang cũng đủ. Còn sống không ra gì thì có thờ cả trăm ban cũng vô nghĩa.

Chia sẻ

Lyly

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt nhà bạn trai, bố anh cứ nhìn chằm chằm khiến tôi run sợ

Ra mắt nhà bạn trai, bố anh cứ nhìn chằm chằm khiến tôi run sợ

Tôi có bầu khi chưa cưới. Nói đúng hơn là “vỡ kế hoạch”, nhưng đó là cái vỡ kế hoạch mà ai nghe cũng nhíu mày. Bạn trai tôi tên Trung là dân kỹ thuật, tính hiền, kiếm tiền ổn định, nhưng tính chuyện cưới xin thì anh cứ lơ lơ lửng lửng. Tôi cũng không giục, vì bản thân còn đang thích tự do.

Con cháu ở đây, bà yên tâm nhé

Con cháu ở đây, bà yên tâm nhé

Từ lúc tôi được sinh ra, tới nay đã học tới bậc THPT, lần đầu tiên tôi mới thấy bà nằm viện. Mà cũng là khi bệnh của bà đã nặng lắm...