Tôi không trả lời ngay, nhưng trong lòng dậy sóng. 2 tỷ đồng – số tiền ấy quả thực lớn với gia đình tôi. Với số tiền đó, tôi có thể trả hết nợ nần, mua một mảnh đất dựng nhà ở thoát khỏi cảnh thuê trọ, không còn áp lực kinh tế.
Tôi năm nay 32 tuổi, hiện đang làm công nhân may. Chồng tôi cũng là công nhân, nhưng ở một khu công nghiệp khác. Cuộc sống gia đình tôi không hề dư dả khi chúng tôi vừa nuôi ba đứa con nhỏ, vừa phải trả tiền thuê nhà hàng tháng. Cả hai vợ chồng đều làm quần quật từ sáng đến tối, vậy mà chi tiêu vẫn eo hẹp.
Vợ chồng tôi vốn không định sinh nhiều con. Lúc mới cưới, chúng tôi chỉ dự định sinh một đứa để nuôi dạy cho tốt. Nhưng đời không như dự tính, cuối cùng 5 năm tôi sinh sòn sòn 3 đứa. Đứa đầu tiên là kết quả của kế hoạch. Đứa thứ hai thì do sơ suất, chưa kịp tính toán đã dính bầu. Đến đứa thứ ba, tôi đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn không tránh được. Có con là phúc, nhưng cũng là gánh nặng lớn khi chúng tôi chẳng dư dả gì. Mỗi lần nhìn bọn trẻ thiếu thốn quần áo, đồ chơi, tôi lại thấy xót xa.
Thấy vợ chồng em trai chữa mai không được con, tôi thương vô cùng. (Ảnh minh họa)
Ngược lại, em trai chồng tôi lại hoàn toàn khác. Vợ chồng chú thím ấy cưới nhau đã 6 năm nhưng chưa có con. Sau ngày cưới, vợ chồng cũng mong ngóng có con từng ngày, nhưng mãi chẳng thấy tin vui. Vợ chồng đã chạy chữa khắp nơi, từ thuốc Đông y đến Tây y, rồi cả những bác sĩ giỏi nhất trong và ngoài nước. Kết quả vẫn là con số không. Thấy em dâu tôi kể là thím ấy bị buồng trứng đa nang, dẫn đến rối loạn nội tiết và không rụng trứng, còn em trai chồng tôi thì gặp vấn đề về chất lượng tinh trùng, khiến khả năng thụ thai tự nhiên gần như bằng không.
Thím út từng khóc với tôi:
“Chị à, em khao khát được làm mẹ mà sao khó quá. Mỗi lần thấy con nhà chị, em vừa vui vừa tủi thân. Em chỉ ước được có một đứa trẻ gọi mình là mẹ thôi.”
Nghe vậy, tôi không khỏi đau lòng. Có lẽ chính vì thế mà sau nhiều năm chạy chữa không thành, chú thím ấy đã đưa ra một đề nghị táo bạo – nhờ vợ chồng tôi cho họ một đứa con để nuôi.
Khi nghe chồng tôi đề cập chuyện này, tôi sửng sốt. Anh bảo:
“Em nghĩ đi, mình có ba đứa con, san sẻ một đứa cho em trai anh thì cũng đâu mất mát gì. Hơn nữa, chú thím ấy hứa sẽ gửi mình 2 tỷ để nuôi hai đứa còn lại. 2 tỷ, em à! Số tiền ấy đủ để con mình ăn học đàng hoàng và mua một mảnh đất nhỏ để xây nhà”.
Tôi không trả lời ngay, nhưng trong lòng dậy sóng. 2 tỷ đồng – số tiền ấy quả thực lớn với gia đình tôi. Với số tiền đó, tôi có thể trả hết nợ nần, mua một mảnh đất dựng nhà ở thoát khỏi cảnh thuê trọ, không còn áp lực kinh tế. Nhưng lương tâm người mẹ trong tôi gào thét. Làm sao tôi có thể trao một đứa con cho người khác, dù là người thân? Làm sao tôi chịu được khi con gọi người khác là mẹ, không biết tôi là ai?
Hơn nữa, chú thím ấy không chỉ muốn nuôi con mà còn muốn làm lại giấy khai sinh, trên giấy tờ con sẽ hoàn toàn là con ruột của họ. Điều này khiến tôi càng băn khoăn hơn. Nếu đồng ý, tôi có phải cắt đứt mọi mối quan hệ với con? Sau này lớn lên, liệu con tôi có cảm thấy bị bỏ rơi, oán trách bố mẹ đẻ tham tiền bỏ con, đẩy nó vào cảnh lạc lõng trong chính gia đình ruột thịt không?
Nhưng nếu từ chối, tôi phải đối mặt với hiện thực khó khăn: Nuôi ba đứa con trong cảnh nghèo khó, chúng sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Tiền học phí, tiền ăn, tiền sinh hoạt ngày càng tăng, còn thu nhập của vợ chồng tôi thì gần như giậm chân tại chỗ. Nhiều lúc nhìn ba đứa nhỏ, tôi tự hỏi: Liệu mình có đủ sức để cho chúng một tương lai tốt đẹp không?
Tôi rất trăn trở khi em dâu đề nghị đưa một trong 3 đứa con của mình cho thím ấy nuôi. (Ảnh minh họa)
Câu hỏi ấy khiến tôi dằn vặt mãi. Tôi đã bàn bạc với chồng nhiều lần, nhưng cả hai vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Anh thì nghiêng về việc đồng ý, vì anh nghĩ đó là cách giúp đỡ em trai chồng và cũng là cách giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Còn tôi, dù lý trí bảo nên làm vậy, nhưng trái tim lại không cho phép.
Tôi đã tâm sự với mẹ chồng, hy vọng bà cho tôi lời khuyên. Nhưng bà chỉ bảo:
“Con là mẹ, con hãy lắng nghe trái tim mình. Làm gì cũng phải nghĩ đến các cháu, đừng để sau này hối hận.”
Đêm ấy, tôi không ngủ được. Tôi ngồi nhìn từng đứa con ngủ say, nước mắt lặng lẽ rơi. Tôi biết mình không thể làm điều mà chồng và chú thím ấy mong muốn. Bởi lẽ, với tôi, mỗi đứa con đều là máu thịt, là món quà mà cuộc đời đã ban tặng. Cho đi một đứa, không chỉ là mất đi một phần trái tim, mà còn là đẩy một đứa trẻ vào cuộc đời đầy tổn thương.
Tôi đã quyết định giữ cả ba đứa con bên mình. Dù khó khăn, dù thiếu thốn, tôi sẽ cố gắng làm tất cả để chúng có một cuộc sống tốt nhất. Tôi tin rằng, nếu thương yêu và đoàn kết, cả gia đình tôi và chú thím út đều có thể tìm ra con đường khác để hạnh phúc – mà không ai phải chịu mất mát hay tổn thương.
Dấu hiệu không rụng trứng
Để biết được dấu hiệu không rụng trứng, các chị em có thể để ý những triệu chứng sau đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, ngắn hoặc dài hơn so với bình thường.
- Nhiệt độ cơ thể không tăng lên ở nửa cuối chu kỳ. Trong khi nếu vòng kinh có phóng noãn thì cơ thể có sự tăng nhiệt độ lên mức độ thấy được.
- Không có dấu hiệu đau bụng khi hành kinh trong khi bình thường rất hay xảy ra hiện tượng này ở kỳ kinh bình thước trước đó.
Làm sao để biết chu kỳ kinh không rụng trứng?
Ngoài những dấu hiệu không rụng trứng, để biết được chắc chắn cơ thể có gặp phải hiện tượng này hay không thì cần phải thăm khám. Thông qua những phương pháp dưới đây có thể biết được hiện tượng không rụng trứng:
- Xét nghiệm hormone nội tiết: Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể, từ đó xác định được nguyên nhân gây không rụng trứng.
- Siêu âm đầu dò âm đạo: Qua siêu âm bác sĩ có thể xác định được tình trạng của buồng trứng, tử cung cũng như các vấn đề khác.
Bên cạnh đó, nếu ở tại nhà, các chị em nếu thấy có dấu hiệu không rụng trứng cũng có thể tự kiểm tra bằng que test rụng trứng. Đây là cách canh chu kỳ rụng trứng với những chị em đang muốn có thai.