Chi hơn 1 tỷ để cưới vợ, người đàn ông đòi ly hôn chỉ sau 3 tháng vì lý do này

Cẩm Tú
Chia sẻ

Khi người vợ biết được suy nghĩ của chồng thì bắt đầu cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Hôn nhân là chuyện giữa hai người, để duy trì hôn nhân tốt đẹp, ngoài tình cảm, cả hai bên cũng cần có quan niệm và nhận thức sống giống nhau. Nhưng trên thực tế, nhiều người chỉ phát hiện họ có sự khác biệt lớn sau khi kết hôn. Một khi những khác biệt như vậy ngày càng gia tăng, rất có thể sẽ đẩy hôn nhân đến bờ vực tan vỡ, ví dụ như cặp đôi người Trung Quốc này.

Anh Tiểu Trương và chị Tiểu Lệ (sống ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) đã kết hôn cách đây không lâu. Để cưới được Tiểu Lệ, anh Tiểu Trương đã cố gắng bằng mọi giá để tặng chị món quà trị giá 288.000 tệ (hơn 1 tỷ đồng).

Chi hơn 1 tỷ để cưới vợ, người đàn ông đòi ly hôn chỉ sau 3 tháng vì lý do này - 1

Để cưới chị Tiểu Lệ, anh Trương đã chi hơn 1 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 tháng sau khi kết hôn, thói quen chi tiêu xa hoa của người vợ dần bộc lộ khiến anh chồng choáng váng. Cụ thể, chỉ trong vòng 2 tháng, chị Tiểu Lệ đã tiêu hơn 60.000 tệ (khoảng 210 triệu đồng) và phần lớn được chi cho những món đồ xa xỉ.

Vợ chi tiêu lãng phí như vậy, người chồng cảm thấy rất khó chịu. Anh cho rằng, trong cuộc sống hôn nhân thì hai vợ chồng nên cùng nhau cố gắng, bàn bạc với nhau về các khoản chi tiêu, vợ không nên tiêu tiền một mình như vậy. Từ chuyện này, hai vợ chồng tranh cãi gay gắt và cuối cùng họ ly hôn sau 3 tháng cưới.

“Tôi không thể chấp nhận nổi cách chi tiêu của vợ. Tôi không thể tiếp tục chung sống với một người phụ nữ không có tinh thần trách nhiệm như thế được nữa”, anh Trương quả quyết nói.

Khi người vợ biết được suy nghĩ của chồng thì bắt đầu cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Vì thế, chị cố gắng níu kéo chồng nhưng rồi hai vợ chồng lại cãi vã nảy lửa. Cuối cùng, cả hai vẫn ly hôn sau 3 tháng cưới. 

Chi hơn 1 tỷ để cưới vợ, người đàn ông đòi ly hôn chỉ sau 3 tháng vì lý do này - 2

Cuộc hôn nhân của cặp đôi đã tan vỡ sau 3 tháng cưới. 

Sự khác biệt trong quan niệm chi tiêu có thể trở thành thứ phá vỡ hôn nhân

Trên thực tế, cả khái niệm tiền bạc và khái niệm chi tiêu đều rất quan trọng trong hôn nhân. Nếu quan niệm của vợ chồng về tiền bạc và chi tiêu có sự khác biệt rất lớn thì rất có thể hôn nhân sẽ gặp khủng hoảng.

Trước khi kết hôn, cả hai bên nên tìm hiểu đầy đủ về quan niệm tiền bạc và thói quen chi tiêu của nhau. Nếu cả hai bên nhận thấy có sự khác biệt rất lớn thì cần phải suy nghĩ kỹ trước khi kết hôn và cũng cần trải qua một số thử nghiệm. Bạn cần có thời gian để điều chỉnh và làm rõ vấn đề này trước khi có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Ngoài ra, quan niệm quản lý tiền bạc trong hôn nhân không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là phép thử về sự giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau giữa vợ và chồng. Cả hai vợ chồng nên bàn bạc với nhau về cách sử dụng tiền bạc, quản lý chi tiêu và kế hoạch tài chính trong tương lai.

Chỉ khi có sự thống nhất, cả hai thấu hiểu, bao dung và hỗ trợ nhau về kinh tế cũng như các khía cạnh khác trong cuộc sống thì hai vợ chồng mới có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để cuộc hôn nhân của bạn được hạnh phúc lâu dài.

Chia sẻ

Cẩm Tú

Tin cùng chuyên mục

Tìm lại bữa cơm nhà

Tìm lại bữa cơm nhà

Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà bà gồm hơn 10 thành viên cùng tề tựu đông đủ bên mâm cơm nhà. “Cháu mời bà ăn cơm”, “Cháu chúc bà năm mới vui vẻ”... Bà Hạnh nghe tiếng con cháu líu ríu bên tai mà cảm động muốn rơi nước mắt.