Chăm con dâu ở cữ nhưng cho ăn sơ sài, ngày mẹ chồng nằm viện, tôi gửi đến 1 món quà khiến bà vội hối lỗi

Thy Dung
Chia sẻ

Cả cuộc đời tôi không thể quên được khoảng thời gian ở cữ sau khi sinh con trai đầu lòng.

Chồng tôi và tôi quen nhau qua mai mối. Ngay từ lần đầu gặp, cả 2 đều có cảm tình. Vì hai bên gia đình cũng tương đối môn đăng hộ đối, nên chẳng bao lâu sau chúng tôi đã đi đến hôn nhân. Khi chuẩn bị kết hôn, chồng tôi có nói rằng bố mẹ anh ấy đã lớn tuổi, anh muốn chúng tôi sống chung với họ để tiện chăm sóc lẫn nhau. Vốn dĩ là người hiếu thảo, tôi cũng chẳng hề phản đối, đồng ý dọn về ở chung với gia đình anh.

Mẹ chồng tôi có sở thích đi tám với hàng xóm, ngày nào không ra ngoài trò chuyện, bà như mất đi niềm vui. Lúc đầu, vì cả nhà đều bận rộn đi làm, ít khi gặp nhau nên không xảy ra vấn đề gì. Rắc rối chỉ bắt đầu khi tôi mang thai và trong giai đoạn ở cữ.

Vì mang thai nên tôi xin nghỉ việc, ở nhà chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, kinh tế gia đình thì không thể gián đoạn. Ban đầu, chồng tôi định ở nhà cùng tôi, nhưng vì công việc đòi hỏi, anh buộc phải đi làm. Không còn cách nào khác, chồng tôi đành nhờ mẹ chồng giúp chăm sóc tôi. Dù không muốn, nhưng vì nghĩ đến con và cháu, bà cũng đồng ý. Thế nhưng, thỉnh thoảng bà vẫn ra ngoài tám chuyện với hàng xóm. Tôi biết mẹ chồng có sở thích này nên không để bụng, những khi cảm thấy khỏe, tôi còn khuyên bà ra ngoài giải khuây cho vui.

Ngày sinh con cuối cùng cũng đến, thật may mắn mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Tôi sinh hạ được một bé trai, cả gia đình ai cũng vui mừng. Nhờ có sức khỏe tốt nên chỉ sau vài ngày ở viện, tôi đã được về nhà. Chồng tôi xin nghỉ phép ở nhà chăm sóc tôi vài ngày, sau đó anh quay trở lại làm việc. Việc chăm sóc tôi lúc này lại đặt lên vai mẹ chồng.

Chăm con dâu ở cữ nhưng cho ăn sơ sài, ngày mẹ chồng nằm viện, tôi gửi đến 1 món quà khiến bà vội hối lỗi - 1

Mẹ chồng chăm sóc tôi trong thời gian mang thai và sau sinh. (Ảnh minh họa)

Ban đầu, bà rất chu đáo, tôi cảm thấy yên tâm phần nào. Nhưng chỉ sau vài ngày, cơn “nghiện” tám chuyện của bà lại nổi lên. Thấy con trai và chồng đều đi làm hết, bà quay sang bảo tôi: "Con này, mẹ thấy con hồi phục cũng nhanh, khỏe rồi đấy. Con tự chăm sóc cháu nội cũng được rồi. Mẹ mua sẵn cho con thùng mì tôm, đói thì ăn nhé. Đây là loại mì gà nấm, mùi vị cũng giống như canh giò hầm vậy”. Nghe bà nói mà tôi đơ người. Tôi vừa mới sinh con, đang cho con bú, ăn mì tôm thì có gì tốt đâu. Nhưng tôi chưa kịp nói hết câu, bà đã vội vàng đi mất.

Chiều hôm đó, khi chồng tôi về nhà hỏi thăm: "Hôm nay thế nào em?". Tôi buồn bã đáp: "Hôm nay mẹ đi tám chuyện, ngủ ở bên nhà hàng xóm luôn”, Chồng tôi ngây thơ chẳng hiểu ý, còn đùa lại: "Vậy thì phải bảo mẹ tối nấu món gì cho vợ anh ăn bù thôi”.

Sau này, trong một lần đi qua nhà hàng xóm, mẹ chồng tôi bị xe máy tông nên và phải nhập viện. Lúc này, tôi đã quay lại làm việc. Chồng tôi hết lời thuyết phục tôi đến bệnh viện chăm sóc mẹ, nhưng tôi không đồng ý. Mẹ chồng nhập viện đã hơn 10 ngày, anh kiên quyết nói: "Dù thế nào, em cũng phải đến viện thăm mẹ”.

Cuối cùng, tôi cũng đến bệnh viện, mang theo một thùng mì tôm và đặt nó bên cạnh giường bệnh của mẹ chồng. Hôm sau, khi chồng tôi đến thăm, nhìn thấy thùng mì bên cạnh giường, anh lập tức nổi giận, gọi điện chất vấn tôi: "Mẹ vừa mới phẫu thuật xong, sao em lại mang mì tôm cho mẹ ăn?". Tôi lạnh lùng trả lời: "Mẹ nói thích ăn, không tin anh hỏi bà xem”, nói xong tôi cúp máy.

Chồng tôi bị nghẹn lời, quay lại hỏi mẹ chồng chuyện gì đang xảy ra. Lúc này, mẹ chồng mới bắt đầu hối hận về những gì mình đã làm. Bà kể lại toàn bộ sự việc cho chồng tôi nghe, khiến anh không khỏi sững sờ. Hóa ra, tôi chưa từng kể chuyện này với anh. Đến lúc này, mẹ chồng tôi mới thực sự nhận ra sai lầm của mình, nhưng hối hận thì đã quá muộn rồi.

Với tôi, khoảng thời gian ở cữ là lúc cần nhất sự quan tâm, đặc biệt từ những người thân trong gia đình. Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi, mà tất cả phụ nữ đều có cảm giác này.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có rmail: tranbang…89@gmail.com

Tại sao trong thời gian ở cữ, các bà mẹ sau sinh cần được quan tâm nhiều nhất?

Trong thời gian ở cữ, các bà mẹ sau sinh cần được quan tâm nhiều nhất vì những lý do sau:

- Sự thay đổi về thể chất: Sau quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người mẹ trải qua nhiều biến đổi lớn. Lúc này, sức khỏe của người mẹ thường rất yếu, cần thời gian để hồi phục. Việc được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và chăm sóc đúng cách là điều kiện quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tránh được các biến chứng về sau như đau lưng, suy nhược cơ thể hay các vấn đề về sản phụ khoa.

- Sức khỏe tinh thần: Sau sinh, nhiều bà mẹ phải đối mặt với những thay đổi về cảm xúc, tâm lý do sự dao động của hormone trong cơ thể. Đây là thời điểm nhạy cảm, dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Sự quan tâm, chia sẻ từ người thân, đặc biệt là chồng và gia đình, giúp họ giảm bớt căng thẳng, lo âu, mang lại cảm giác được yêu thương và đồng hành trong hành trình nuôi con.

- Chăm sóc và nuôi dưỡng em bé: Thời gian ở cữ cũng là giai đoạn người mẹ tập trung vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng em bé. Việc chăm con, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên sau sinh, rất tốn sức và căng thẳng. Sự quan tâm, hỗ trợ của người thân giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi, giảm bớt áp lực trong việc chăm sóc con, từ đó duy trì sức khỏe tốt để có thể nuôi con lâu dài.

- Duy trì sức khỏe và sữa mẹ: Sau sinh, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào cho con. Nếu người mẹ không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng và tinh thần, cơ thể sẽ khó phục hồi và có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

- Phòng tránh các biến chứng: Nếu không được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách, các bà mẹ sau sinh có thể gặp phải nhiều biến chứng như nhiễm trùng, băng huyết, hậu sản hay các bệnh lý về xương khớp. Sự quan tâm, chăm sóc kịp thời từ người thân trong giai đoạn này giúp phòng tránh và giảm thiểu rủi ro của các biến chứng.

Vì vậy, thời gian ở cữ chính là giai đoạn quan trọng nhất để người mẹ phục hồi sức khỏe, ổn định tinh thần và thích nghi với vai trò mới, cần sự quan tâm và hỗ trợ tối đa từ những người xung quanh.

Chia sẻ

Thy Dung

Tin cùng chuyên mục

Báo động nạn bạo hành trẻ em

Báo động nạn bạo hành trẻ em

Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang rất nhức nhối và không ngừng gia tăng. Do đó, cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ trẻ em, nâng cao hình phạt với những kẻ bạo hành để sớm ngăn chặn vấn đề này.