Ngày cưới tôi mới biết, người suốt 24 năm vẫn gọi là chị gái lại chính là mẹ đẻ của mình

Thảo Nguyên
Chia sẻ

Chồng sắp cưới của tôi là một người đàn ông tốt, gia đình anh cũng rất tử tế. Mẹ với chị gái đều rất mừng cho tôi.

Ngay từ khi còn nhỏ tôi luôn thắc mắc tại sao tận lúc hơn 40 tuổi mẹ mới sinh ra mình, cách chị gái tận 21 năm. Bởi thế, suốt bao năm tôi hay bị bạn bè trêu có mẹ già cả, mẹ mà chẳng khác gì bà của tụi chúng. Có người ác mồm còn bảo chắc mẹ chửa hoang mới có tôi.

Nghe mẹ tôi kể lại, ngay khi tôi còn trong bụng, bà đã đưa tôi và chị gái từ Bắc vào Nam. Từ đó, ở trong này 24 năm nhưng chẳng bao giờ bà cho 2 chị em tôi về quê chơi dù chỉ 1 lần. Có hỏi bà về quê hương, mẹ tôi đều nói ở quê ông bà đã mất hết, anh em lại chẳng tốt đẹp gì nên làm gì còn quê mà về.

Tôi nhớ khi tôi khoảng 3-4 tuổi gì đó thì chị gái cũng lấy chồng. Dù nhà chồng chị chỉ cách Sài Gòn 70km nhưng nghe nói công việc rất bận rộn, chị ít về thành phố thăm 2 mẹ con tôi. Có lẽ tại chị với mẹ có vẻ khắc nhau, nói với nhau vài 3 câu đã cãi cọ nên rất ít gọi về hỏi thăm. Tuy nhiên nhà có việc thì chị vẫn về.

Ngày cưới tôi mới biết, người suốt 24 năm vẫn gọi là chị gái lại chính là mẹ đẻ của mình - 1

Nghe mẹ tôi kể lại, ngay khi tôi còn trong bụng, bà đã đưa tôi và chị gái từ Bắc vào Nam. (Ảnh minh họa)

Hai mẹ con tôi thì sống trong 1 căn hộ chung cư nhỏ. Hàng ngày mẹ ở nhà làm đồ ăn bán cho những người ở chung cư. Cũng may là bà làm đồ ăn rất ngon, sạch sẽ nên cư dân ở đây đặt hàng đông lắm. Từ đó, 2 mẹ con cũng đủ chi tiêu sinh hoạt và cho tôi ăn học.

Nhiều lúc thấy bà làm đồ ăn từ 4h sáng đến 4h chiều vất vả quá, tôi ngoài đi học, đi làm về lại phụ bà. Có lúc tôi còn bảo nghỉ học để làm cùng thì bà nhất quyết không chịu, bắt phải đi học cho có tương lai.

Rồi cũng đến ngày tôi yêu và lên kế hoạch đám cưới. Chồng sắp cưới của tôi là một người đàn ông tốt, gia đình anh cũng rất tử tế. Mẹ với chị gái đều rất mừng cho tôi.

Thế nhưng cũng chính thời gian đang chuẩn bị cưới xin thì mẹ tôi lại phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Giai đoạn này bà ho rất nhiều nên tôi có ý định hoãn đám cưới lại. Song bà nhất quyết không chịu, vẫn bắt tiến hành như kế hoạch đã định vì bảo thời gian của bà không cồn nhiều nữa, chỉ có thể tính bằng ngày nên muốn nhìn thấy tôi lên xe hoa.

Đêm trước ngày vu quy, mẹ và chị gái dặn dò tôi đủ thứ. Rồi nằm trên giường bệnh, bà cũng yếu ớt bảo có điều quan trọng muốn nói. Rồi bà nghẹn ngào:

“Chỉ ngày mai thôi con đã là cô dâu và tròn 24 tuổi rồi nên mẹ muốn nói cho con 1 bí mật đã giấu kín rất nhiều năm nay. Đó là mẹ chính là bà ngoại của con, không phải mẹ của con”.

Tôi nghe mà lặng người, còn tưởng những ngày cuối đời bà bị lẫn. Hỏi ai là người sinh ra tôi thì bà lại chỉ tay về phía chị gái tôi nói: “Chị gái mới là mẹ ruột của con”.

Rồi mẹ tôi kể, ngày đó chị gái yêu đương rồi lỡ có bầu trước  cưới. Dù yêu phải chàng họ Sở nhưng mẹ vẫn bắt chị sinh bé một mình không cho bỏ con. Sợ con gái phải chịu cảnh đàm tiếu ở quê nên mẹ đã bán nhà, đưa 2 chị em tôi vào đây làm ăn tránh tai tiếng. Mẹ cũng nhận tôi là con gái bà để sau này chị có thể lấy chồng.

Khi chị gái tôi lập gia đình xong, suốt bao năm qua chẳng hiểu sao chị vẫn chưa sinh được cob. Chị cứ bảo đây là quả báo ngày xưa không nuôi con của chị. Bao năm điều trị hiếm muộn khiến vợ chồng chị mâu thuẫn rất nhiều.

Ngày cưới tôi mới biết, người suốt 24 năm vẫn gọi là chị gái lại chính là mẹ đẻ của mình - 2

Đêm trước ngày vu quy, mẹ và chị gái dặn dò tôi đủ thứ. (Ảnh minh họa)

Nghe chuyện kể về chính mình mà tôi sốc quá. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình rơi vào tình cảnh éo le này. Hóa ra bao năm qua, người tôi gọi là chị gái lại là người sinh ra mình. Còn người nuôi nấng tôi gọi là mẹ chính là bà ngoại của mình. Thế nhưng khi hỏi bà ngoại giờ nên gọi thế nào, bà vẫn bảo:

“Con chỉ cần biết như thế còn đừng làm xáo trộn mọi chuyện lên vì không tốt cho con cũng như chị gái con. Thậm chí ngay cả khi mẹ chết đi, từ trước gọi sao thì vẫn cứ gọi như vậy”.

Thật sự tôi không biết nghĩ sao nữa. Chẳng thà mãi mãi chẳng biết sự thật này thì hơn. Hơn nữa tôi cũng có một băn khoăn, nếu tôi là con của chị gái, vậy chị ấy bị vô sinh bao năm như thế, liệu sau khi lấy chồng, tôi có bị vô sinh do di truyền không?

Vô sinh có di truyền không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều cặp vợ chồng sau khi chữa trị vô sinh thành công thường sợ hãi và e ngại. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, tỷ lệ di truyền bệnh vô sinh là rất thấp. Nhưng cũng không thể khẳng định là không có. Trong một vài trường hợp đặc biệt, người con vẫn có thể bị vô sinh giống bố hoặc mẹ.

Những trường hợp xuất hiện tình trạng di truyền vô sinh có thể là do tình trạng đứt gãy nhiễm sắc thể X ở mẹ hoặc Y ở bố. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như: rối loạn di truyền đơn gen, rối loạn nhiễm sắc thể, suy giảm nội tiết tố,...

Ngày cưới tôi mới biết, người suốt 24 năm vẫn gọi là chị gái lại chính là mẹ đẻ của mình - 3

Chia sẻ

Thảo Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Làm gì khi con biết yêu?

Làm gì khi con biết yêu?

Khi phát hiện con, nhất là con đang trong cấp học phổ thông biết yêu, một số cha mẹ lo lắng, hoang mang, một số lại bình tĩnh đón nhận. Cũng có cha mẹ chọn cách quyết liệt ngăn cấm, nhưng có người lại “ngó lơ” để con được tự nhiên với những rung động đầu đời. Chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng Nguyễn Hải Vân, chuyên viên tâm lý học đường Trường liên cấp Tiểu học và THCS...

Chồng đã cũ yêu làm sao cho mới?

Chồng đã cũ yêu làm sao cho mới?

Là một người đàn ông, tôi phải thành thật mà nói rằng đàn ông chúng tôi dễ cũ đi hơn phụ nữ rất nhiều. Đặc biệt là sau khi kết hôn. Vì tôi thấy ngoài kia, rất nhiều người vợ đang phải sử dụng một ông chồng rất cũ.

Nàng dâu khái tính

Nàng dâu khái tính

Linh vẫn luôn nghĩ, mình sẽ không cậy nhờ gì ở nhà chồng. Cô thích sự tự lập, tự chủ để có thể “kê cao gối lên mà ngủ”.

Tầm soát hôn nhân

Tầm soát hôn nhân

Giống như việc thăm khám sức khoẻ định kỳ, tầm soát ung thư… hôn nhân cũng cần được thăm khám và tầm soát.

Vợ anh không xấu

Vợ anh không xấu

Cơ quan Tuấn tổ chức gặp gỡ nhân dịp ngày thành lập, mời toàn thể vợ chồng con cái cán bộ cùng tham dự. Mọi người ai cũng hồ hởi đăng ký, chỉ riêng Tuấn là ngại ngần. Rồi Tuần báo cáo: “Em chỉ đi một mình. Vợ em đang đi công tác vắng nên không đến được. Thật là tiếc”.

Cái phúc của người già

Cái phúc của người già

Ông nội tôi có một người bạn thân là ông Thức. Hai ông đã đi bên nhau gần trọn cuộc đời. Mối lương duyên đó bắt đầu từ khi hai ông còn là những đứa trẻ chăn trâu thò lò mũi xanh, tới khi đã lên lão...

Chồng... nhạt

Chồng... nhạt

Tôi tin là nhiều phụ nữ đang có câu hỏi này. Hôn nhân phải chăng đã làm nhạt nhẽo đi người chồng đã từng là mặn nồng, đã từng là ngọt ngào của họ.

Bạn được quyền hạnh phúc dù bạn bao nhiêu tuổi

Bạn được quyền hạnh phúc dù bạn bao nhiêu tuổi

Hôm rồi, một nữ bạn đọc hỏi: U70 có quyền hạnh phúc lần nữa hay không? Tôi tin, dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn được quyền hạnh phúc. Ngày hạnh phúc 20/3, hãy cùng bàn về chủ đề hạnh phúc ở tuổi xế chiều.