Con gái của mẹ đã lớn

Linh Lan
Chia sẻ

Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.

Nếu là tôi của 1 năm trước, chắc chắn tôi sẽ gọi về nhà đòi mẹ cho ngủ lại nhà bạn. Biết trước câu trả lời của mẹ sẽ là: “Không được, mẹ không thích con gái ngủ lang bên ngoài” nhưng tôi vẫn cứ phụng phịu, ấm ức.

 Còn bây giờ, tôi đã là sinh viên đại học, một mình ở trọ nơi thành phố. Mẹ tôi đang ở cách tôi mấy trăm km, chẳng còn có thể cấm hay cho phép tôi đi qua đêm mà không về nhà được nữa. Nhưng không hiểu sao, khi đã được “tự do”, thì tôi lại không còn hào hứng trước những lời rủ rê đi chơi tới bến của bạn bè. Tôi trả lời đứa bạn thân: “Thôi, tao phải về nhà. Tao còn có mấy việc phải làm”.

Con gái của mẹ đã lớn - 1

Ảnh minh họa

Kỳ thực là tôi không muốn để mẹ buồn. Từ lúc nào, trước khi làm điều gì đó, tôi thường hay nghĩ mình làm vậy có đúng không và có làm cho mẹ ở nơi xa buồn không.

Hồi còn ở nhà, tôi thường cảm thấy rất bí bách khi bị mẹ “quản thúc”. Sáng ra khi tôi đi học, mẹ luôn nhắc tôi: “Nhớ ăn mặc cho gọn gàng, lịch sự con nhé”. Hàng tối, trong bữa cơm, mẹ gắp thức ăn cho tôi rồi bảo: “Con ăn nhiều và đủ chất để giữ sức khỏe, đừng để ốm ra thì không làm được gì”. Mỗi khi tôi xin phép mẹ cho đi chơi với bạn, mẹ lại nói: “Con đi đâu thì nhớ về sớm”. Rồi 10h đêm mà tôi chưa gọi cửa là mẹ sẽ lại gọi điện hỏi: “Mấy giờ thì con về? Mẹ đang đợi cửa con đấy nhé”. Thường thì tôi không thích nghe mấy lời đó của mẹ và thấy mẹ thật phiền phức.

Cho tới khi tôi lên thành phố một mình. Ngày đầu tiên, ngày thứ 2 tôi thấy cuộc sống không có mẹ thật là thoải mái. Nhưng rồi sau 1 tuần, tôi lại thấy thèm được nghe tiếng mẹ dặn dò, hỏi han, nhắc tôi không nên làm điều này, điều nọ. Đôi khi vì vội mà tôi mặc bộ quần áo nhàu nhĩ khi đi học, khi bị mọi người nhìn thì thấy thẹn và ước, giá mà có mẹ ở đây nhắc nhở tôi. Lúc đi học về, chẳng ai nấu cơm cho nên tôi toàn úp mì “không người lái” cho xong bữa, lòng tự nhủ, nếu còn ở nhà, giờ này tôi đã có cơm dẻo, canh ngọt.

Thế mới thấy thật là thiệt thòi khi phải rời xa vòng tay chăm bẵm của mẹ. Nhưng đó là quy luật tất yếu. Tôi sẽ phải lớn lên, phải tự biết chăm lo bản thân, có ý thức với mỗi việc mình làm. Nhất định là vậy. Mẹ ơi, từ nay mẹ không cần phải nhắc nhở con nữa, mẹ nhé.

Chia sẻ

Linh Lan

Tin cùng chuyên mục

Tình già

Tình già

“Mẹ ơi, con xin phép đưa bố lên trông nhà cho vợ chồng con mấy bữa, khi nào ổn thỏa thì con lại để bố về với mẹ, được không ạ?”.

Caramel mùa hè

Caramel mùa hè

Món caramel ấy, dù đã mấy chục năm trôi qua, vẫn còn trong trí nhớ tôi - ngọt đắng đan xen, mềm như lòng bàn tay của bà, và gợi nhớ nhung như một đêm hè.

Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.

Làm vợ

Làm vợ

Từ bé được mẹ chiều chuộng, lấy chồng lại được yêu thương, Ngọc kết hôn gần một năm mà chưa từng nấu nổi một bữa cơm cho chồng. Cô tin phụ nữ hiện đại không cần bếp núc để giữ chân đàn ông. Cho đến khi mẹ chồng lên chơi vài ngày, những lời chê trách khiến cô hiểu: Yêu thương, nếu không biết giữ, rồi cũng sẽ nguội lạnh mà rời đi…

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Ngân xuất hiện ở phòng tư vấn với đứa con trai hơn một tuổi kháu khỉnh. Nhìn đứa bé bụ bẫm, dễ thương trong sáng như thiên thần bên người mẹ có học thức, xinh đẹp, không ai nghĩ họ lại là nạn nhân bạo lực gia đình gần hai năm nay.

Yêu sau cưới

Yêu sau cưới

Ngân và Trung cưới nhau qua mai mối khi cả hai đã bước vào độ tuổi mà gia đình không còn muốn con cái "kén cá chọn canh" nữa. Trung khi ấy 30 tuổi, là một người đàn ông thành đạt, trầm tính và chín chắn, đang làm trưởng phòng kỹ thuật tại một công ty lớn. Ngân 28 tuổi, là cô giáo tiểu học hiền lành, chu đáo, sống giản dị và có phần khép kín.

Dặm muối cho hôn nhân

Dặm muối cho hôn nhân

Mai chẳng biết hôn nhân trở nên nhạt nhẽo từ lúc nào, chỉ biết là gần đây, cô và chồng chẳng còn có sự đồng điệu. Những câu chuyện mà người nói cũng nói cho có, còn người trả lời thì trả lời cho xong...

Chọn hiếu hay tình?

Chọn hiếu hay tình?

Cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi tôi. Kinh tế chật vật, cuộc sống khó khăn vất vả, mẹ đã hy sinh và sống vì tôi. Vì thế ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nguyện sau này bằng bất cứ giá nào cũng sẽ sống cho mẹ nhiều hơn. Thế nhưng đến giờ phút này, tôi cảm thấy cuộc đời mình sẽ gặp nhiều bất hạnh nếu như sống đúng với tâm nguyện ấy.

Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...

Phụ nữ nhẹ dạ và cạm bẫy lừa đảo

Phụ nữ nhẹ dạ và cạm bẫy lừa đảo

Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, không ít gia đình đang phải đối mặt với những “cơn sóng ngầm” âm thầm phá hoại hạnh phúc. Một trong số đó là tình trạng các chị em nhẹ dạ, trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Vấn nạn này không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn để lại những vết rạn trong hôn nhân, đẩy nhiều cặp đôi đến bờ vực tan...