Vô sinh nên nhờ người đẻ hộ, nửa đêm chứng kiến cảnh trong viện khiến tôi thắt lòng ân hận

Nắng
Chia sẻ

Thấy cô ấy hiền lành, chồng tôi qua lại cũng phải đôi ba tháng mới có bầu. Vì nghĩ cho đứa trẻ chào đời được khỏe mạnh, tôi thường xuyên đưa thêm tiền để người đẻ hộ mua đồ tẩm bổ.

Cưới 2 năm không một lần đậu thai, sốt ruột tôi đi khám để rồi chết lặng nghe bác sĩ thông báo:

“Kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng trứng của cô không phát triển hay còn gọi là trứng lép, tử cung lại quá cao nên khả năng mang thai của cô là gần như không có”.

Tôi ngồi hóa đá tại chỗ. Cả tháng ấy tôi gần như không ăn không ngủ, người gầy rộc xanh xao. Cũng may chồng tôi là người hiểu chuyện, anh không một lời than trách mà chỉ ôm vợ động viên:

“Ngoài con cái ra thì vợ chồng gắn bó với nhau còn vì nhiều điều em ạ. Vợ không sinh được, anh sẽ nghĩ cách khác. Mình có thể xin con nuôi chẳng hạn. Miễn vợ chồng yêu thương, trân trọng nhau, mọi thứ khác đều sẽ có hướng xử lý”.

Vô sinh nên nhờ người đẻ hộ, nửa đêm chứng kiến cảnh trong viện khiến tôi thắt lòng ân hận - 1

Từ khi biết bản thân bị vô sinh, tôi sống như người mất hồn, đau khổ, dằn vặt. (Ảnh minh họa)

Thực tình, anh càng rộng lượng, suy nghĩ cho vợ càng khiến tôi áy náy. Nhất là bố mẹ anh ở dưới quê, ông bà mong ngóng cháu bế từng ngày nên liên tục gọi điện thúc giục hỏi han. Cũng bởi chồng tôi là con 1 nên chuyện họ lo đứng lo ngồi khi con dâu cưới 3 năm chưa đẻ cũng là điều dễ hiểu.

Suy đi tính lại, trăn trở bao ngày cuối cùng tôi bàn với chồng tìm người mang thai hộ. Ban đầu anh phản đối kịch liệt nhưng thực tế tài chính của chúng tôi eo hẹp, làm IVF tốn kém mà qua mấy lần kiểm tra bác sĩ đều đánh giá nội tiết tố của tôi quá kém, làm cũng khó giữ nên phương án tìm người đẻ là tối ưu nhất.

Tôi tìm mãi mới được 1 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đang cần tiền. Cô ấy cũng xinh xắn mà xấu số, góa chồng từ năm 25 tuổi, chưa kịp có con cái. Vì muốn có tiền chữa bệnh cho em trai mà chấp nhận ký hợp đồng đẻ thuê cho vợ chồng tôi.

Thấy cô ấy hiền lành, chồng tôi qua lại cũng phải đôi ba tháng mới có bầu. Vì nghĩ cho đứa trẻ chào đời được khỏe mạnh, ngoài các khoản trong hợp đồng tôi thường xuyên đưa thêm tiền để bên được thuê mua đồ tẩm bổ. Nhưng sau tôi lại phát hiện sau lưng mình, chồng cũng hay qua nhà cô gái đó.

 Khi tôi biết chuyện, anh giải thích rằng:

“Em đừng có suy nghĩ linh tinh. Dù sao Hân (tên người phụ nữ chúng tôi thuê đẻ) cũng đang mang thai đứa con của anh. Thi thoảng anh sang xem tình hình con phát triển thế nào cũng là bình thường. Làm sao anh có thể không có trách nhiệm với con của mình”.

Ban đầu vợ chồng thỏa thuận chuyện đưa đón cô gái đó đi khám thai là tôi phụ trách nhưng tới tháng cuối chồng bảo:

“Giờ cô ấy sắp tới tháng sinh, thân hình nặng nề, em chở không khéo lại ngã ra đó thì có phải tất cả sẽ xôi hỏng, bỏng không. Tốt nhất cứ để anh chở cô ấy. Trồng cây tới ngày hái quả rồi, phải cận thận em ạ”.

Vô sinh nên nhờ người đẻ hộ, nửa đêm chứng kiến cảnh trong viện khiến tôi thắt lòng ân hận - 2

Mỗi lần thấy chồng qua lại với người phụ nữ kia, tôi chạnh lòng và cũng nghi ngơ nhưng anh lại mắng tôi ghen tuông vớ vẩn. (Ảnh minh họa)

Nghe chồng nói thế, tôi cũng thấy có lý nên để anh đưa cô gái đó ra vào viện thăm khám. Có hôm cô ấy kêu mệt, tôi mải làm việc công ty không qua được thì chồng lại sốt sắng sang nấu cháo. Thú thực tôi chạnh lòng, từng nghi ngờ về thái độ nhưng lần nào anh cũng giải thích:

“Anh còn phải giải thích với em thêm bao nhiêu lần nữa… anh lo là lo cho đứa con. Con trong bụng cô ấy thì anh phải chăm sóc cho cả mẹ cả con chứ còn cách nào nữa. Mẹ khỏe thì con mới khỏe”.

Cứ thế tôi dần chủ quan hơn. Cho tới hôm Hân nhập viện sinh con sớm hơn dự kiến nửa tháng. Hôm ấy tôi đi công tác không về kịp, sau khi đứa trẻ chào đời mấy tiếng tôi mới bay về tới nơi. Vội vàng bắt xe vào viện, ai ngờ vừa tới cửa phòng hồi sức sau sinh đã thấy chồng một tay ôm đứa trẻ, 1 tay vuốt trán mẹ nó miệng liên tục hỏi han:

“Cảm ơn em đã sinh con cho anh”.

Tận mắt chứng kiến cảnh tượng ấy, tôi đã gần như không đứng nổi nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh bước tới bên chồng nhắc anh chuyện nhận đứa trẻ. Không ngờ anh quay ra bảo:

“Xin lỗi em, anh đã suy nghĩ rất nhiều. Con anh cần được lớn lên trong một tổ ấm có đủ cả cha mẹ ruột của nó. Hơn nữa anh cũng thực lòng có tình cảm và muốn có trách nhiệm chăm lo cho Hân. Mình ly hôn đi”.

Tôi đứng chôn chân hóa đá, 2 hàng nước mắt cứ thế lăn mà chẳng thể nói thêm lời nào. Vậy là cuộc hôn nhân khép lại ở đó. Sau tất cả, vì trứng lép không có khả năng sinh nở, tôi đã thua trong chính trò chơi cuộc đời mình.

Có thể phòng ngừa trứng lép được không?

- Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nếu trứng lép do vấn đề bẩm sinh thì không thể phòng ngừa. Tuy nhiên để phát hiện bệnh sớm cũng như hỗ trợ trong điều trị, chị em có thể thực hiện các biện pháp như:

- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc thăm khám ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

- Thêm trứng vào thực đơn dinh dưỡng: trong trứng có nhiều vitamin D giúp hỗ trợ cho quá trình sinh sản và cải thiện chất lượng trứng. Bên cạnh đó trứng cũng có nhiều vitamin B12 giúp hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

- Súp lơ có nhiều axit folic giúp bảo vệ thai nhi, đồng thời hỗ trợ ngăn các dị tật bẩm sinh hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các nang trứng.

- Bổ sung thêm omega 3, đây là chất có tác dụng giúp cân bằng hormone và cải thiện chất lượng trứng.

- Tâm trạng thoải mái, chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và từ đó sức khỏe sinh sản sẽ tốt hơn. Chị em có thể thư giãn bằng cách xem các chương trình giải trí, đi du lịch, nghe nhạc, tập luyện thể thao…

Chia sẻ

Nắng

Tin cùng chuyên mục

Khổ vì mẹ chồng là... “người thứ ba”

Khổ vì mẹ chồng là... “người thứ ba”

Chị nói kể từ lúc hai vợ chồng kết hôn thì hạnh phúc của chị đã xuất hiện “người thứ ba” đầy quyền uy khiến tổ ấm của anh chị luôn bất ổn. Khổ nỗi, chị chẳng thể lấy quyền của người vợ để trừng trị “người thứ ba” này, còn chồng chị thì lúc nào cũng tuyên bố không thể nào bỏ được người phụ nữ ấy.

Đồng rau, đồng mắm

Đồng rau, đồng mắm

Ở nhà, bà tôi vẫn là người đi chợ, còn chiều tối thì mấy mẹ con tôi thay phiên nhau nấu cơm. Có lần tôi thấy mẹ thưa với bà: “Hay mẹ để con đi chợ luôn cho tiện, mẹ nghỉ ngơi hoàn toàn đi mẹ”.