Squid Game 3 - Trò Chơi Con Mực 3 gây tranh cãi vì kết cục tệ hại.
Squid Game 3 - Trò Chơi Con Mực 3 vừa ra mắt vài ngày đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, một lần nữa khẳng định vị thế của series phim Hàn Quốc đình đám nhất thập kỷ. Là một tác phẩm đầy tham vọng, phần phim thứ 3 tiếp tục khai thác mặt tối tâm hồn con người và hành trình nhân vật chính chống lại hệ thống trò chơi tàn khốc.
Thành tích vượt trội và sự quan tâm toàn cầu dành cho bộ phim cho thấy sức hút không thể phủ nhận của series này. Tuy nhiên, Squid Game 3 - Trò Chơi Con Mực 3 cũng gây ra không ít tranh cãi trong cộng đồng khán giả.
Squid Game 3 là bộ phim được nhắc đến nhiều nhất hiện nay.
Squid Game 3 không có gì ngoài những cái chết lãng xẹt?
Ngay sau khi phát hành ngày 27/6/2025, Squid Game 3 đã thống trị bảng xếp hạng tại 93 quốc gia, thiết lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử nền tảng trình chiếu. Các chỉ số đánh giá của phim cũng rất ấn tượng: điểm IMDb đạt 8.0/10, Rotten Tomatoes chấm đến 89% từ giới chuyên môn.
Tại Việt Nam, từ đêm ra mắt, các hội nhóm phim ảnh và diễn đàn mạng xã hội tràn ngập những cuộc thảo luận, review và ảnh chế xoay quanh phim.
XEM VIDEO: Trailer phim Squid Game 3 (Trò Chơi Con Mực 3).
Nội dung phần 3 tiếp nối câu chuyện từ phần 2 với bối cảnh u ám và căng thẳng hơn khi nhóm nổi loạn do nhân vật chính Seong Gi Hun (Lee Jung Jae) dẫn đầu thất bại. Anh rơi vào trạng thái tuyệt vọng và dần chấp nhận sự thật rằng mình không thể ngăn chặn trò chơi tàn ác này.
Ở phần 3, Seong Gi Hun tiếp tục trò chơi sau khi nhóm nổi loạn thất bại, anh dần chấp nhận sự thật rằng mình không thể ngăn chặn trò chơi tàn ác này.
Ở phần 3, bộ phim tập trung vào cuộc đối đầu tâm lý giữa Seong Gi Hun và Front Man Hwang In Ho (Lee Byung Hun), kẻ đứng sau mọi âm mưu trong trò chơi. Trong khi Gi Hun đại diện cho lý tưởng - sự tốt đẹp vẫn tồn tại trong những thời khắc đen tối nhất thì In Ho tin rằng con người khi bị đẩy vào đường cùng sẽ bộc lộ những khía cạnh xấu xa nhất.
Squid Game 3 tập trung vào cuộc đối đầu tâm lý giữa Seong Gi Hun và Front Man Hwang In Ho (Lee Byung Hun), kẻ đứng sau mọi âm mưu trong trò chơi.
Khác với hai phần đầu, Squid Game mùa 3 giảm bớt sự căng thẳng nghẹt thở trong các trò chơi dân gian cũng như luật lệ tàn khốc của nó, thay vào đó là những màn tranh giành sự sống đẫm máu và tàn bạo hơn. Điều này khiến nhiều khán giả cảm thấy phần 3 mất đi sự hấp dẫn vốn có của series. Điểm nhấn đáng chú ý trong phần phim là sự xuất hiện của 1 đứa trẻ được sinh ra ngay trong trò chơi, trở thành chi tiết mang tính biểu tượng, là động lực cho nhân vật chính đứng lên chiến đấu.
Điểm nhấn đáng chú ý trong phần phim là sự xuất hiện của một đứa trẻ được sinh ra ngay trong trò chơi, trở thành chi tiết mang tính biểu tượng, là động lực cho nhân vật chính đứng lên chiến đấu.
Dù đạo diễn Hwang Dong Hyuk đã cảnh báo trước về kết cục không có hậu, Squid Game 3 vẫn vấp phải vô vàn chỉ trích. Nhiều khán giả Việt Nam và quốc tế cho rằng phim thiếu sự kịch tính, nhịp phim chậm, các nhân vật phụ thừa thãi, và đặc biệt là cái kết quá bi kịch, không giải quyết được các nút thắt quan trọng mà phim đã đặt ra từ phần 2. Seong Gi Hun – nhân vật trung tâm – bị đánh giá là yếu đuối, thiếu tính toán, khiến người xem bức xúc.
Dù đạo diễn Hwang Dong Hyuk cũng đã cảnh báo trước về kết cục không có hậu, Squid Game phần 3 vẫn vấp phải vô vàn chỉ trích.
Ở các phần trước, cảnh sát Hwang Jun Ho (Wi Ha Joon) được kỳ vọng sẽ mang đến những tình tiết đột phá. Nhưng cuối cùng khán giả vẫn không thể thỏa mãn khi cuộc điều tra của anh trở nên vô nghĩa, anh tới đảo khi tất cả đã tẩu thoát.
Cả 2 tuyến truyện phụ về Jun Ho trên hành trình tìm kiếm hòn đảo tổ chức trò chơi và nhân vật lính canh nổi loạn Kang No Eul (Park Gyu Young) đều hầu như không đóng góp gì cho tuyến chính. Không có phép màu hay sự cứu rỗi nào xảy ra, khiến người xem vô cùng hụt hẫng.
Cảnh sát Hwang Jun Ho (Wi Ha Joon) được kỳ vọng là sẽ mang đến những tình tiết đột phá nhưng cũng không khiến khán giả thỏa mãn.
Nhân vật lính canh nổi loạn Kang No Eul (Park Gyu Young) không có đóng góp gì cho mạch phim dù chiếm khá nhiều "spotlight".
Phim thiếu đi sức nặng cảm xúc do các nhân vật chỉ được khai thác một cách hời hợt. Những cái chết xảy ra liên tiếp, dễ đoán hay khán giả thậm chí chưa có cơ hội hiểu về nhân vật thì họ đã chết một cách “lãng xẹt”.
Điểm sáng hiếm hoi mà Squid Game vẫn duy trì được từ mùa đầu tiên là chất lượng hình ảnh, sự tính toán kỹ lưỡng về ánh sáng, âm thanh và bố cục. Bên cạnh đó, diễn xuất của dàn sao từ nhân vật chính do Lee Jung Jae đảm nhận tới loạt tên tuổi đình đám như Lee Byung Hun, Im Si Wan, Kang Ha Neul,… hay sự góp mặt của cựu thành viên nhóm IZ*ONE – Jo Yu Ri trong vai Jun Hee cũng là yếu tố giúp Squid Game mùa 3 giữ chân khán giả.
Im Si Wan diễn tròn vai tới nỗi trở thành người bị ghét nhất phim khi thủ vai Myung Gi.
Sự góp mặt của cựu thành viên nhóm IZ*ONE – Jo Yu Ri trong vai Jun Hee chiếm được nhiều cảm tình nhờ đôi mắt biết diễn.
Cái kết đã nằm trong tính toán của đạo diễn
Đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong Hyuk, người đã theo đuổi dự án suốt 6 năm, chia sẻ rằng phần 3 là phần phim tối tăm và bi quan nhất trong toàn bộ series. Ông thừa nhận quá trình làm phim đầy áp lực, đến mức từng bị rụng răng vì stress, và cảm thấy trống trải khi phải nói lời chia tay với “đứa con tinh thần”.
Hwang Dong Hyuk nhấn mạnh rằng Squid Game không phải là câu chuyện có kết thúc có hậu, mà là một tấm gương phản chiếu thực trạng xã hội hiện đại với nhiều bất công, tàn nhẫn và sự mất mát của phẩm giá con người.
Đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong Hyuk, người đã theo đuổi dự án suốt 6 năm, chia sẻ rằng phần 3 là phần phim tối tăm và bi quan nhất trong toàn bộ series.
Cuộc đối đầu giữa Seong Gi Hun và Front Man In Ho không chỉ là cuộc chiến cá nhân mà còn tượng trưng cho mâu thuẫn giữa giá trị con người và sự tàn nhẫn của chủ nghĩa tư bản, một chủ đề xuyên suốt toàn bộ series. Phim đặt ra câu hỏi về nhân tính, bản chất con người, sự tha hóa và khả năng đứng lên chống lại áp bức.
Dù phần 3 không có cái kết “happy ending” như nhiều người mong đợi, đạo diễn cho rằng đây là sự lựa chọn phù hợp để phản ánh thực tế nghiệt ngã và tránh làm mất đi tính chân thực của câu chuyện. Kết thúc bi kịch, với nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ, là lời cảnh tỉnh về việc những vòng lặp đau thương có thể tiếp tục nếu con người không thay đổi, hay sự thay đổi đó quá nhỏ bé để chống lại một thế lực đã mục ruỗng từ lâu.
Dù phần 3 không có cái kết “happy ending” như nhiều người mong đợi, đạo diễn cho rằng đây là sự lựa chọn phù hợp để phản ánh thực tế nghiệt ngã.
Về câu nói cuối đời của Gi Hun: “Chúng tôi không phải ngựa, chúng tôi là con người”, ông Hwang tiết lộ từng muốn viết trọn vẹn thành: “Vì chúng tôi là con người, con người nên hành động thế này. Con người nên sống thế này. Chỉ có làm vậy, thế giới này mới tốt đẹp lên”.
Tuy nhiên, trong khi viết kịch bản, Hwang Dong Hyuk nhận ra ý nghĩa của bộ phim không thể bày tỏ hết trong một câu thoại, vì con người quá phức tạp, không thể định nghĩa rõ ràng như vậy. Vị đạo diễn lo ngại việc truyền đạt một quy chuẩn thái quá có thể hạn chế thông điệp bộ phim muốn gửi gắm. Vì vậy, ông để phần còn lại của câu nói đó thể hiện qua hành động hy sinh tính mạng để cứu đứa trẻ của Gi Hun.
Đạo diễn Squid Game muốn ý nghĩa của bộ phim thể hiện trọn vẹn qua hành động hy sinh tính mạng để cứu đứa trẻ của Gi Hun.
Tại Việt Nam, khán giả theo dõi Squid Game 3 chia thành nhiều luồng ý kiến. Có người cho rằng kết thúc của phim là hợp lý, nhân văn nhưng cũng có người thất vọng với cách xây dựng kịch bản của phim do có nhiều nhân vật, tình tiết thừa thãi, xử lý nút thắt không trọn vẹn.
“Thanh tra Hwang rốt cuộc có vai trò gì vậy? Cả 2 phần chỉ lang thang trên biển, rồi tập cuối được bơi vào đảo trong vài giây rồi lại bơi ra một cách vô nghĩa”; “Mùa này để nhân vật phụ chết kiểu lãng xẹt quá, không như cũ là hi sinh để người khác sống”, “Cái kết rút ra dù tốt hay xấu thì tới cuối cùng vẫn chỉ có 1 và duy nhất 1 người chiến thắng, giúp đỡ nhau chỉ sống thêm vài tập thôi”, “Kết vậy cũng hợp lý rồi, dù gì nam chính cũng chứng kiến nhiều thứ tồi tệ từ phần 1, giờ có trở về thêm lần nữa cũng bị ám ảnh thôi, cái vòng lặp không kết thúc được”,… là một số bình luận nổi bật của khán giả Việt Nam.