Số hóa để “hồi sinh” di tích

Hà Thành
Chia sẻ

Hà Nội có hệ thống di tích lịch sử phong phú và đồ sộ. Trong công cuộc bảo tồn các di tích lịch sử thì nỗ lực “số hóa” di tích tại Hà Nội là một trong những điểm nổi bật đáng ghi nhận. Thực tế cho thấy, tại một số điểm di tích, bảo tàng... việc thực hiện “số hóa” đã mang lại kết quả tương đối khả quan, đây cũng được coi là “luồng gió mới” cho hoạt động trải nghiệm, giúp di tích hồi sinh với sức sống mới.

''Làn gió mới'' trong bảo tồn di tích

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư xâm nhập vào mọi mặt đời sống xã hội, với nhiều ứng dụng rộng rãi, trong đó bảo tồn, phát huy giá trị di sản cũng không phải ngoại lệ. Theo các chuyên gia văn hóa, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới trong kỷ nguyên chuyển đổi số là việc làm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, bảo tồn di sản văn hóa một cách bền vững, khoa học và hiệu quả thực tiễn cao. Thông qua việc số hóa, công nghệ về lưu trữ cùng với các phần mềm tái hiện đa phương tiện, công chúng sẽ được tiếp cận, khai thác và tương tác mà không làm tổn hại đến di sản, di tích.

Số hóa để “hồi sinh” di tích - 1

Việc “số hóa” tại khu di tích lịch sử Thành cổ và Văn miếu Sơn Tây giúp du khách thuận lợi trong việc tham quan, tìm hiểu di tích trên địa bàn Sơn Tây.

Không đứng ngoài xu thế phát triển chung ấy, tại các địa phương nơi có di tích trên địa bàn Hà Nội đã nhanh chóng vào cuộc, ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Thị xã Sơn Tây là ví dụ. Theo đó, nhận thức rõ di tích lịch sử là một phần của quá khứ, là kết tinh sức lao động và tinh thần của cha ông còn lưu lại cho đến ngày nay nên việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử nói chung và Thành cổ Sơn Tây nói riêng là hết sức cấp thiết và nhiều ý nghĩa. Vì vậy, Đoàn Thanh niên thị xã Sơn Tây phối hợp cùng một số đơn vị liên quan triển khai thực hiện công trình thanh niên “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá du lịch Sơn Tây” - “Quét mã QR Code tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ đỏ trên địa bàn trên địa bàn thị xã Sơn Tây” tại 2 khu di tích lịch sử: Thành cổ và Văn miếu Sơn Tây.

Bằng công nghệ hình ảnh 360° hiện đại kết hợp các video clip, âm thanh và hình ảnh 2D, chỉ cần thao tác “Quét mã” QR đơn giản khách du lịch sẽ có được những thông tin đầy đủ, chi tiết về di tích, địa chỉ đang tham quan. Song song với đó là bản thuyết minh bằng tiếng Anh và tiếng Việt sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu cho khách du lịch trong nước và du khách nước ngoài.

Tương tự, quận Bắc Từ Liêm là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của Thủ đô. Trên địa bàn quận hiện có 135 di tích, trong đó 63 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (gồm 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 48 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp Thành phố). Bên cạnh đó, quận có 35 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 3 lễ hội đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 29 lễ hội truyền thống, 26 di tích cách mạng kháng chiến và nhiều làng nghề truyền thống. Bằng sự sáng tạo, thanh niên quận đã có nhiều cách làm độc đáo góp phần quảng bá văn hóa địa phương, Thành phố đến bạn bè trong nước và quốc tế, tiêu biểu như công trình “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa”.

Số hóa để “hồi sinh” di tích - 2

Hiện nay nhiều khu di tích tại Hà Nội đã áp dụng công nghệ số để phục vụ du khách.

Hiện Quận Đoàn Bắc Từ Liêm đã triển khai công trình số hóa tại 8 địa điểm di tích. Trong đó có di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt đình Chèm (phường Thụy Phương) - một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam và di tích lịch sử văn hóa Quốc gia - di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu đình Đăm (phường Tây Tựu). Bí thư Quận Đoàn Bắc Từ Liêm Nguyễn Đức Ngọc cho biết, tại các di tích lịch sử - văn hóa, địa chỉ đỏ, trong đó có đình Chèm, điểm mã QR được thiết kế, xây dựng dưới dạng pano, biển bảng giới thiệu ngoài ra các mã QR còn được tuyên truyền sâu rộng trên các kênh thông tin, internet; mạng xã hội. Khi đi vào sử dụng, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), lời thoại sẽ được thực hiện tự động (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) giới thiệu về di tích, hình ảnh 360 độ, video quay toàn cảnh, cận cảnh các di tích lịch sử. Đặc biệt ứng dụng công nghệ quan sát thực tế ảo, du khách sẽ có cảm giác như đang trải nghiệm thực tế, dễ dàng tìm hiểu thông tin, tra cứu dựa vào tính năng chỉ đường.

Sức hút với du khách

Thực tế cho thấy, việc tận dụng các dữ liệu đã số hoá để tạo ra những mô hình trải nghiệm mới sáng tạo, giúp khắc phục những hạn chế hiện tại và tối đa hóa tiềm năng phát triển… Kết hợp giữa mô hình văn hoá, du lịch truyền thống và công nghệ số đã tạo ra những trải nghiệm văn hóa, mô hình du lịch hiện đại và độc đáo. Chẳng hạn, tại nhiều điểm di tích nổi tiếng của Hà Nội, thông qua việc ứng dụng công nghệ đã giúp du khách tiếp cận gần hơn với di tích, tạo điểm nhấn ghi điểm với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Chẳng hạn, trước đây Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai thuyết minh tiếng Anh, chỉ đáp ứng được các đoàn khách đông, không đáp ứng được các đoàn khách lẻ. Hiện nay, với hệ thống thuyết minh tự động gồm 12 ngôn ngữ, trong đó có những ngôn ngữ không quá phổ cập như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nga... bất cứ du khách nào đến tham quan, trải nghiệm tại di tích đều được phục vụ, đáp ứng đủ nhu cầu. Việc sử dụng hệ thống thuyết minh đem đến sự văn minh, bởi khách đi tham quan đều có thể tự khám phá, không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Số hóa để “hồi sinh” di tích - 3

Chỉ cần quét mã QR du khách sẽ được thông tin đầy đủ về di tích.

Ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhiều điểm đến khác của Hà Nội từ lâu cũng áp dụng công nghệ số phục vụ khách du lịch như: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội thường xuyên kết hợp tổ chức các triển lãm, trưng bày theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hay làng cổ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) là làng nghề đầu tiên ứng dụng công nghệ VR3D giúp du khách tham quan làng nghề và hòa mình vào lễ hội làng với đầy đủ các phong tục, nghi lễ truyền thống thông qua trải nghiệm công nghệ thực tế ảo.

Đáng chú ý, nếu như trước đây, bảo tồn di sản văn hóa thường được mặc định là công việc của giới nghiên cứu và các cơ quan quản lý Nhà nước nhưng ngày nay, trước sự phát triển nhanh của công nghệ cùng với ý thức, niềm tự hào về văn hóa truyền thống của người dân ngày càng được nâng cao, việc bảo tồn di sản không còn là trách nhiệm riêng của các nhà chuyên môn mà thu hút sự tham gia của cả cộng đồng. Minh chứng dễ thấy, cách đây ít năm, thanh niên trẻ Hà Nội Nguyễn Trí Quang đã cho ra mắt công trình sử dụng công nghệ thực tế ảo 3D tái hiện không gian đình Tiền Lệ (huyện Hoài Đức). Bằng công nghệ VR3D, người xem có thể tương tác, xoay lật mọi góc nhìn để quan sát hiện trạng di tích một cách cụ thể trong không gian 3 chiều.

Rõ ràng, bằng nhiều cách thức thể hiện khác nhau, từ các điểm du lịch nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến những địa phương đậm đặc di tích lịch sử như Sơn Tây, Bắc Từ Liêm… tất thảy đều cho thấy hành trình số hóa di tích, di sản đang được thực hiện trên toàn quốc với sự khẩn trương và quyết liệt, trong đó Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu về công tác này. Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử không những góp phần lưu trữ tư liệu, bảo tồn di sản mà còn giúp người dân và du khách hiểu thêm về Thủ đô ngàn năm văn hiến và truyền thống của Việt Nam.

Chia sẻ

Hà Thành

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc

Nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có quyền, nghĩa vụ và cơ hội được hưởng thụ lợi ích như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Từ trong chính gia đình, nếu mỗi thành viên cùng chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái sẽ là sự cần thiết để tạo ra một gia đình hạnh phúc, nơi mọi thành viên đều có thể phát triển và sống một cách cân bằng, góp phần xây dựng...

Góp sức để Hà Nội thêm xanh

Góp sức để Hà Nội thêm xanh

Hơn 8 năm qua, anh Nguyễn Hoàng Nam và cộng sự trong nhóm Xanh Hà Nội đã miệt mài trồng, trao tặng hàng nghìn cây xanh cho các cơ quan, đơn vị, không gian công cộng tại nhiều quận, huyện ở Thủ đô. Không tuyên truyền rầm rộ, thậm chí khi được hỏi, Xanh Hà Nội luôn nói việc làm của mình rất nhỏ bé, nhưng thực sự, việc nhỏ bé ấy lại đang góp phần bảo vệ, phát triển “lá phổi xanh” cho...

Diễn viên Quỳnh Nga: “Chị em phụ nữ hãy chăm sóc, yêu thương bản thân”

Diễn viên Quỳnh Nga: “Chị em phụ nữ hãy chăm sóc, yêu thương bản thân”

Diễn viên Quỳnh Nga là một trong những gương mặt được chú ý khi tham gia chương trình “Bước nhảy hoàn vũ” 2024. Đây là lần “tấn công” gameshow tiếp theo của Quỳnh Nga sau “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” mùa đầu tiên - năm 2023. Quỳnh Nga từng khiến fans lo lắng khi cô gặp chấn thương trong những ngày tập luyện để chuẩn bị cho “Bước nhảy hoàn vũ”…

Bền bỉ với các hoạt động vì phụ nữ, trẻ em

Bền bỉ với các hoạt động vì phụ nữ, trẻ em

Năm 2024, Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc đã nỗ lực triển khai thực hiện Kế hoạch thi đua, các nội dung, nhiệm vụ, phong trào thi đua và các cuộc vận động của Hội trong năm 2024; tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị được các cấp ủy chính quyền ghi nhận đánh giá cao.

Hà Nội nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới

Hà Nội nỗ lực xóa bỏ bạo lực giới

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 có chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội luôn đầu tư, quan tâm đến công tác bình đẳng giới, an sinh xã hội sao cho người...

Hạnh phúc là được cho đi

Hạnh phúc là được cho đi

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, các cô giáo còn năng nổ, nhiệt tình trong công tác từ thiện, lan tỏa những yêu thương, năng lượng sống tích cực cho mọi người xung quanh.