Phong tục lấy may "có 1 không 2" ở Thanh Hóa: Nhuộm đỏ cả khu chợ bằng cà chua, bị tấn công vẫn vui

Tấn Phước
Chia sẻ

Cứ đến mùng 6 hằng năm, ngôi chợ nhỏ ở huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa lại tấp nập người ra vào. Không chỉ là nơi kinh doanh, trao đổi hàng hóa, mà người dân ở đây còn thực hiện nghi thức “độc lạ” để lấy may mắn.

Chợ Chuộng thuộc xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một phiên chợ độc đáo có một không hai. Hàng năm, cứ đến mùng 6 Tết, hàng nghìn người lại kéo nhau đến phiên chợ này cầu cho một năm thuận hòa, may mắn.

Điều đặc biệt ở phiên chợ này đó là người đến chợ không chỉ mua bán hay thưởng thức các món ăn như lệ thường, mà còn tham gia hoạt động ném…cà chua.

Phong tục lấy may "có 1 không 2" ở Thanh Hóa: Nhuộm đỏ cả khu chợ bằng cà chua, bị tấn công vẫn vui - 1

Người xưa quan niệm, cứ tham gia chợ Chuông, nếu bị ném nhiều quả cà chua vào người thì lại càng may mắn. 

Đến chợ Chuộng, người dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí rượt đuổi, dùng cà chua để ném nhau lấy may. Khi đã vào chợ, các nam thanh nữ tú bất kể là ai đều mua cà chua và chia thành từng nhóm ném vào nhau mà không cần lý do. Những thiếu nữ càng xinh đẹp, càng mặc các bộ quần áo sặc sỡ thì càng bị ném cà chua nhiều hơn. Nét độc đáo của phiên chợ này là không phân biệt già trẻ, gái trai, cứ nhìn thấy nhau họ lại ném quả cà chua, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt. 

Phong tục lấy may "có 1 không 2" ở Thanh Hóa: Nhuộm đỏ cả khu chợ bằng cà chua, bị tấn công vẫn vui - 2

Họ nhuộm đỏ cả khu chợ bằng cà chua chín mọng.

Theo các cao niên ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, phiên chợ Chuộng có nguồn gốc từ thời nhà Lê và gắn liền với một câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa. Tương truyền rằng, vào mùng 6 tháng Giêng, một vị tướng nhà Lê trong lúc bị giặc truy đuổi đã chạy qua khu vực ven bờ sông Thiều, thuộc xã Đông Hoàng. Trong tình thế nguy nan, để tránh bị phát hiện, vị tướng đã ra lệnh cho quân lính cùng dân làng tổ chức một phiên chợ giả. Khi quân địch kéo đến, nhìn thấy khung cảnh họp chợ nhộn nhịp với người bán, người mua, họ lầm tưởng đây chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên mất cảnh giác, không tiến hành lùng sục. Nhờ đó, vị tướng và đoàn quân đã thoát hiểm an toàn.

Sau sự kiện ấy, để tưởng nhớ công lao và trí tuệ của vị tướng, người dân đã duy trì phiên chợ vào mùng 6 Tết hằng năm. Lâu dần, chợ Chuộng không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ lịch sử mà còn trở thành một phong tục đặc biệt để cầu may mắn và bình an cho cả năm mới.

Phong tục lấy may "có 1 không 2" ở Thanh Hóa: Nhuộm đỏ cả khu chợ bằng cà chua, bị tấn công vẫn vui - 3

Tuy bị ném nhiều cà chua, quần áo lấm lem vết bẩn nhưng người dân không nề hà, cáu gắt, trái lại họ thấy vui mừng vì đây là dấu hiệu cả năm tới ngập tràn điều may.

Hành động ném cà chua tại phiên chợ cũng được cho là bắt nguồn từ sự phóng khoáng và tinh thần vui vẻ của những người tham gia. Cà chua, biểu tượng cho sự tươi mới và màu đỏ rực rỡ, tượng trưng cho may mắn, được người dân dùng để ném lẫn nhau như một cách xua đi xui xẻo và chào đón năm mới với nhiều hy vọng. 

Phong tục lấy may "có 1 không 2" ở Thanh Hóa: Nhuộm đỏ cả khu chợ bằng cà chua, bị tấn công vẫn vui - 4

Việc ném cà chua không chỉ là một hành động mang tính giải trí mà còn tượng trưng cho việc bỏ lại những điều cũ kỹ, xui rủi để đón chào một khởi đầu tươi sáng hơn.

Phong tục lấy may "có 1 không 2" ở Thanh Hóa: Nhuộm đỏ cả khu chợ bằng cà chua, bị tấn công vẫn vui - 5

Ngoài hoạt động chính là ném cà chua, tại phiên chợ còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian khác để gắn kết cộng đồng, ngập tràn không khí vui tươi của mùa xuân.

Ngoài ra, tại phiên chợ, bánh đa đỏ được người địa phương mua nườm nượp với ý nghĩa đầu năm mang về vận đỏ, có ý nghĩa biểu trưng hết sức quan trọng, là may mắn đầu xuân cả năm buôn bán thành công, con cháu phúc hoà.

Ngày nay, lễ hội ném cà chua ở chợ Chuộng không chỉ là dịp để người dân địa phương gặp gỡ, giao lưu mà còn thu hút nhiều du khách, góp phần quảng bá hình ảnh của Thanh Hóa, vùng đất non nước hữu tình cùng nhiều món đặc sản hấp dẫn. Với không khí nhộn nhịp, lễ hội đã trở thành một điểm nhấn đặc sắc trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Chia sẻ

Tấn Phước

Tin cùng chuyên mục

Xa quê Tết vẫn đậm đà

Xa quê Tết vẫn đậm đà

Xa quê hương nhiều năm, nhưng cứ mỗi độ xuân về, các gia đình người Việt ở nước ngoài vẫn luôn mang bên mình “văn hóa ăn Tết” truyền thống. Trong các mái nhà người Việt ở xứ người, không khí Tết Nguyên đán cũng vẫn náo nức, ngập tràn nỗi nhớ và hướng về quê hương.

Cậu bé tự kỷ với 9 giải kỷ lục Guinness thế giới

Cậu bé tự kỷ với 9 giải kỷ lục Guinness thế giới

Tôi có dịp đi cùng cậu bé Nguyễn Khắc Hưng đến nhiều nơi, mỗi một vùng đất, mỗi một sân khấu biểu diễn, Hưng đều thăng hoa trên từng nốt nhạc, từng quả bóng, từng bước chân trên con lăn bấm đốt hai bàn chân trần bé nhỏ nhưng đầy vững chãi. Cậu bé 15 tuổi mắc bệnh tự kỷ nặng này đã đạt nhiều kỷ lục Guinness thế giới với những thành tích đáng nể.

Tết năm ấy, Bác Hồ về thăm Đông Ngạc

Tết năm ấy, Bác Hồ về thăm Đông Ngạc

Câu ca xưa “đất kẻ Giàn, quan kẻ Vẽ” như một lời ấn định cho một vùng đất ngoại ô nổi tiếng về học vấn: Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) - nơi đã sản sinh ra 31 tiến sĩ dưới các triều đại phong kiến, 7 vị tiến sĩ khoa học ở Pháp trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nơi đây còn vinh dự được Bác Hồ về thăm trong ngày mùng Một Tết Nhâm Dần năm 1962…

Về nhà

Về nhà

Có những mùa xuân, chỉ khi rời xa vòng tay gia đình mới hiểu, được về nhà và thấy bóng dáng bố mẹ, là thấy Tết.

Giữ nếp nhà, giữ tinh hoa ẩm thực Hà Thành

Giữ nếp nhà, giữ tinh hoa ẩm thực Hà Thành

Nghệ nhân Phạm Thị Tuyết (sinh năm 1953) là người sáng lập nhà hàng Ánh Tuyết, phố Mã Mây, quận Hoàn Kiếm. Bà từng được Chủ tịch nước giao nhiệm vụ phục vụ bữa ăn cho các đại biểu quốc tế dự hội nghị Apec năm 2017 tại InterContinental Đà Nẵng; giúp Văn phòng Chủ tịch nước tiếp đoàn Mỹ - Triều. Bà đạt rất nhiều huy chương, giải thưởng tại các sự kiện ẩm thực lớn và quy...