Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề thuốc nam truyền thống

Bài và ảnh: Trâm Anh
Chia sẻ

Ba Vì là huyện nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nguồn dược liệu vô cùng quý hiếm với số lượng lớn. Khu vực núi Ba Vì sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Cũng tại đây, đồng bào dân tộc Dao, Mường đã bảo tồn, phát triển nghề thuốc Nam từ nhiều đời. Một điều đặc biệt, những kinh nghiệm về thuốc Nam ở Ba Vì thường được truyền cho những người thân trong gia đình, chủ yếu là phụ nữ.

Tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, nơi có gần 100% dân cư là người dân tộc thiểu số, nhiều năm qua, phụ nữ nơi đây đã và đang giữ gìn, phát huy nghề thuốc Nam nổi tiếng, với những bí kíp gia truyền độc đáo.

Một trong những người phụ nữ Dao tiêu biểu vừa gìn giữ, vừa phát triển sinh kế bền vững từ nghề thuốc Nam truyền thống là bà Triệu Thị Thanh, Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì. Gia đình bà nổi tiếng với nghề làm thuốc Nam, nhất là thuốc khớp, dạ dày, đại tràng, sỏi thận, sỏi mật. Riêng dòng thuốc xương khớp, gia đình bà có tới hơn 100 loại, còn các loại thuốc khác khoảng 50 - 60 loại. Nhà bà có 4 đời làm nghề thuốc Nam. Chị Triệu Thị Oanh, con dâu bà chia sẻ: Nghề làm thuốc được bà bủ (cụ) truyền lại nên mọi người trong nhà đều có ý thức gìn giữ. Hơn nữa, nghề này cũng mang lại thu nhập đáng kể trong gia đình.

Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề  thuốc nam truyền thống - 1

Lương y Lăng Thị Châm, một trong số những người tiên phong thành lập Hợp tác xã Thuốc Nam gia truyền dân tộc Dao tại thôn Yên Sơn (xã Ba Vì).

Bà Thanh giải thích, theo phong tục người Dao, nghề thuốc chủ yếu do phụ nữ đảm nhận và việc truyền nghề thường chỉ giới hạn cho con dâu hoặc con gái. “Các thế hệ phụ nữ trong mỗi gia đình truyền cho nhau mà không có ghi chép bằng sách vở. Cách chế biến, liều lượng mỗi vị thuốc tương đối giống nhau, nhưng mỗi người lại có cách bào chế riêng. Người bốc thuốc phải hiểu được chu trình, gồm trị bệnh, khỏi bệnh, chống tái phát và tiệt nọc bệnh”. Hiện nay, 2 cô con dâu của bà là chị Triệu Thị Oanh và chị Triệu Thị Hà đã, đang được mẹ chồng truyền nghề. Chị Triệu Thị Hương - con dâu thứ 4 của bà Thanh cũng thường xuyên theo mẹ Thanh lên núi tìm kiếm cây thuốc. Khi nhận biết được các loại cây thuốc thì được mẹ dạy cách xem bệnh và bốc thuốc chữa bệnh. Ngoài các con dâu, bà Thanh cũng đang truyền nghề cho cháu nội Dương Thị Hải Anh.

Trước sự phát triển của xã hội, nghề thuốc Nam cũng gặp không ít khó khăn. Đa số các hộ làm thuốc có quy mô gia đình nhỏ lẻ nên khó có tiềm lực để đầu tư bài bản. Trong tình hình đó, đã có những người phụ nữ Dao tiên phong áp dụng công nghệ vào sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Lương y Lăng Thị Châm là một trong số những người tiên phong thành lập Hợp tác xã Thuốc Nam gia truyền dân tộc Dao tại thôn Yên Sơn (xã Ba Vì). Sinh ra trong gia đình nhiều đời làm thuốc Nam, từ nhỏ chị đã theo mẹ lên rừng hái thuốc và được dạy bảo về tác dụng chữa bệnh của các loài cây. Chị cho biết, khi thành lập hợp tác xã, vẫn là các dược liệu truyền thống song quy trình sản xuất được khép kín hoàn toàn. Thay vì đun thuốc trên bếp củi, với nhà máy chuẩn GMP, thuốc cao của Hợp tác xã được cô đặc bằng nồi nấu chân không kết hợp với pha chế trong các bồn hút chân không…, tạo ra các sản phẩm bảo đảm an toàn. Hợp tác xã cũng xây dựng các phòng nghiên cứu vi sinh, hóa lý và tuyển lao động tốt nghiệp đại học chuyên ngành Dược để bảo đảm các mẫu sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngành Y tế. “Vẫn là những bài thuốc gia truyền của dân tộc chúng tôi, nhưng giờ đây đã có bước chuyển dài với hy vọng gìn giữ và phát huy kho báu mà đất trời tạo ra, ông cha để lại”, chị nói.

Nghề thuốc Nam của người Dao tại xã Ba Vì không chỉ được bảo tồn, gìn giữ mà còn tiếp tục phát triển bền vững nhờ rất nhiều lớp lớp, thế hệ phụ nữ truyền dạy cho nhau. Xã Ba Vì -  xã độc nhất trên địa bàn miền núi phía Bắc bởi gần như 100% là dân tộc Dao đang ngày ngày đổi thay về kinh tế và cả nếp nghĩ, cách làm, bình đẳng giới nhờ sự chung tay, nỗ lực của những thế hệ phụ nữ ấy.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Trâm Anh

Tin cùng chuyên mục

Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

Nữ công nhân nhiệt huyết với nghề

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Tuyên dương công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh giỏi ngành Y tế Thủ đô năm 2025. Trong số các cá nhân được khen thưởng có chị Trần Thị Dung - công nhân Phân xưởng Nang mềm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.

Hạnh phúc giản dị

Hạnh phúc giản dị

Chị về đến nhà, đầu đau như búa bổ, hai tay rã rời. Nghĩ đến hai con cần phải ăn tối xong trước giờ học bài, chị tự nhủ: “Mình nằm chút thôi rồi dậy ngay”. Vậy mà khi chị tỉnh dậy, trời đã tối mịt.

Covid-19 và biến chủng mới

Covid-19 và biến chủng mới

Trước tình hình số ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại và sự xuất hiện của các biến chủng mới, TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những chia sẻ tại một buổi tư vấn y tế trực tuyến về việc nhận biết triệu chứng, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và kế hoạch ứng phó khi dịch quay trở lại.

Phụ nữ thi đua “giữ nhà, xây tổ ấm”

Phụ nữ thi đua “giữ nhà, xây tổ ấm”

Những năm qua, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn Hà Nội tích cực hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, xuất hiện nhiều gương tiêu biểu, điển hình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, chung sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả từ cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Hiệu quả từ cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN Hà Nội triển khai là hiện thân của sự quan tâm, chăm sóc và đồng hành thiết thực của tổ chức Hội phụ nữ và cộng đồng đối với từng gia đình trong hành trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

4 “mẹo” đồng hành cùng con tuổi teen

Khi con bước vào tuổi teen, nhiều cha mẹ thấy con trở nên khó bảo, không chịu hợp tác. Để có thể đồng hành cùng con, cha mẹ cần có phương pháp phù hợp. Dưới đây là 4 mẹo hay cha mẹ có thể tham khảo từ thạc sĩ giáo dục Nguyễn Thu Hương, Giám đốc Học viện The Zen Parenting Academy.

Thi đua làm theo lời Bác qua các công trình, phần việc

Thi đua làm theo lời Bác qua các công trình, phần việc

Thời gian qua, việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều công trình phần việc ý nghĩa, thiết thực của cán bộ hội viên phụ nữ Thủ đô đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, mang lại hiệu quả tích cực.