Những câu chuyện buồn do “trọng nam khinh nữ”

Chi Mai
Chia sẻ

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất. Tuy nhiên, từ việc xóa bỏ khoảng cách giới đến bình đẳng giới thực chất vẫn còn là một con đường rất xa. Bởi sâu thẳm trong suy nghĩ của không ít người, tư tưởng trọng nam khinh nữ, sinh con trai nối dõi tông đường vẫn tồn tại rất rõ nét. Vẫn còn gia đình xem con trai quan trọng hơn con gái, nghĩa là chặng đường tiến tới xóa bỏ bất bình đẳng giới vẫn còn chông gai.

Cuộc sống đủ đầy nhưng vẫn buồn vì không có con trai

Thanh Xuân (28 tuổi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm) vẫn nhớ mãi ánh mắt và câu nói của mẹ ngày cô sinh con trai đầu lòng: “May mà nó là con trai con ạ!”. Mẹ của Xuân, không thiếu thứ gì trong cuộc đời ngoài một người con trai.

Bố là con trưởng trong gia đình, nên sau khi đã có 3 cô con gái, mẹ Xuân vẫn muốn có thêm một người con trai nữa. Ngày còn chưa lấy chồng, còn ở cùng bố mẹ, Xuân và các chị em của mình đã quá quen với việc bố mẹ đi hết nơi này tới nơi khác để cầu con trai. Gia đình có điều kiện, bố mẹ gây dựng doanh nghiệp gia đình làm ăn phát đạt nên chỉ cần biết được chỗ nào “mát tay” là bố mẹ Xuân đều tìm đến. “Kể cả đi nước ngoài, đi hàng tháng trời”, Xuân nói. Cầu cạnh tâm linh hay bất cứ ai mách cho điều gì, mẹ Xuân đều dành hết sức để làm. Nhưng cuối cùng bố mẹ Xuân vẫn không có được một người con trai theo ý muốn. Lần làm IVF cuối cùng của mẹ Xuân – là khi cô chuẩn bị lấy chồng, Xuân nhớ mẹ dồn hết hy vọng vào nó. “Mình thấy mẹ phải mệt mỏi, kiệt sức lắm rồi thì mới dám chấp nhận chuyện không thể sinh được con trai nữa”, Xuân nói.

Thương mẹ, mấy chị em Xuân đều ngoan ngoãn, học hành tốt, lúc nào cũng tâm sự với mẹ như những người bạn. Bố của Xuân dần chấp nhận thực tế, cởi mở và lạc quan hơn. Mẹ Xuân cũng dần nguôi ngoai nỗi buồn, dồn niềm vui vào chăm sóc các cháu ngoại. Nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ, Xuân hiểu mẹ vẫn thiết tha, mong mỏi lắm. “Vì mấy đứa con gái của mẹ lấy chồng mà sinh được con trai là mẹ mừng lắm, sợ mấy cháu không sinh được con trai phải sống im hơi lặng tiếng, sợ chồng và nhà chồng không thương các con”.

Những câu chuyện buồn do “trọng nam khinh nữ” - 1

Minh họa sưu tầm

Gần như chiều nào, người ta cũng thấy ông Đức ngồi uống bia ở quán bia nhỏ gần nhà. Cũng chính những người hàng xóm đùa rằng, ông rảnh rang thế là bởi chẳng phải trông cháu. “Cháu nội mới là cháu mình chứ cháu ngoại có phải cháu mình đâu mà chăm”, ông bảo với người ta như thế.

Ông Đức có 3 cô con gái. Hai vợ chồng ông bà có nghề lâu năm, nên thu nhập không phải là vấn đề. Thậm chí, ông bà sung sướng hơn hẳn nhiều người trong làng khi có nhà cao, cửa rộng từ rất sớm. Nhưng đến bây giờ, khi tuổi đã gần 70 rồi, ông Đức vẫn âm ỉ một nỗi buồn không có con trai. Từng nuôi hy vọng người con thứ 3 là trai, nhưng rồi vẫn là con gái, kể từ lúc ấy, ông Đức nhạt nhòa hẳn với vợ. Với các con, ông cũng không mấy khi gần gũi, chỉ cố gắng làm tròn bổn phận cho các con ăn, học mà thôi. Bố và các con gái có khoảng cách, nên khi các con lấy chồng, rất ít khi các con đưa gia đình về thăm bố mẹ. Căn nhà to đẹp nhưng thi thoảng lắm mới nghe tiếng trẻ con cười đùa, người lớn rộn ràng trò chuyện. Hỏi ông có buồn không, có nhớ con nhớ cháu không, ông Đức bảo mình bình thường. “Chúng nó lấy chồng rồi thì mình coi như cũng hết trách nhiệm”, ông nói.

Mất kết nối trong gia đình

Gia đình là nơi nương tựa vững chắc và êm ái nhất đối với mỗi thành viên, là tổ ấm của mỗi người. Vì thế, lẽ ra, gia đình sẽ là nơi mà mỗi thành viên luôn cảm thấy được bao bọc, chở che mỗi khi trở về. Nhưng, những tác động của bất bình đẳng giới, cụ thể là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã trở thành nguồn cơn của những trận bạo lực gia đình. Điều này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình và xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc.

Thực tế còn cho thấy, trong xã hội hiện nay, bạo lực thể xác thường diễn ra với những gia đình có trình độ học vấn thấp, kinh tế khó khăn, vợ hoặc chồng vướng phải rượu chè cờ bạc. Ngược lại, bạo lực tinh thần - những trận “chiến tranh lạnh” lại nảy sinh trong gia đình trí thức cao. Dù là thế nào, bạo lực gia đình cũng là nỗi đau.

Những câu chuyện buồn do “trọng nam khinh nữ” - 2

Minh họa sưu tầm

Vợ chồng chung sống đã được gần chục năm, nhưng có lẽ, số ngày hạnh phúc của chị Vy chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù chị sinh được 2 người con trai, dù chị lúc nào cũng hết lòng chăm lo cho gia đình, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, nhưng chồng chị vẫn đánh chị. “Đánh bạc thua là đánh, rượu chè về say xỉn cũng đánh. Dần dần, hứng lên là anh ấy đánh”, chị Vy nói.

Người phụ nữ ấy còn đang là trụ cột chính trong gia đình. Ban đầu, chị Vy làm công nhân may ở gần nhà, sáng đi chiều về, thu nhập hàng tháng tính cả làm tăng ca, nếu biết co kéo thì cũng đủ cho cả nhà 4 người sống. Nhưng ngôi nhà – nơi mà chị xem là mái ấm, là tất cả của chị lại trở thành ác mộng bởi những trận đòn có thể đến bất thình lình. “Có những khi không có vấn đề gì cần phải giải quyết anh ta cũng đánh tôi như một thói quen. Có lần, anh ta dùng kéo may đâm vào lưng tôi, khiến tôi bị một vết thương hở rách phải khâu, nằm mất mấy ngày”. Thương mình, chị nghỉ việc, vào trung tâm thành phố xin làm giúp việc gia đình. “Buồn nhất là cuối tuần mà cũng chẳng ai ngóng mình về. Tôi chỉ tranh thủ về dọn dẹp qua nhà cửa, rồi đưa tiền ăn uống sinh hoạt cho bố con nó rồi lại đi. Ở lại lâu, rồi nhỡ ngứa mắt chồng, lại ăn đòn nữa thì khổ”. Trong lời tâm sự của mình, người phụ nữ ấy chưa một lần nhắc tới sự “vùng lên”, hay đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình. Chỉ thấy nét cam chịu và vẻ mệt mỏi khắc sâu của người đã lâu rồi không có hạnh phúc.

Chị Uyên (37 tuổi, kế toán trưởng ở một công ty liên doanh Hàn Quốc) không phải cố gắng tránh xa chồng như chị Vy, cũng không bị chồng đánh đập tàn tệ, nhưng điểm chung của hai người phụ nữ này là ngột ngạt trong chính gia đình mình. Chồng chị Uyên là một giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn. Anh được nhận xét là không thể chê một điểm gì vì sự tinh tế, lịch lãm và trong mắt mọi người, anh là một người chồng, người cha hoàn hảo. Thế nhưng, chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Trong cuộc sống vợ chồng, chị Uyên không được quyết định một điều gì. Mọi chuyện xảy ra trong nhà, đôi bên họ hàng, nội ngoại có vấn đề gì, chị đều phải hỏi ý kiến anh, anh quyết gì thì mới được làm nấy. “Nếu tôi có trót không xin phép, anh ấy sẽ chiến tranh lạnh, kinh khủng lắm. Mà tôi thì rất yêu chồng, tôi không chịu được”. Để tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân “ấm êm, đẹp đẽ” này, chị Uyên chấp nhận luôn ở cửa dưới so với chồng và làm mọi thứ để van xin anh mỗi khi chiến tranh lạnh. “Tôi biết tôi là nạn nhân, nhưng khi tôi nói ra, thứ tôi nhận lại không phải là hỗ trợ, bảo vệ mà là nỗi nhục nhã”, chị Uyên buồn bã.

Chia sẻ

Chi Mai

Tin cùng chuyên mục

Hiếm Thủ đô nào có lịch sử hàng ngàn năm như Hà Nội

Hiếm Thủ đô nào có lịch sử hàng ngàn năm như Hà Nội

TS Ngôn ngữ học người Úc gốc Việt Nguyễn Thế Dương, Giám đốc Viet Academy - Brisbane Australia hiện đang sinh sống tại Australia. Xa quê hương, anh vẫn luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt, đồng thời nỗ lực triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để cùng bà con kiều bào giữ gìn nguồn cội, văn hóa Việt Nam. Chia sẻ của TS Nguyễn Thế Dương với phóng viên Báo Phụ nữ Thủ...

Nữ bí thư chi bộ góp sức xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh

Nữ bí thư chi bộ góp sức xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh

Từng là Chủ tịch Hội LHPN quận Đống Đa, khi về hưu lại đảm nhiệm công việc Bí thư chi bộ Tổ dân phố số 1 phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, bà Nguyễn Thị Minh Hà (68 tuổi) không chỉ được người dân yêu mến vì sự gương mẫu, nhiệt tình, mà còn bởi nét thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ đã gắn bó và cống hiến lâu dài với Thủ đô.

Phát triển bền vững Thủ đô từ công nghiệp văn hóa

Phát triển bền vững Thủ đô từ công nghiệp văn hóa

Việc Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa và minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô, để văn hóa trở thành nguồn lực thúc đẩy Thủ đô phát...

Những không gian thơ mộng của Hà Nội

Những không gian thơ mộng của Hà Nội

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách có thể bắt gặp những tuyến phố, con đường đẹp nên thơ, những không gian sáng tạo là điểm “check in” thú vị... Nào hãy cùng khám phá.

Sức sống mới trên quê hương “Ba đảm đang”

Sức sống mới trên quê hương “Ba đảm đang”

Trở lại quê hương “người gái đảm” - huyện Đan Phượng, nơi có một thời, phong trào "Ba đảm đang" in đậm trong tâm trí nhiều người, một biểu tượng minh chứng cho sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến cứu nước. Tiếp nối và phát huy truyền thống vẻ vang ấy, ngày nay phụ nữ huyện Đan Phượng không ngừng cống hiến, góp sức xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu...