Người đàn bà góa 52 tuổi cưới trai tân 25 tuổi khoe nhà mới có phòng ngủ, các con gái tha hồ về chơi không lo chật chội

NGỌC HÀ
Chia sẻ

"Quả thực mình có nằm mơ cũng chẳng thể ngờ có một ngày sở hữu ngôi nhà bằng gạch ba banh, có phòng ngủ riêng cả. Nếu các con gái mình về nhà chơi, mình sẽ dành phòng đó cho chúng, không phải lo chuyện ngủ chung hay riêng gì cả", chị Vư tâm sự.

Gần một tháng khởi công xây dựng ngôi nhà mơ ước, cặp đôi đũa lệch Thị Vư (SN 1970) - Mí Sình (SN 1997) ở Hà Giang đã không kìm nén nổi hạnh phúc khi "tổ ấm" hoàn thành đến 80%, có phòng ngủ riêng. Họ chờ đợi từng ngày... từng ngày dọn về đây để ở.

"Mảnh đất này không rộng, chỉ vài chục mét vuông - rất nhỏ so với đất của người đồng bào H'mông nhưng mình không ngờ dựng xong phần móng rồi xây thô thấy rộng quá trời đất. Do đó vợ chồng mình quyết định làm thêm một phòng ngủ để ngăn cách với chỗ nấu nướng, tiếp khách.

Quả thực mình có nằm mơ cũng chẳng thể ngờ có một ngày sở hữu ngôi nhà bằng gạch ba banh, có phòng ngủ riêng cả. Nếu các con gái mình về nhà chơi, mình sẽ dành phòng đó cho chúng, không phải lo chuyện ngủ chung hay riêng gì cả", chị Vư tâm sự.

Người đàn bà góa 52 tuổi cưới trai tân 25 tuổi khoe nhà mới có phòng ngủ, các con gái tha hồ về chơi không lo chật chội - 1

Căn nhà mới của cặp đôi Thị Vư - Mí Sình có phòng ngủ riêng.

Nhắc đến chuyện xây nhà nhanh như vâỵ có tốn nhiều chi phí tiền công hay không, Mí Sình cười bảo: "Ngoài tiền mua vật liệu xây dựng cùng máy phá đá, đến thời điểm hiện tại vợ chồng mình không phải trả thêm khoản tiền nào nữa. Thợ thuyền ở đây đều là họ hàng hoặc láng giềng, người quen đến giúp đỡ. Mỗi người một tay làm một việc với hi vọng vợ chồng mình nhanh có nhà mới để ở.

Vợ chồng mình biết ơn mọi người nhiều lắm. Do đó thi thoảng vợ lại mua gà vịt hoặc ngan, nấu một bữa cơm thật ngon để thiết đãi và bày tỏ lòng biết ơn. Mình đang tính nhà xong sẽ làm vài mâm cỗ mời tất cả đến chung vui. Cả đời này có lẽ chúng mình không bao giờ quên được sự giúp đỡ và yêu thương của mọi người", Mí Sình bày tỏ.

"Tại sao vợ chồng A Sình lại sốt ruột dọn về nhà mới để ở?", khi được hỏi chàng trai trẻ thẳng thắn cho biết hiện tại ngôi nhà cũ đã trả lại cho chủ và họ đã phá bỏ hoàn toàn. Do đó vợ chồng anh không có nhà để ở, phải dựng tạm chiếc lán ngay sát nhà đang xây, vừa ở vừa trông coi công trình.

"Người ta thương vợ chồng mình cho ở nhờ suốt mấy năm liền. Giờ mình sắp có nhà mới thì phải trả lại thôi. Họ muốn làm gì mình cũng không cản được vì nhà của họ mà. Mình cảm ơn họ rất nhiều vì đã giúp đỡ gia đình mình rất nhiều. Sắp tới mình sẽ đi loanh quanh hỏi xem có ai có đất dư không sử dụng hay không để mượn để chăn nuôi, trồng trọt.

Người đàn bà góa 52 tuổi cưới trai tân 25 tuổi khoe nhà mới có phòng ngủ, các con gái tha hồ về chơi không lo chật chội - 2

Rất nhiều hàng xóm đã đến giúp đỡ vợ chồng chị Vư - Mí Sình xây dựng nhà mới.

Bởi đất nhà mình nhỏ, chỉ đủ để xây ngôi nhà mới này thôi. Đó cũng là điều vợ trăn trở vô cùng, sợ không có đất trồng rau quả, chăn nuôi... thì lấy gì mà ăn", Mí Sình nói.

Chia sẻ về nỗi lo tương lai, chị Vư bảo chỉ sợ khi dọn về nhà mới ở sẽ không có đất trồng rau nuôi lợn gà. Song khi nghe chồng trẻ bàn tính sẽ đi mướn hoặc mượn đất của hàng xóm mà thấy an tâm hơn hẳn. "A Sình nhỏ tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, luôn khiến tôi cảm thấy an tâm. Anh ấy tính nhà mới xây xong sẽ quay trở lại thành phố làm việc, kiếm tiền để lo cho tương lai sau này.

Còn chuyện xây dựng nhà hết tổng bao nhiêu tiền, mình cũng chưa nắm rõ vì nhà chưa hoàn thiện. Hơn cả đa số tiền để xây dựng ngôi nhà là mạnh thường quân chung tay giúp đỡ. Mình chỉ phải bù một phần nhỏ thôi. Thật sự mình cảm ơn tấm lòng của người xa lạ rất nhiều.

Nếu không có mọi người, chắc cả đời này vợ chồng mình cũng không có căn nhà riêng để ở. Từ giờ các con của mình có thể về thăm nhà bất cứ lúc nào, không sợ chật chội nữa", người phụ nữ ngoài 50 tuổi bộc bạch.

Chia sẻ

NGỌC HÀ

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non sau hàng loạt vụ bạo lực, xâm hại trẻ em

Thời gian gần đây ghi nhận nhiều vụ việc liênquan đến bạo lực, xâm hại trẻ em taij một số cơ sở mầm non. Cụ thể như vụ việc tại cơ sở mầm non tư thục ở thôn Phước Chánh (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam); nhóm lớp mầm non Thu Sương (khu phố An Bình, thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre); Trường mầm non may Đáp Cầu thuộc Công ty cổ phần may Đáp Cầu (phường...

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Tập huấn phòng chống xâm hại trẻ em trước khi vào hè

Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ở nhiều nơi và nhiều hình thức, để lại hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần cho trẻ. Vừa qua, các địa phương trên cả nước đã liên tục có các buổi tập huấn, ngoại khoá tại các trường học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức để phòng, chống xâm hại.

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Cái giá phải trả cho “quái xế”

Với sự ngông cuồng, liều lĩnh, nhóm 24 quái xế đã lái xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ tông chết người dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Vụ án thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội bởi hành vi coi thường pháp luật của các “quái xế”, đòi hỏi phải được xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật, nhằm giáo dục, cảnh cáo, răn đe và phòng ngừa...

Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.