Cách giữ ấm cho thú cưng khi mùa đông tới, giúp vật nuôi của bạn nói “không” với bệnh tật

Thảo Anh
Chia sẻ

Chỉ cần làm đúng một số mẹo nhỏ dưới đây, con vật nuôi nhà bạn sẽ trải qua một mùa đông khỏe mạnh. 

Cũng giống như những đứa trẻ, nếu trời trở lạnh mà các bé thú cưng không được chăm sóc cẩn thận thì khả năng bị bệnh là hoàn toàn có thể. Bạn cần lưu ý tới những điều đặc biệt dưới đây để giữ ấm cho vật nuôi của bạn. 

Các loại thú cưng có khả năng chịu lạnh khác nhau

Hầu hết thú cưng của chúng ta đều sở hữu những bộ lông xinh xắn. Đây có thể là đặc điểm để chúng có thể chịu được cái lạnh một cách tự nhiên hơn. Tuy vậy, theo chia sẻ của các bác sĩ thú y thì mỗi giống chó, mèo hay các con vật nuôi khác đều có giới hạn chịu được nóng hoặc lạnh khác nhau. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu kĩ đặc điểm thú cưng của mình để chăm sóc chúng hiệu quả nhất.

Cách giữ ấm cho thú cưng khi mùa đông tới, giúp vật nuôi của bạn nói “không” với bệnh tật - 1

Mỗi thú cưng có khả năng chịu nhiệt khác nhau

Ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của vật nuôi là bộ lông, tuổi tác, lượng mỡ cơ thể, mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể. Ví dụ như thú cưng càng nhỏ tuổi hoặc càng già, các giống lông ngắn và không có lông. Những con mắc bệnh mạn tính thì khả năng chịu lạnh kém hơn và có nhiều khả năng cao sẽ gặp các vấn đề sức khỏe khi mùa đông tới.

Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các bé thú cưng vượt qua một mùa đông khỏe mạnh, không lo nhiễm bệnh? Hãy lưu ý tới những điều sau.

Tình trạng hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là tình trạng có thể xảy ra khi bạn để cho thú cưng tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh trong một thời gian dài nếu lông và da của chúng vẫn ướt. Chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau để nhận biết: Thú cưng mệt mỏi, run rẩy, rùng mình.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, chúng không còn rùng mình nữa mà chuyển sang tình trạng hôn mê. Tình trạng này thật sự rất nguy hiểm. Trong tình huống này thì bạn cần nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sỹ thú y.

Trước khi đến gặp bác sỹ thú y thì bạn cần từ từ làm ấm lại thú cưng bằng cách quấn nó trong chăn ẩm, đặt một chai nước nóng quấn khăn vào bụng để giữ cho cơ thể của chúng ẩm lên. Cho chúng uống nước ấm (không nóng) để giúp làm ẩm từ trong ra ngoài.

Thú cưng bị cóng

Cách giữ ấm cho thú cưng khi mùa đông tới, giúp vật nuôi của bạn nói “không” với bệnh tật - 2

Nhớ mặc đồ cho thú cưng khi ra ngoài

Tình trạng này thường ảnh hưởng đến bàn chân, mũi, chóp tai và đuôi của chó và mèo sau khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết cực lạnh. Khi sờ vào da của chúng có cảm giác như bị cứng đơ hơn so với vùng da xung quanh.

Lúc này, bạn nên đưa chúng đến cơ sở, phòng khám thú y rồi đúng không nào? Tuy nhiên, trước đó bạn cũng cần làm ấm những vùng cơ thể bị cóng bằng cách quần chúng trong khăn ẩm và ẩm, thay thường xuyên để giữ ấm. Cần phải đảm bảo nhiệt độ của khăn hoặc nước ấm, không nóng vì có thể khiến chó, mèo của bạn bị bỏng.

Ngoài ra, lưu ý không nên chà xát vào vùng da bị tê công bởi nó có thể khiến thú cưng bị tổn thương. Khi máu lưu thông và tuần hoàn bình thường trở lại thì bạn sẽ thấy vùng da này sẽ bị đỏ lên.

Hạn chế đưa đi ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp

Con người khi mặc rất nhiều đồ ẩm, tấm dán giữ nhiệt nhưng vẫn ngại đi ra ngoài vì lạnh? Thú cưng cũng vậy, thậm chí lớp lông của chúng sẽ chẳng thể nào chống chịu được với thời tiết lạnh giá ngoài đường. Do đó, khi nhiệt độ xuống quá thấp thì không nên đưa thú cưng ra đường.

Trong trường hợp bạn phải đi ra ngoài hoặc bạn muốn thú cưng luyện tập thể dục thì nên sắm cho chúng thêm những bộ đồ ẩm hơn nhé. Hãy lưu ý quần áo mùa đông cho chó, đặc biệt là đối với những giống chó nhỏ hoặc có lông ngắn hay thể trạng yếu. 

Tạo nguồn nhiệt trong nhà an toàn cho vật nuôi

Cách giữ ấm cho thú cưng khi mùa đông tới, giúp vật nuôi của bạn nói “không” với bệnh tật - 3

Hãy sử dụng đèn an toàn cho thú cưng

Chúng ta cũng có các cách khác để sưởi ấm cho thú cưng trong nhà bao gồm: Đệm sưởi, giường sưởi, quạt sưởi, đèn sưởi… Tuy nhiên, cần phải đảm bảo an toàn cho thú cưng, tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt, đặc biệt là những loài nhỏ, có lông ngắn. Nếu không cẩn thận, nguồn nhiệt có thể khiến chúng bị bỏng.

Người nuôi cũng cần phải tìm hiểu về khả năng chịu lạnh của loài vật mình đang chăm sóc. Có thể nguồn nhiệt đối với chúng ta là ấm áp nhưng đối với một số loài thì lại nóng so với chúng. Hãy tìm hiểu cụ thể và quan sát biểu hiện của thú cưng để điều chỉnh hợp lý.

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục