Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Cùng nhau phát triển kinh tế gia đình

Tiến Xuân là một xã miền núi, nằm ở phía Tây Nam của huyện Thạch Thất, với 7 thôn dân cư, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 70%, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác.

 Chị Bùi Thị Ngọc, Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân chia sẻ, xã có 8 chi hội phụ nữ và hiện Hội đang quản lý 1.090 hội viên, phụ nữ. Phần lớn chị em phụ nữ làm nông nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn vất vả. Vì vậy, từ khi tham gia tổ chức Hội và được chị em tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội, chị đã luôn trăn trở làm thế nào để hội viên phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Bản thân chị cũng chính là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhờ chăn nuôi gà thả đồi. Dám nghĩ dám làm và biết mạnh dạn chuyển đổi sản xuất kinh doanh, hiện mỗi năm gia đình chị cung cấp ra thị trường 7.000-10.000 con gà thương phẩm. Ngoài ra, chị còn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm bằng mô hình gà trống thiến, đem lại giá trị kinh tế cao và đang hoàn thiện thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm OCOP. Gia đình chị còn phát triển thêm mô hình nuôi lợn rừng và nuôi dê theo hướng thực phẩm sạch, qua đó giúp cho lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 - 6 lao động với thu nhập 6 - 7 triệu đồng/tháng.

Được chị em tín nhiệm chị Ngọc hiện còn là Tổ trưởng tổ Hợp tác chăn nuôi gà thả đồi với 15 thành viên tham gia. Tổ hợp tác là nơi kết nối, chia sẻ kinh nghiệm đồng thời giới thiệu tiêu thụ sản phẩm cho các hội viên, phụ nữ; động viên hội viên mạnh dạn trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi...

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên - 1

Chị Bùi Thị Ngọc biểu diễn văn nghệ tại Ngày hội văn hóa, ẩm thực các dân tộc xã Tiến Xuân.

Không ngại đường xa, chị Ngọc đã thường xuyên đi cơ sở để gặp gỡ các chị em hội viên, cũng chính thông qua những cuộc sinh hoạt tại các chi hội, lắng nghe tâm tư của chị em, chị đã bàn bạc cùng các chị em trong Ban Chấp hành đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Để gỡ khó về nguồn vốn vay phát triển kinh tế hộ gia đình, Hội đứng ra quản lý nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội với số dư nợ hơn 5,3 tỷ đồng, giúp cho 138 gia đình hội viên vay phát triển kinh tế. Đồng thời Hội đã đăng ký với Huyện Hội giúp đỡ 20 hộ khó khăn. Kết quả, Hội giúp được 20 hộ khó khăn vay vốn theo kênh Ngân hàng chính sách xã hội theo nguồn vốn vay giải quyết việc làm, kiến thức chăn nuôi. Hiện nay 20/20 hộ đã ổn định làm ăn, cải thiện được cuộc sống; trong đó 4 hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều và đạt gia đình “5 không, 3 sạch”.

 Gia đình chị Nguyễn Thị Hường, thôn 6, là một trong những gia đình hội viên nhờ có sự giúp đỡ tận tâm từ chị Ngọc và các chị em trong Chi hội phụ nữ đã phát triển được nghề mây giang đan với nguồn thu nhập ổn định. Gia đình chị còn có cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho hơn 30 công nhân, với mức thu nhập trung bình khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.

 Các chị Nguyễn Thị Nhung, chị Nguyễn Thị Quyên, chị Vũ Thị Liên đều là những hội viên không có việc làm ổn định cũng được chị Ngọc định hướng khởi nghiệp kinh doanh với nghề làm mành rèm, dệt may… Đến nay, các chị đã khởi nghiệp thành công và có thu nhập ổn định. Hội Phụ nữ cũng đã giúp đỡ 100% hộ nghèo, cận nghèo là hội viên phụ nữ với nhiều hình thức vay vốn, cung cấp kiến thức, con giống, cây trồng… qua đó đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 3 hộ, chiếm 0,17%.

Bên cạnh các hoạt động giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế Hội, chị Bùi Thị Ngọc còn là thành viên tiên phong trong đội văn nghệ du lịch cộng đồng. Đến nay, 5/7 chi hội thành lập đội văn nghệ văn hóa du lịch cộng đồng phục vụ các chương trình giao lưu văn nghệ, các sự kiện, homestay, farmstay trong và ngoài địa bàn. Đặc biệt, năm 2023, chị còn tham mưu cho Cấp ủy chính quyền đưa nội dung “Ngày hội văn hóa dân tộc Mường xã Tiến Xuân” được diễn ra vào ngày 17 - 18 tháng Giêng hàng năm vào Nghị quyết của Hội nghị Đại biểu Nhân dân xã và được hội nghị biểu quyết nhất trí. Sau 2 năm tổ chức, ngày hội đã thu hút được đông đảo hội viên, Nhân dân hưởng ứng tham gia và đồng tình ủng hộ.

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên - 2

Chị Bùi Thị Ngọc tham gia giao lưu tại chương trình biểu dương Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi năm 2023. 

Cùng chị em thay đổi nếp nghĩ cách làm

Là cán bộ Hội trẻ, năng động và là người dân tộc Mường, vì vậy chị Ngọc cũng có thế mạnh trong tuyên truyền triển khai hoạt động Hội Phụ nữ các cấp đến với chị em hội viên phụ nữ dân tộc. Trong đó, chị tập trung vận động chị em  thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”; cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn thành phố, cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch”... và các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tiến Xuân cũng là 1 trong 3 xã của huyện thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn I: Cuối năm 2022-2025”. Chính vì vậy, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về triển khai Dự án 8, Hội Phụ nữ xã đã báo cáo với UBND xã nghiên cứu phối hợp tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện. Trước đó, Hội Phụ nữ xã còn được Hội cấp trên lựa chọn làm điểm xây dựng các mô hình gồm: “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”; “Tổ tuyên truyền tại cộng đồng”; CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”…

“Chúng tôi đã vận động hội viên phụ nữ và người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống, phát triển kinh tế cũng như xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong đời sống gia đình và cộng đồng; đồng thời tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em nói riêng để triển khai các hoạt động phù hợp”, chị Ngọc chia sẻ.

Bà Khuất Thị Khuyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạch Thất đánh giá, chị Ngọc là cán bộ trẻ năng động và có nhiều đóng góp cho phong trào và hoạt động công tác Hội trong những năm qua. Nhiều năm liền Hội LHPN xã Tiến Xuân và cá nhân chị Ngọc đã vinh dự nhận được Bằng khen, Giấy khen của Hội LHPN Hà Nội, UBND huyện và xã. Năm 2023, chị Ngọc còn vinh dự được nhận Bằng khen “Chủ tịch Hội Phụ nữ cở sở giỏi” do Hội LHPN Hà Nội trao tặng.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân 3 nước  Việt Nam - Lào - Campuchia: Phát huy vai trò của phụ nữ 3 nước trong phát triển kinh tế xanh và bền vững

Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia: Phát huy vai trò của phụ nữ 3 nước trong phát triển kinh tế xanh và bền vững

Diễn đàn kết nối và giao lưu Nữ doanh nhân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia với chủ đề “Nữ doanh nhân và kinh tế xanh” diễn ra tại Hà Nội vừa qua, là sáng kiến của Hội Phụ nữ 3 nước góp phần thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, của nữ doanh nhân vào phát triển kinh tế xanh và bền vững; phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của phụ nữ, đặc biệt là nữ doanh nhân.

Nhân lên cái đẹp từ cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Nhân lên cái đẹp từ cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, các cấp Hội LHPN Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả và cách làm hay, sáng tạo của Phụ nữ Thủ đô được triển khai nhân rộng tại các địa phương, góp phần xây dựng nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh.

Hỗ trợ phụ nữ di cư kinh doanh trực tuyến, làm chủ tài chính

Hỗ trợ phụ nữ di cư kinh doanh trực tuyến, làm chủ tài chính

Hướng dẫn phụ nữ di cư khu vực phi chính thức (là những lao động tự do, không có quan hệ lao động về mặt pháp luật) kinh doanh trực tuyến an toàn, đúng pháp luật để cải thiện kinh tế gia đình hay vận động phụ nữ tăng cường ứng dụng công nghệ, hưởng ứng tiêu dùng thông minh và tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt là các hoạt động của Hội LHPN Hà Nội nhằm hỗ trợ phụ nữ...

Hành trình khẳng định năng lực, vị thế

Hành trình khẳng định năng lực, vị thế

Bức tranh bình đẳng giới thời 4.0 đã có nhiều đổi khác. Ở đó, có thể thấy bóng dáng nhiều chị em tài năng, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm với mơ ước kiếm tiền chính đáng để không ngừng nâng cấp cuộc sống.

Các cấp Hội LHPN Việt Nam: Cùng hội viên xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc

Các cấp Hội LHPN Việt Nam: Cùng hội viên xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội; hỗ trợ hội viên xây dựng gia đình “văn minh, hạnh phúc”, xây dựng môi trường sống an toàn để phụ nữ, trẻ em được phát triển toàn diện.

Hội LHPN 5 Thành phố trực thuộc Trung ương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024: Đổi mới, sáng tạo thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2024

Hội LHPN 5 Thành phố trực thuộc Trung ương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024: Đổi mới, sáng tạo thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2024

6 tháng đầu năm 2024, Hội LHPN 5 thành phố trực thuộc Trung ương (gồm: TP Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ) đã tích cực đổi mới, sáng tạo trong triển khai các phong trào thi đua, nhiệm vụ hoạt động Hội Phụ nữ gắn với các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Học cách yêu thương, chăm sóc, bảo vệ trẻ em

Học cách yêu thương, chăm sóc, bảo vệ trẻ em

“Học làm cha mẹ để lan tỏa yêu thương” và “Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng” là những thông điệp ý nghĩa được đưa ra tại Diễn đàn làm cha mẹ do Hội LHPN Việt Nam và Cụm thi đua Hội LHPN các tỉnh Đông Nam Bộ tổ chức vừa qua nhằm hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Tăng cường cơ sở pháp lý để Hội phụ nữ thực hiện chức năng bảo vệ phụ nữ, trẻ em

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Tăng cường cơ sở pháp lý để Hội phụ nữ thực hiện chức năng bảo vệ phụ nữ, trẻ em

Thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội và phản biện xã hội, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga và Phó Chủ tịch Hội LHPN...

Hội Phụ nữ tham gia bảo tồn, phát huy nghề truyền thống

Hội Phụ nữ tham gia bảo tồn, phát huy nghề truyền thống

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, những năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tham gia bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; tạo việc làm cho phụ nữ và gia...

“Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hòa bình

“Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hòa bình

Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Năm 1999, Hà Nội là thành phố đầu tiên của khu vực châu Á vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố vì hòa bình. Năm 2019, Hà Nội chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực Thiết kế sáng tạo.