Đảm bảo bình đẳng giới thực chất cho phụ nữ

Hoàng Anh - Mai Chi
Chia sẻ

Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã phối hợp xây dựng và triển khai nhiều chương trình, hoạt động góp phần vào thành tựu thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam.

Bình đẳng giới nâng cao vị trí vai trò của phụ nữ

 Vừa qua, Hội LHPN Việt Nam và UN Women Việt Nam đã phối hợp tổ chức vừa qua Diễn đàn liên thế hệ "Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới" nhằm ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam với sự phát triển kinh tế, xã hội, khẳng định những thành tựu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ qua 30 năm Việt Nam thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. Đồng thời, khuyến nghị các giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ, thế hệ trẻ để thúc đẩy các tiến bộ về bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của đất nước.

Theo Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến, 30 năm qua, Việt Nam đã quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. Toàn bộ 12 lĩnh vực trong Cương lĩnh đều được Việt Nam triển khai nghiêm túc và đã có những kết quả tích cực, trong đó nổi bật là những nội dung "Phụ nữ và đói nghèo", "Phụ nữ và sức khỏe", "Phụ nữ và kinh tế", "Phụ nữ và môi trường", "Trẻ em gái"...

Những nỗ lực đó đã giúp vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam ngày càng được cải thiện, nâng cao. Hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội luôn cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (30,26%); phụ nữ Việt Nam chiếm 46,8% lực lượng lao động cả nước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ là 62,4%; tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 28,2%; chiếm 14,4% lực lượng Việt Nam tham gia gìn giữ hoà bình cao hơn mức trung bình của Liên hợp quốc là 10,2% và hiện nay cả nước đang triển khai mạnh mẽ phổ cập tri thức số, trong đó có cho phụ nữ và trẻ em gái.

Đảm bảo bình đẳng giới thực chất cho phụ nữ - 1

Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại Diễn đàn.

Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Hội LHPN Việt Nam luôn giữ vai trò tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua triển khai nhiều chương trình, hoạt động tại các cấp Hội. Cụ thể: tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt là năm 2003, Hội được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Bình đẳng giới (BĐG) và được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ X; xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Chính phủ về truyền thông, giáo dục pháp luật, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và hỗ trợ phát triển toàn diện cho phụ nữ; triển khai nhiều mô hình, hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, nhất là phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện giám sát, phản biện xã hội đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trên phương diện hội nhập quốc tế, Hội LHPN Việt Nam tham gia và đóng góp tích cực tại các diễn đàn quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu, Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN, Diễn đàn phụ nữ và kinh tế APEC, Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu… Hiện tại, Hội LHPN Việt Nam có quan hệ, hợp tác với khoảng 300 tổ chức của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm trao đổi kinh nghiệm, huy động nguồn lực, tăng cường hợp tác, kết nối nhằm nâng cao quyền năng cho phụ nữ.

“Những kết quả tích cực đó không chỉ góp phần cải thiện đời sống của phụ nữ mà còn tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để phụ nữ phát triển toàn diện, thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển toàn diện và tiến bộ xã hội”, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

Đảm bảo bình đẳng giới thực chất cho phụ nữ - 2

Các đại biểu tham gia diễn đàn liên thế hệ "Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới".

Thúc đẩy bình đẳng giới trong tình hình mới

Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ghi nhận cho thấy vẫn còn những tồn tại bất bình đẳng trong thị trường lao động, làm hạn chế các cơ hội trong việc đóng góp xã hội của phụ nữ, nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp. Định kiến giới, khuôn mẫu giới vẫn đang là thách thức lớn nhất tác động tới phụ nữ và trẻ em gái trong việc tạo cơ hội cho họ tham gia vào các lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

“Việc đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một nhiệm vụ mang tính dài hạn, liên tục, cần sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội”, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến khẳng định.

Theo bà Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, sự phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo tác động tới đời sống xã hội, do đó, cần phải nâng cao nhận thức, trình độ của phụ nữ để tận dụng được tốt nhất sự phát triển của khoa học công nghệ. Đồng thời xóa bỏ khoảng cách, rào cản về công nghệ giữa khu vực đồng bằng với miền núi, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số để không làm rộng hơn khoảng cách về công nghệ. Đặc biệt là tăng cường đề kháng của phụ nữ với những tác động tiêu cực của khoa học, công nghệ, không để phụ nữ bị tụt hậu, làm gia tăng bất bình đẳng giới trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ.

Trong kỷ nguyên mới, để phụ nữ có thể tiếp cận với chuyển đổi số cũng như tận dụng các cơ hội phát triển sự nghiệp từ chuyển đổi số, chị Trần Thị Như Quỳnh, kỹ sư Trí tuệ nhân tạo, Tổng công ty dịch vụ số Viettel đề xuất Hội LHPN Việt Nam cần tăng cường hơn nữa truyền thông về hình ảnh phụ nữ trong lĩnh vực STEM. Bên cạnh đó, Hội LHPN Việt Nam cũng cần kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan liên quan mở rộng các chương trình học bổng quốc gia dành cho nữ sinh chọn ngành học STEM ở các trường đại học trọng điểm, định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh, xây dựng chính sách nhạy cảm giới trong giáo dục STEM… Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi số đã hỗ trợ các mô hình làm việc từ xa, Chính phủ có thể khuyến khích doanh nghiệp áp dụng môi trường làm việc linh hoạt với phụ nữ cũng như có những chính sách ưu đãi thuế cho các công ty tuyển dụng kỹ sư nữ.

Bà Caroline Nyamayemombe, Trưởng Đại diện UN Women Việt Nam, cho biết: Gần 95 năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã là động lực thúc đẩy - huy động phụ nữ, đấu tranh cho quyền của họ và tác động đến việc thay đổi chính sách ở mọi cấp độ. Việt Nam đang ở trong một kỷ nguyên mới - sự trỗi dậy của quốc gia. Trưởng Đại diện UN Women Việt Nam Caroline Nyamayemombe kỳ vọng có thể đổi mới và chuyển đổi 3 lĩnh vực, cụ thể: Thứ nhất, thể chế hóa hoàn toàn các đánh giá tác động giới trong toàn bộ quá trình lập pháp và đầu tư của Việt Nam, để những đánh giá này dẫn đến các hành động và nguồn lực mang tính chuyển đổi nhằm thu hẹp khoảng cách dai dẳng và mang lại lợi ích cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Thứ 2, tận dụng đầy đủ các cơ hội từ quá trình chuyển đổi số và xanh. Thứ 3, củng cố hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin đáng tin cậy, đáp ứng nhu cầu của tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

Về bình đẳng giới trong lãnh đạo, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội cao nhất ở châu Á - Thái Bình Dương (30,26%). Tuy nhiên, đại diện của phụ nữ vẫn chưa đạt mục tiêu 35% và vẫn ở mức thấp trong lãnh đạo Đảng và hành chính công. Để tăng tỷ lệ này, bà Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú Cơ quan Liên hợp quốc, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực thi Nghị quyết 11/NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ và yêu cầu các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm hơn để tăng cường sự đại diện của phụ nữ trong quá trình ra quyết định. Đồng thời đầu tư xây dựng năng lực cho các nhà lãnh đạo nữ trẻ và thu hút nam giới ủng hộ hoạt động này. Bên cạnh đó, cần tạo ra nền kinh tế chăm sóc và giải phóng quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Chia sẻ

Hoàng Anh - Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...