Em trai háo hức báo tin cưới vợ, tôi chưa kịp vui thì điếng người nhận ra danh tính cô em dâu đang đứng trước mặt

Thy Dung
Chia sẻ

Em trai tôi năm nay 32 tuổi, đẹp trai, cao ráo, từ thời đi học đã có không ít cô gái theo đuổi.

Nhưng trái ngược với tôi một người chung tình, em trai lại có phần đào hoa, thay người yêu như thay áo.

Bố mẹ tôi từ lâu đã mong ngóng em trai sớm kết hôn, nhưng cậu ấy cứ lần lữa. Đến tận bây giờ, khi tóc bố mẹ đã bạc đi nhiều vì lo lắng, cậu ấy vẫn chưa có ý định yên bề gia thất.

Ấy vậy mà tuần trước, em trai tôi bất ngờ nhắn vào nhóm gia đình:

"Em sắp cưới rồi!".

Mẹ tôi mừng đến mức gọi ngay cho tôi, giọng bà tràn đầy vui sướng. Hóa ra bạn gái em trai đã mang thai, và họ quyết định cưới ngay.

Dù hơi bất ngờ, tôi vẫn thấy vui mừng cho cậu ấy. Dẫu sao cậu ấy cũng đã ngoài 30, kết hôn là chuyện nên làm.

Nhưng ngay khi em dâu tương lai vừa về ra mắt, tôi sững người khi nhận ra cô ấy chính là người từng đến phòng khám thai của tôi cùng một người đàn ông khác. Ban đầu, tôi tự nhủ có lẽ chỉ là sự trùng hợp, nhưng khi xâu chuỗi lại thời gian và sự kiện, bức tranh toàn cảnh hiện ra một cách rõ ràng đến mức khiến tôi không thể tiếp tục phủ nhận sự thật. 

Em trai háo hức báo tin cưới vợ, tôi chưa kịp vui thì điếng người nhận ra danh tính cô em dâu đang đứng trước mặt - 1

Tôi sốc điếng khi phát hiện em dâu mang thai con người khác. (Ảnh minh họa)

Rất có thể khi biết mình mang thai, người đàn ông kia không chịu trách nhiệm, nên cô ta tìm cách để em trai tôi trở thành “người đổ vỏ”, danh chính ngôn thuận có một tấm chồng để che giấu quá khứ.

Càng nghĩ, tôi càng thấy mọi chuyện quá trùng hợp. Từ việc em trai tôi đột nhiên muốn kết hôn, cho đến cách cô ta vội vã thúc giục tổ chức đám cưới khi cái thai mới chỉ vài tuần.

Nhìn thái độ hồ hởi của bố mẹ tôi khi bàn chuyện cưới xin, tôi vừa xót xa vừa tức giận. Nếu tôi không phát hiện ra sự thật, chẳng khác nào em trai tôi bị lừa vào một cuộc hôn nhân dối trá, cả đời phải nuôi con người khác mà không hề hay biết.

Nhưng vấn đề là, tôi có nên nói ra sự thật này hay không? Nếu nói, liệu em trai tôi có tin hay lại cho rằng tôi đang cố tình phá hỏng hạnh phúc của nó? Còn nếu im lặng, đến khi mọi chuyện vỡ lở, hậu quả sẽ ra sao? Tôi ngồi lặng đi, cảm giác như mình đang nắm trong tay một bí mật có thể thay đổi cuộc đời em trai mãi mãi.

Thế rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến. Một lần tôi tới thăm bố mẹ, lúc đó mẹ tôi đang sửa sang lại một tầng riêng cho em trai, nội thất còn rất mới. Nhưng em dâu không hài lòng. Cô ấy chê phong cách thiết kế không hợp gu, lại không muốn sống chung với bố mẹ chồng, yêu cầu chúng tôi mua một căn hộ riêng cho họ.

Bố mẹ tôi không có nhiều tiền tiết kiệm, phần lớn đã hỗ trợ em trai tôi. Giờ lại thêm khoản sính lễ 280 triệu đồng cùng chi phí đám cưới, họ không còn khả năng mua nhà.

Thấy bố mẹ chồng không thể đáp ứng, em dâu liền quay sang tôi:

"Bố mẹ không có tiền, nhưng chẳng phải còn có chị gái sao?".

Tôi sững người. Ý cô ấy là gì? Muốn vợ chồng tôi mua nhà cho họ sao? Quả nhiên, cô ấy tiếp tục:

"Chị và anh rể làm ăn tốt, mua 1 căn hộ chắc không khó gì”.

Ở khu vực chúng tôi, một căn hộ cũng phải 700-800 triệu đồng. Tôi và chồng có một cửa hàng nhỏ, mỗi năm kiếm khoảng 300 triệu, sau khi trừ chi phí sinh hoạt, cũng chỉ dư ra khoảng 100 triệu.

Dù vậy, vợ chồng tôi vẫn chưa mua được nhà riêng, vẫn sống chung với bố mẹ chồng. Kế hoạch của tôi là đầu năm sau sẽ đặt cọc mua một căn hộ rộng hơn. Vậy mà nhà tôi còn chưa thấy đâu, em dâu đã nhắm vào túi tiền của tôi.

Vài ngày trước, tôi và chồng đã bàn bạc, quyết định tặng em trai 50 triệu đồng làm quà cưới. Đó là con số hợp lý với vai trò của tôi. Nhưng em dâu thì sao? Một xu cũng tôi cũng không muốn cho.

Không chần chừ, tôi lập tức từ chối. Lúc này, em trai tôi nhìn tôi đầy cầu khẩn:

"Chị, giúp em lần này đi. Em thực sự muốn kết hôn”.

Nhưng em dâu lại chẳng có chút lo lắng nào, thẳng thừng tuyên bố:

"Không có nhà thì đừng cưới! Cái thai trong bụng cũng không giữ lại đâu, con trai tôi phải ở nhà mới!"

Câu này khiến mẹ tôi hoảng loạn, vội vàng khuyên nhủ em dâu đừng nóng nảy. Rồi bà quay sang tôi, giọng đầy nài nỉ:

"Con gái, bố mẹ đợi có cháu bế suốt 7-8 năm rồi. Giờ con giúp một tay đi, bố mẹ xin con đấy!".

Tôi biết rõ, nếu lần này tôi nhượng bộ, sau này cô ấy sẽ còn tiếp tục đòi hỏi nhiều hơn nữa. Tôi nhìn thẳng vào em dâu, dằn từng chữ:

"Cô tưởng tôi không biết gì sao? Con trong bụng cô không phải của em trai tôi. Cô muốn làm gì thì làm, không liên quan đến tôi. Đừng mong tôi mua nhà cho cô!".

Cả gia đình sững sờ. Mẹ tôi hoảng hốt, liên tục hỏi tôi đang nói gì. Tôi lấy điện thoại ra, mở tin nhắn của người bạn đã tiết lộ mọi chuyện. Khi đọc xong, mẹ tôi sụp xuống ghế, mặt tái mét.

Nhưng điều khiến tôi thất vọng nhất chính là em trai tôi. Cậu ấy vẫn cố chấp:

"Chị đừng bịa chuyện nữa".

Tôi bật cười cay đắng. Người đàn ông này đã 32 tuổi nhưng vẫn ngây thơ đến mức không thể tin nổi. Tôi kéo chồng rời đi, bỏ lại mẹ và em trai thất vọng nhìn theo. Họ trách tôi nhẫn tâm, không biết nghĩ cho đại cục.

Vài tháng sau, mẹ tôi gọi điện, giọng trĩu nặng:

"Em con chia tay rồi”.

Hóa ra, sau những ồn ào, người yêu cũ của cô gái kia bất ngờ lên mạng xã hội mỉa mai, bóng gió về chuyện cái thai, khiến cô ấy bị cuốn vào những lời chỉ trích không ngừng. Áp lực từ dư luận, sự hoài nghi từ mọi phía, cộng thêm những lời dè bỉu cay độc đã khiến cô ấy căng thẳng đến mức bị sảy thai.

Em trai tôi lúc ấy cũng đã kiệt sức. Những tổn thương dồn dập, niềm tin vỡ vụn, cuối cùng cậu ấy chọn cách buông tay. Không tranh cãi, không oán trách, chỉ đơn giản là không còn đủ sức để tiếp tục.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: havu…@gmail.com

Vì sao căng thẳng có thể gây sảy thai?

Căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Dưới đây là những lý do chính:

1. Căng thẳng làm mất cân bằng hormone thai kỳ

Khi bị stress, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone cortisol, làm giảm progesterone, loại hormone quan trọng giúp duy trì thai kỳ.

Nếu progesterone giảm, tử cung có thể co bóp mạnh hơn, làm tăng nguy cơ sảy thai.

2. Giảm lưu lượng máu đến thai nhi

Căng thẳng có thể làm co mạch máu, khiến thai nhi không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ thai ngừng phát triển.

3. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mẹ

Khi mẹ căng thẳng, hệ miễn dịch cũng suy yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi, dẫn đến thai lưu hoặc sảy thai.

4. Làm tăng huyết áp, gây tiền sản giật

Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến tiền sản giật – một trong những nguyên nhân nguy hiểm có thể khiến mẹ sinh non hoặc mất thai.

5. Ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt

- Mất ngủ, chán ăn hoặc ăn uống không đầy đủ, khiến thai nhi thiếu dưỡng chất.

- Hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích, làm tăng nguy cơ dị tật và sảy thai.

Làm thế nào để giảm căng thẳng khi mang thai?

Căng thẳng không trực tiếp gây sảy thai ngay lập tức, nhưng nếu kéo dài, nó có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần học cách thư giãn và chăm sóc bản thân thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Chia sẻ

Thy Dung

Tin cùng chuyên mục