Ba năm tích góp tiền để làm IVF, chồng tôi lại yêu cầu đưa hết tiền cho bố mẹ anh xây nhà

Nắng
Chia sẻ

Số tiền 400 triệu là mồ hôi nước mắt của tôi, là tất cả hi vọng tôi dồn vào đó để tìm cơ hội sinh con, cơ hội làm mẹ.

Kết hôn được hai năm vẫn không có tin vui, tôi và chồng quyết định đi khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả từ bác sĩ như một cú sốc đối với cả hai: chồng tôi mắc vấn đề liên quan đến chất lượng tinh trùng. Số lượng tinh trùng khỏe mạnh rất ít, và khả năng thụ thai tự nhiên gần như bằng không. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp duy nhất để chúng tôi có thể có con.

Với quyết tâm làm mẹ, tôi bắt đầu lao vào công việc với hy vọng tích góp được số tiền cần thiết cho quá trình điều trị. Dù là vợ nhưng tôi lại là trụ cột kinh tế chính. Chồng tôi tuy công việc ổn định nhưng anh sống thiếu trách nhiệm, ham tụ tập bia rượu, hầu như không bao giờ nghĩ đến việc chia sẻ gánh nặng tài chính với vợ. Chi phí sinh hoạt, tiền nhà, và cả tiền điều trị hiếm muộn đều do tôi một tay cáng đáng.

Ba năm tích góp tiền để làm IVF, chồng tôi lại yêu cầu đưa hết tiền cho bố mẹ anh xây nhà - 1

Nhận kết quả khám sức khỏe sinh sản, 2 vợ chồng tôi đều suy sụp. (Ảnh minh họa)

Để có tiền tích lũy, hết giờ làm trên công ty, tôi lại tranh thủ nhận việc làm thêm bên ngoài. Sau ba năm trời vất vả, cuối cùng tôi cũng gom được 400 triệu đồng – số tiền đủ để thực hiện chu trình IVF tại một bệnh viện lớn. Tôi tự nhủ chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa, gia đình nhỏ của tôi sẽ có thêm thành viên mới.

Thế nhưng, cách đây không lâu, bố mẹ chồng tôi bỗng dưng thông báo rằng họ muốn xây lại căn nhà cũ. Họ nói căn nhà hiện tại đã xuống cấp nên sẽ đập ra xây mới hoàn toàn. Tôi không phản đối chuyện bố mẹ chồng muốn có nơi ở khang trang hơn, nhưng điều làm tôi thất vọng là phản ứng của chồng. Không bàn bạc với vợ nửa lời, anh yêu cầu tôi đưa toàn bộ số tiền tích góp bấy lâu cho bố mẹ anh xây nhà.

Tôi đã rất sốc khi nghe đề nghị này, cố gắng giải thích rằng số tiền này là để dành cho việc IVF, là hy vọng duy nhất để chúng tôi có con. Nhưng chồng tôi chỉ thản nhiên nói:

“Mình còn trẻ, không sinh con bây giờ thì vài năm nữa sinh. Thậm chí không có thì cũng chẳng sao. Bố mẹ anh già rồi, sống được có bao lâu nữa đâu. Chẳng lẽ để ông bà chết không được một lần sống trong ngôi nhà khang trang à?”.

Số tiền 400 triệu là mồ hôi nước mắt của tôi, là tất cả hi vọng tôi dồn vào đó để tìm cơ hội sinh con, cơ hội làm mẹ. Tôi hiểu rằng bố mẹ chồng cũng cần có nơi ở tốt hơn, nhưng xây nhà không phải là việc cấp thiết đến mức phải hy sinh cơ hội có con của chúng tôi. Với tôi, con cái không chỉ là tương lai mà còn là hạnh phúc lớn lao nhất của một gia đình.

Ba năm tích góp tiền để làm IVF, chồng tôi lại yêu cầu đưa hết tiền cho bố mẹ anh xây nhà - 2

Hành xử của chồng khiến tôi thất vọng, cảm thấy cuộc hôn nhân không còn có tiếng nói chung. (Ảnh minh họa)

Tôi bàn với chồng, nếu muốn mình có thể góp với bố mẹ 50 đến 100 triệu. Còn lại ông bà có tiền tiết kiệm và lương hưu sẽ chủ động xây sửa nhà theo thực lực tài chính của các cụ. Tiền của vợ chồng phải dùng để vào viện thụ tinh ống nghiệm sinh con vì tuổi tôi cũng không còn trẻ, càng để lâu, nội tiết tố suy giảm sẽ càng khó giữ thai. Tuy nhiên chồng tôi không những không nghe mà còn quay ra trách mắng vợ sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, không biết lo cho bố mẹ chồng.

Câu nói của chồng như lưỡi dao cứa vào lòng tôi. Những ngày qua, tôi chán nản và suy nghĩ rất nhiều, cảm thấy như mình đang chiến đấu một mình trong cuộc chiến sinh con. Một cuộc chiến mà lẽ ra anh ấy phải là người đồng hành và động viên tôi.

Thực sự tôi đã chịu đựng đủ lâu, và giờ là lúc tôi phải đứng lên bảo vệ những gì mình đã vất vả đạt được. Nếu chồng không thể thay đổi, có lẽ tôi sẽ phải học cách bước tiếp mà không cần anh ấy.

Chi phí thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí thụ tinh ống nghiệm (IVF) là một vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm khi tìm kiếm phương pháp hỗ trợ sinh sản. Mức chi phí này không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Thứ nhất, tình trạng sức khỏe sinh sản của vợ chồng ảnh hưởng lớn đến chi phí. Các vấn đề như chất lượng trứng, tinh trùng hoặc các bệnh lý phụ khoa có thể làm tăng số lần thực hiện IVF và phát sinh thêm các xét nghiệm, thuốc hỗ trợ.

Thứ hai, phác đồ điều trị và thuốc kích trứng cũng chiếm phần lớn chi phí. Tùy vào cơ địa mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc và liều lượng phù hợp, trong đó thuốc nhập khẩu thường đắt hơn thuốc sản xuất trong nước.

Thứ ba, trình độ chuyên môn của bác sĩ và cơ sở vật chất của bệnh viện hoặc trung tâm thực hiện IVF cũng tác động đáng kể. Những trung tâm uy tín với công nghệ tiên tiến và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thường có chi phí cao hơn.

Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ kèm theo, như trữ đông phôi, xét nghiệm di truyền phôi, cũng là yếu tố làm tăng tổng chi phí. Vì vậy, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến chuyên gia để có kế hoạch tài chính phù hợp.

Chia sẻ

Nắng

Tin cùng chuyên mục

Anh đã biết sai rồi

Anh đã biết sai rồi

Tối đó, đợi cho chồng cơm nước xong xuôi, ngồi thảnh thơi ngoài phòng khách xem đá bóng, My mới thủng thẳng “rót” vào tai chồng: “Anh à, tuần này em có việc phải về muộn. Anh chịu khó về đón các con và cơm nước, lau dọn nhà cửa thay em nhé”.

Mẹ chồng “đoảng”

Mẹ chồng “đoảng”

Mỗi năm chỉ về quê chơi vài ngày, chị Cúc cũng biết mẹ chồng là người rất đoảng và bừa bộn. Thế nhưng, chị không biết được mức độ như thế nào cho đến khi sống chung…