Hậu Tết của dâu nghèo, dâu giàu

Hạ Thi
Chia sẻ

Hết Tết, hai chiếc ôtô đậu ngoài cổng đưa hai gia đình con trai bà Hòa trở lại thành phố. Trong khi, chiếc taxi không ngừng được chất kín đồ đạc, quà quê thì chiếc xe sang còn lại trống rỗng. Năm nào cũng vậy, cô con dâu nghèo ra sức lấy hết quà quê bố mẹ chồng cho, còn cô con dâu khá giả hơn, ai cho gì cũng từ chối.

1

Nhà bà Hòa sinh được hai con trai, lớn lên đều ra phố lập nghiệp mưu sinh, rồi lấy vợ sinh con ở đó. Mỗi năm, cả hai gia đình về quê ăn Tết cùng bố mẹ. Dù sống riêng và sống xa các con nhưng tấm lòng thương con cháu của ông bà lúc nào cũng hướng về chúng. Ông bà làm nông, của nả tích lũy chẳng có nhiều chỉ đủ nuôi hai con trai ăn học. Ngày chúng lấy vợ, họ cũng không giúp được gì cho chúng, đa số là các con tự vận động.

Trong hai con trai thì con trai cả may mắn hơn khi lấy được cô vợ gia đình khá giả. Cưới hỏi xong, nhà ngoại cho tiền mua đất làm nhà, cuộc sống sớm ổn định hơn con trai thứ. Cả hai cặp vợ chồng đều sống cùng thành phố. Mấy năm đầu, vợ chồng con trai thứ phải đi thuê nhà ở, cuộc sống vất vả bất ổn theo giá thuê nhà trọ tăng giảm từng năm. Mấy năm sau, hai vợ chồng ra vùng ven đô mua được mảnh đất nông nghiệp thuộc dạng đất kẹt trong quá trình đô thị hóa. Họ cất ngôi nhà cấp 4 để có chỗ ở ổn định. Vợ chồng con trai thứ đều làm công nhân, thu nhập thấp chỉ đủ để trang trải cuộc sống bình dân và nuôi hai đứa con ăn học. Trong khi, vợ chồng con trai cả nhờ mối quan hệ của bố mẹ vợ có công việc trong công ty lớn, thu nhập khấm khá hơn. Vì vậy, nhà bà Hòa có hai cô con dâu thuộc hai tầng lớp giàu, nghèo rõ rệt.

Lẽ thường cha mẹ vẫn dành sự quan tâm nhiều hơn cho “con khó” hơn “con có” với suy nghĩ đứa nào vất vả thì bù đắp thêm cho nó hơn chút ít. Vì thế, mỗi lần về quê, quà cáp bà Hòa gói gắm cho các con mang ra phố bao giờ cũng ưu tiên vợ chồng con thứ hơn. Nói là quà cho sang nhưng đó cũng chỉ là mớ rau, cân lạc, cân đỗ, chục trứng, lần nào gặp lứa gà đã lớn thì có thêm hai, ba con gà. Cô con dâu cả cũng chẳng “thích” mấy thứ quà quê của mẹ chồng cho với lý do nhà cô toàn ăn thực phẩm hữu cơ mua từ siêu thị quen rồi, nên lần nào bà Hòa gói ghém cho đồ, cô cũng từ chối hoặc chỉ lấy một ít cho bà đỡ phật lòng.

Hậu Tết của dâu nghèo, dâu giàu - 1

Ảnh minh họa

Cuộc sống giàu, nghèo cũng tạo nên tính cách của hai cô con dâu bà Hòa trái ngược nhau. Cô con dâu thứ mỗi lần về quê là chạy ra vườn của bố mẹ chồng đầu tiên, ngó nghiêng hết vườn rau đến ao cá, chuồng gà. Những kỳ nghỉ lễ, cô còn xắn tay áo, xắn quần cuốc đất mấy luống đất để bố mẹ chồng ở nhà trồng thêm rau để gửi ra phố cho mình. Chẳng thế, cô còn năng nổ đi thăm hết bà con, họ hàng nhà chồng. Đến nhà ai, cô cũng khen rau nhà này tốt, tươi ngon, giống gà đẻ siêu trứng… Ai có cây giống tốt, cô cũng xin về cho bố mẹ chồng trồng trọt thêm. Miệng thì bảo, ông bà trồng nhiều ăn không hết thì bán lấy thêm đồng ăn quà sáng. Sự chăm chỉ, vun vén đó của cô cũng khiến vợ chồng bà Hòa yêu mến, chẳng nề hà vất vả để phụ giúp con cháu. Lần nào cô về quê cũng chất đống rau tươi, đồ khô mang ra phố ăn dần.

2

Trái ngược, cô con dâu cả có cuộc sống khá giả hơn thì chẳng bao giờ để ý đến mấy đồ thực phẩm ở quê. Trong khi nhiều người tin tưởng và tìm đồ quê tươi ngon, đảm bảo chất lượng để dùng thì cô cho rằng chỉ có thực phẩm hữu cơ có chứng nhận an toàn của cơ quan chức năng mới thật đảm bảo. Do đó, cô chỉ sử dụng nguồn thực phẩm đó. Mỗi lần về quê cô cũng bất đắc dĩ cầm một ít quà quê mẹ chồng gói ghém cho. Mang đồ về nhà, lúc thì cô cho người giúp việc theo giờ đến làm hàng ngày cho nhà mình, lúc cô cho hàng xóm để lấy lòng thảo mỗi lần về quê ra. Lần nào bận rộn quá, hoặc vô tâm, cô để quên quà trong túi nilon, mấy ngày sau phát hiện ra thì hỏng phải vứt đi.

Không ít lần, bà Hòa ra phố chơi với vợ chồng con cả mấy ngày. Ở nhà, rảnh rỗi, bà dọn dẹp nhà cửa giúp con dâu. Lần nào bà cũng chạnh lòng khi nhìn thấy bọc đỗ đen, bọc lạc đã bóc vỏ của mình gói ghém cẩn thận ở quê cho con cháu mang ra phố, bị vứt lăn lóc ở gầm cầu thang. Mở ra, bà thấy thứ thì mối mọt, thứ thì mốc xanh, mốc đỏ phải đem vứt. Có lần tiếc của, bà lớn tiếng trách mắng con dâu, thế là những lần sau, bà cho gì, cô cũng chẳng nhận. Cái nếp đó, lâu dần thành quen, mỗi lần con cháu về quê chơi, bà chỉ chuẩn bị mỗi quà mang đi cho vợ chồng con thứ, còn vợ chồng con trưởng bao giờ cũng xe không trống rỗng.

Cứ tưởng việc đó cũng là lẽ thường tình, vậy mà chẳng hiểu sao sau này dâu cả cứ nhìn cách bà đối xử với dâu thứ để so bì. Về quê ăn Tết lần nào, cô cũng chất đầy một xe đồ dùng, thực phẩm nào rượu ngoại, bánh kẹo xịn, hoa quả nhập khẩu mang về. Trong khi, cô em dâu chỉ mang mấy thứ “bình dân” chủ yếu là quà Tết của công ty phát cho mang về “góp” Tết cùng bố mẹ. Ấy vậy mà, cô cũng chẳng được bố mẹ chồng ưu ái hơn phần nào trong ứng xử. Đã vậy, trong mấy ngày chuẩn bị Tết, gói bánh chưng, làm thịt bò khô, kho mấy niêu cá, bố mẹ chồng làm một thành hai. Bảo phần để dùng trong mấy ngày Tết, phần ra Tết, vợ chồng con thứ mang ra phố ăn dần. Con dâu út thì cứ lợi cho mình là năng nổ lăn xả vào làm, dành hết cả phần ưu ái của bố mẹ chồng. Cứ thế, từ lúc nào, cô ganh tỵ cho rằng bố mẹ chồng thiên vị dâu thứ, coi thường dâu cả.

Hậu Tết của dâu nghèo, dâu giàu - 2

Ảnh minh họa

3

Hết Tết, cả hai gia đình trở lại thành phố. Vợ chồng con thứ thuê taxi để chở hết số đồ quê mang đi. Vợ chồng con cả có xe riêng nhưng chẳng bao giờ mang theo thứ quà quê nào đi nên xe lúc nào cũng rộng rãi. Người thân họ hàng ở quê cũng giống ông bà Hòa, cứ đứa nào “thích quà quê” là cho, tặng nhiệt tình, còn đứa nào không dùng thì không ép mang đi, vì nghĩ mang ra không dùng vứt đi thì lãng phí vô cùng. Vì thế, trước ngày các con quay về thành phố, anh em họ hàng hết người này đến người khác mang quà quê cho vợ chồng con thứ chất đầy một góc nhà. Với, vợ chồng con trai cả, ai cũng chỉ hỏi thăm còn quà quê chẳng ai tặng vì biết rõ có cho họ cũng chẳng nhận. Cũng giống những năm trước, tâm trạng của con dâu cả lại mâu thuẫn, phân bì với em dâu rồi sinh ra ác cảm với bố mẹ chồng. Ngồi trên xe quay ra phố, cô nói với chồng về sự đối xử thiên vị của bố mẹ chồng, rồi giận dỗi bảo, mai này ông bà đau ốm, cần chăm sóc phụng dưỡng thì cứ gọi vợ chồng con thứ, đừng gọi đến vợ chồng cô.

Do xe taxi của vợ chồng em trai chở đồ nhiều, chật chỗ ngồi nên hai đứa cháu sang xe nhà bác cả ngồi. Trên đường về, bốn đứa trẻ mở phong bao lì xì ông bà nội mừng tuổi hôm Tết ra đếm và khoe với nhau. Con dâu cả tò mò nhìn vào số tiền mừng tuổi của bốn đứa trẻ, ngạc nhiên phát hiện ra, phong bao lì xì của hai đứa con cô nhiều gấp 10 lần so với hai đứa con vợ chồng em trai thứ. Mấy năm nay, tiền mừng tuổi của ông bà cho các cháu, cô chẳng để ý bao giờ mà mua sẵn một hộp tiết kiệm thật đẹp, bảo các con bỏ vào đó tiết kiệm, đến năm đủ 18 tuổi mở ra, xem như của để dành ông bà cho các cháu từ nhỏ đến lớn mỗi dịp Tết.

 Hôm đó, về đến nhà, cô lén mở hai hộp tiết kiệm của các con và đếm số tiền trong đó thì nhận ra, số tiền mừng tuổi ông bà không hề thay đổi mỗi năm. Trong một phong bao lì xì, ông nội còn có một mảnh giấy dặn dò rằng đây là số tiền ngoài ý nghĩa mừng tuổi ra còn là quà Tết cho các cháu sau Tết mang ra phố. Thay vì ông bà gói thực phẩm quê cho như vợ chồng con thứ thì họ quy ra tiền để bố mẹ về mua đồ phù hợp cho con theo ý mình.  

Hóa ra, trong tâm của ông bà chưa bao giờ coi trọng cháu này hơn cháu kia, hay quan tâm con nghèo hơn con giàu. Bằng một cách nào đó, họ vẫn giữ sự công bằng đối với các con, chỉ là cách ứng xử kín đáo hơn mà cô vô tình không nhận ra. 

Chia sẻ

Hạ Thi

Tin cùng chuyên mục

Tình già

Tình già

“Mẹ ơi, con xin phép đưa bố lên trông nhà cho vợ chồng con mấy bữa, khi nào ổn thỏa thì con lại để bố về với mẹ, được không ạ?”.

Caramel mùa hè

Caramel mùa hè

Món caramel ấy, dù đã mấy chục năm trôi qua, vẫn còn trong trí nhớ tôi - ngọt đắng đan xen, mềm như lòng bàn tay của bà, và gợi nhớ nhung như một đêm hè.

Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.

Làm vợ

Làm vợ

Từ bé được mẹ chiều chuộng, lấy chồng lại được yêu thương, Ngọc kết hôn gần một năm mà chưa từng nấu nổi một bữa cơm cho chồng. Cô tin phụ nữ hiện đại không cần bếp núc để giữ chân đàn ông. Cho đến khi mẹ chồng lên chơi vài ngày, những lời chê trách khiến cô hiểu: Yêu thương, nếu không biết giữ, rồi cũng sẽ nguội lạnh mà rời đi…

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Bi kịch từ đứa con sinh thiếu tháng

Ngân xuất hiện ở phòng tư vấn với đứa con trai hơn một tuổi kháu khỉnh. Nhìn đứa bé bụ bẫm, dễ thương trong sáng như thiên thần bên người mẹ có học thức, xinh đẹp, không ai nghĩ họ lại là nạn nhân bạo lực gia đình gần hai năm nay.

Yêu sau cưới

Yêu sau cưới

Ngân và Trung cưới nhau qua mai mối khi cả hai đã bước vào độ tuổi mà gia đình không còn muốn con cái "kén cá chọn canh" nữa. Trung khi ấy 30 tuổi, là một người đàn ông thành đạt, trầm tính và chín chắn, đang làm trưởng phòng kỹ thuật tại một công ty lớn. Ngân 28 tuổi, là cô giáo tiểu học hiền lành, chu đáo, sống giản dị và có phần khép kín.

Dặm muối cho hôn nhân

Dặm muối cho hôn nhân

Mai chẳng biết hôn nhân trở nên nhạt nhẽo từ lúc nào, chỉ biết là gần đây, cô và chồng chẳng còn có sự đồng điệu. Những câu chuyện mà người nói cũng nói cho có, còn người trả lời thì trả lời cho xong...

Chọn hiếu hay tình?

Chọn hiếu hay tình?

Cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi tôi. Kinh tế chật vật, cuộc sống khó khăn vất vả, mẹ đã hy sinh và sống vì tôi. Vì thế ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nguyện sau này bằng bất cứ giá nào cũng sẽ sống cho mẹ nhiều hơn. Thế nhưng đến giờ phút này, tôi cảm thấy cuộc đời mình sẽ gặp nhiều bất hạnh nếu như sống đúng với tâm nguyện ấy.

Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...

Phụ nữ nhẹ dạ và cạm bẫy lừa đảo

Phụ nữ nhẹ dạ và cạm bẫy lừa đảo

Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, không ít gia đình đang phải đối mặt với những “cơn sóng ngầm” âm thầm phá hoại hạnh phúc. Một trong số đó là tình trạng các chị em nhẹ dạ, trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Vấn nạn này không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn để lại những vết rạn trong hôn nhân, đẩy nhiều cặp đôi đến bờ vực tan...