Người hiếm khi căng thẳng trong cuộc sống có 7 thói quen này, bạn thì sao?

Bảo Anh.
Chia sẻ

Những thói quen giải tỏa căng thẳng này có khả năng thay đổi cuộc sống của bạn.

1. Họ ưu tiên việc chăm sóc bản thân

Trong thế giới bận rộn ngày nay, chúng ta dễ dàng bỏ bê nhu cầu của bản thân và ưu tiên mọi thứ khác. Tuy nhiên, những người hiếm khi cảm thấy căng thẳng thường coi việc chăm sóc bản thân là một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của mình.

Theo tâm lý học, dành thời gian cho bản thân không phải điều xa xỉ mà rất cần thiết. Có thể chỉ đơn giản là đi bộ 10 phút trong giờ nghỉ trưa, đọc sách trước khi đi ngủ hoặc thực hành thiền vào buổi sáng. Những người có khả năng chống chịu căng thẳng hiểu rằng bằng cách chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, họ sẽ có đủ khả năng để giải quyết tốt hơn những thách thức trong cuộc sống.

2. Họ hiểu được tầm quan trọng của quan điểm

Người hiếm khi căng thẳng trong cuộc sống có 7 thói quen này, bạn thì sao? - 1

Cuộc sống đầy rẫy những ngã rẽ và một thói quen chung của những người quản lý căng thẳng tốt là khả năng duy trì quan điểm. Họ có khả năng thu nhỏ vấn đề lại để nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Họ hiểu rằng đa phần các tình huống không tệ như chúng có vẻ như trong thời điểm đó.

Lần tới, khi bạn cảm thấy bối rối hay căng thẳng, hãy tự hỏi: "5 năm nữa, điều này có còn quan trọng không?" Bạn có thể bất ngờ vì một câu hỏi giúp mình nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

3. Họ thực hành chánh niệm

Chánh niệm là thực sự hiện diện trong từng khoảnh khắc, một phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Theo các nhà tâm lý học, việc thực hành chánh niệm thường xuyên không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Những người hiếm khi cảm thấy căng thẳng thường kết hợp chánh niệm vào thói quen hàng ngày thông qua thiền định, ăn uống chánh niệm hoặc chỉ đơn giản là chú ý đến cảm giác của bản thân trong bất kỳ hoạt động thường ngày nào. 

Bằng cách rèn luyện tâm trí tập trung vào hiện tại, họ ngăn mình khỏi việc suy nghĩ về những sai lầm trong quá khứ hoặc lo lắng về các vấn đề trong tương lai. Sự tập trung duy nhất vào hiện tại giúp họ ngăn ngừa căng thẳng. Đây có thể là chìa khóa để mở ra cuộc sống thư thái, ít căng thẳng hơn.

4. Họ duy trì mạng lưới xã hội tích cực

Các mối quan hệ mạnh mẽ, tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta kiểm soát căng thẳng. Những người hiếm khi cảm thấy căng thẳng có xu hướng bao quanh mình bởi những cá nhân tích cực và ủng hộ, nâng đỡ họ, thay vì những người kéo họ xuống. Một hệ thống mạng lưới quan hệ vững chắc không chỉ mang lại cho chúng ta cảm giác được thuộc về, an toàn mà còn đóng vai trò như một tấm đệm chống lại những căng thẳng trong cuộc sống.

Hiểu được tầm quan trọng đó nên họ luôn đảm bảo việc duy trì các mối quan hệ lành mạnh, thường dành thời gian nuôi dưỡng mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đó có thể chỉ đơn giản là cùng nhau uống một tách cà phê, đi dạo hoặc nhắn vài tin hỏi thăm. Điều quan trọng là bạn duy trì liên lạc thường xuyên và hỗ trợ lẫn nhau. Những người bạn bao quanh mình có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ căng thẳng của bạn.

5. Họ biết khi nào nên nói không

Người hiếm khi căng thẳng trong cuộc sống có 7 thói quen này, bạn thì sao? - 2

Bạn có thấy mình là người khó nói ra lời từ chối không? Từ việc giúp ai đó chuyển nhà, hoàn thành công việc được giao đến tham dự các sự kiện xã hội? Bạn đồng ý với mọi thứ và rồi cảm thấy liên tục bị choáng ngợp, căng thẳng.

Nhớ rằng, khi bạn nói “có” với mọi thứ, bạn đang nói “không” với chính mình. Những người hiếm khi cảm thấy căng thẳng hiểu được sức mạnh của việc từ chối. Họ nhận ra thời gian và năng lượng của bản thân là nguồn tài nguyên hữu hạn. Do đó, họ đưa ra quyết định có ý thức về những gì họ có thể thực sự cam kết thay vì luôn luôn nói có và khiến bản thân cảm thấy quá tải.

6. Họ hoạt động thể chất thường xuyên

Hoạt động thể chất là một cách để chúng ta giải tỏa căng thẳng. Những người hiếm khi cảm thấy căng thẳng thường có thói quen tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphin, chất tăng cường tâm trạng tự nhiên cho cơ thể, "đánh lạc hướng" tâm trí chúng ta khỏi những suy nghĩ căng thẳng và quay lại nhiệm vụ với một góc nhìn mới.

Tập yoga, đạp xe, khiêu vũ hay chỉ đơn giản là đi bộ nhanh trong công viên, hãy tìm cho mình hoạt động thể chất mà bạn yêu thích, biến nó thành một phần nhất quán trong thói quen của bạn. Thay đổi nhỏ này có thể giúp bạn quản lý căng thẳng hiệu quả hơn, mở ra cuộc sống lành mạnh hơn .

7. Họ thực hành lòng biết ơn

Thói quen thực hành lòng biết ơn có thể là một bước ngoặt trong việc quản lý căng thẳng. Những người hiếm khi cảm thấy căng thẳng thường coi trọng việc thừa nhận và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

Lòng biết ơn giúp chúng ta nhận ra những phước lành của mình, dù chúng có vẻ nhỏ bé đến đâu. Bằng cách dành ra một chút thời gian để ghi nhật ký biết ơn hàng ngày hoặc đơn giản là suy ngẫm về những điều bạn biết ơn có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể. Theo thời gian, việc thực hành này có thể thúc đẩy sự tích cực và khả năng phục hồi, giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Chia sẻ

Bảo Anh.

Tin cùng chuyên mục

Đạt được 7 điều này trước 35 tuổi chính là dấu hiệu của tương lai thành công viên mãn

Đạt được 7 điều này trước 35 tuổi chính là dấu hiệu của tương lai thành công viên mãn

7 thành tựu này đóng vai trò là chỉ báo mạnh mẽ về thành công và sự viên mãn khi bạn bước vào độ tuổi 35. Cho dù bạn đã đạt được những cột mốc này hay đang phấn đấu hướng tới chúng, việc nhận ra những dấu hiệu này có thể mang lại cảm giác định hướng và sự tự tin khi bạn tiếp tục phát triển.