Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Bs Lê Đại Phong
Chia sẻ

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi tim đập không đều, có thể là quá nhanh (nhịp nhanh), quá chậm (nhịp chậm), hoặc không đều đặn. Ở phụ nữ có thai, sự thay đổi sinh lý của hệ tim mạch và nội tiết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp.

Mặc dù phần lớn các trường hợp không nguy hiểm, một số rối loạn nhịp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Khi mang thai, khối lượng máu tuần hoàn của phụ nữ tăng lên khoảng 40-50% để nuôi dưỡng thai nhi, gây áp lực lên tim. Nhịp tim của phụ nữ có thai cũng tăng khoảng 10-20 nhịp mỗi phút so với bình thường, dễ gây ra rối loạn nhịp. Thay đổi hormon, đặc biệt là progesterone, cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động điện của tim, gây ra nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác: Thiếu máu do thai kỳ làm tăng khối lượng tuần hoàn và nhu cầu sắt của cơ thể. Tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, có thể gây căng thẳng lên tim và dẫn đến rối loạn nhịp.

Rối loạn điện giải, chẳng hạn như mất cân bằng kali hoặc magie do nôn nghén nhiều trong thai kỳ. Bệnh tim mạch tiền sử hoặc bệnh van tim, nếu có từ trước khi mang thai, có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ.

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai - 1

Ảnh minh họa

Các triệu chứng của rối loạn nhịp ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ mang thai có thể có các triệu chứng rất khác nhau, từ nhẹ và thoáng qua đến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh, mạnh hoặc rung; chóng mặt, mệt mỏi, đôi khi có thể ngất; khó thở, đặc biệt khi gắng sức hoặc trong tư thế nằm; đau ngực, hoặc cảm giác tức ngực.

Các triệu chứng này thường có thể bị nhầm lẫn với những thay đổi bình thường trong thai kỳ, do đó việc chẩn đoán cần dựa trên các xét nghiệm cụ thể.

Điều trị rối loạn nhịp ở phụ nữ có thai

Việc điều trị rối loạn nhịp ở phụ nữ mang thai cần thận trọng để không ảnh hưởng đến thai nhi. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

Thay đổi lối sống: Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, và tập thể dục nhẹ nhàng; chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng để duy trì cân bằng điện giải và sức khỏe tim mạch.

Điều trị xâm lấn: Trong một số trường hợp nặng như không đáp ứng với thuốc, có thể cân nhắc phương pháp đốt điện (catheter ablation) sau tam cá nguyệt đầu tiên để kiểm soát nhịp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, can thiệp yêu cầu kỹ thuật viên kinh nghiệm, sử dụng hệ thống triệt đốt 3D, phương pháp đốt không chiếu tia (zero fluro) nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Theo dõi và chăm sóc liên tục: Các phụ nữ có bệnh lý rối loạn nhịp cần được theo dõi sát sao suốt thai kỳ và trong quá trình sinh nở để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, nếu phụ nữ có thai cảm thấy hồi hộp, khó thở, đau ngực hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào về nhịp tim, họ nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra. Phụ nữ có bệnh tim từ trước khi mang thai cần thông báo cho bác sĩ sản khoa để có kế hoạch theo dõi và điều trị tốt hơn.

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai là một vấn đề y tế cần được theo dõi và điều trị thận trọng. Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu có triệu chứng bất thường, phụ nữ mang thai cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị thích hợp.

Chia sẻ

Bs Lê Đại Phong

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng.

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.