Phân biệt sốt phát ban và sởi

BS Bùi Thanh Phong (Hệ thống tiêm chủng VNVC)
Chia sẻ

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

Nguyên nhân gây bệnh

Với sốt phát ban, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu được xác định là do nhiễm virus (chiếm đến 70-80%) gồm các tác nhân điển hình như: virus sởi, virus rubella, virus herpes 6, 7, enterovirus, adenovirus… Ngoài ra, sốt phát ban còn do nhiễm khuẩn từ vết cắn của các loại ngoại ký sinh (bọ chét, chấy, rận, ve…).

Trong khi đó, nguyên nhân gây bệnh sởi là do virus sởi gây ra. Đây là một loại virus hình cầu, đường kính 120 – 250 nm, thuộc chi Morbillivirus nằm trong họ Paramyxoviridae, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời và sức nóng…

Thời điểm ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh của sốt phát ban có thể dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào virus người bệnh mắc phải, thường từ 5 – 14 ngày. Trong trường hợp sốt phát ban do virus rubella gây ra, thời gian ủ bệnh là khoảng 14 – 21 ngày.

Thời gian ủ bệnh của sởi thường kéo dài khoảng 7 – 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus sởi. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt.

Phân biệt sốt phát ban và sởi - 1

Ảnh minh họa

Triệu chứng

Với người bị sốt phát ban, sau khi sốt cao, người bệnh bắt đầu phát ban. Ban có màu hồng hoặc đỏ xuất hiện theo từng cụm, li ti, bề mặt ít sần sùi, có thể xuất hiện ở ngực, bụng lưng rồi lan ra toàn thân. Sốt phát ban thường không có các đốm Koplik và sự tương quan ban đỏ có thể không theo một trình tự nhất định. Phát ban do sốt phát ban thường xuất hiện khi dấu hiệu sốt đã giảm hoặc vừa xuất hiện, và thường ít gây khó chịu hơn sởi. Khi ban bay đi sẽ không để lại sẹo, thâm.

Triệu chứng của bệnh sởi thường bắt đầu với các dấu hiệu giống cảm như sốt, ho khan, viêm mũi, đau họng và viêm kết mạc. Điểm đặc trưng của sởi là sự xuất hiện của các đốm Koplik trong miệng. Các đốm Koplik này được mô tả là các đốm đỏ sáng với các trung tâm màu trắng hoặc hơi trắng có thể giống với các hạt cát. Chúng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong miệng, thường xảy ra trước khi xuất hiện triệu chứng và là đặc trưng bệnh lý đối với bệnh sởi (rubella). Ban có màu đỏ, sần, xuất hiện ở vùng trán, lan rộng xuống dưới vùng mặt rồi đến cổ, toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân. Khi ban bay đi, để lại vết thâm trên da, còn được gọi là “vằn da hổ”.

Thời gian khỏi bệnh

Thời gian kéo dài của sốt phát ban tùy thuộc vào chủng virus người bệnh mắc phải. Thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong khi đó, nếu bệnh nhân mắc sởi, các triệu chứng ban đầu như chảy nước mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, có đốm Koplik thường kéo dài khoảng 4 – 7 ngày. Phát ban và lan rộng toàn thân trong 3 ngày và bắt đầu mờ dần trong khoảng 5 – 6 ngày sau đó. Người bệnh thường bắt đầu hồi phục sau khoảng một tuần từ khi triệu chứng phát ban đạt đỉnh.

Biến chứng

Biến chứng nghiêm trọng nếu mắc sốt phát ban hiếm khi xảy ra, đặc biệt nếu có chăm sóc thích hợp. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm não, viêm phổi, hội chứng Guillain Barre… Sốt phát ban do virus Rubella gây ra có thể gây biến chứng thai kỳ khi mẹ bầu chẳng may mắc phải.

Bệnh nhân mắc sởi có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, mù lòa, viêm loét miệng, suy dinh dưỡng, tiêu chảy…

Sởi có tỷ lệ biến chứng cao hơn đáng kể so với sốt phát ban, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi hoặc những người suy giảm miễn dịch.

Phòng ngừa

Sốt phát ban ít lây lan hơn so với sởi và việc phòng ngừa chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sốt phát ban do virus rubella có thể phòng ngừa bằng cách chủng ngừa vắc xin chứa thành phần rubella.

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm sở hữu khả năng và tốc độ lây lan nhanh nhất, chỉ cần tiếp xúc “thoáng qua” với người nhiễm bệnh cũng có khả năng lây nhiễm cao đối với người chưa được tiêm chủng. Tiêm phòng vắc-xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh.

Chia sẻ

BS Bùi Thanh Phong (Hệ thống tiêm chủng VNVC)

Tin cùng chuyên mục

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus, ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, hậu quả có thể gây suy gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan và có thể dẫn đến tử vong. Giống như virus HIV, bệnh lây qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con.