Đồ ăn đựng bằng gì dễ gây ung thư nhất khi quay lò vi sóng? Đáp án khiến ai nấy giật mình vì thói quen bấy lâu

Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang)  
Chia sẻ

Bạn cần nhận biết 6 thông số kỹ thuật được in trên túi để sử dụng chúng an toàn, nếu không, nguy cơ bạn bị ảnh hưởng sức khỏe là rất lớn.

Nhiều người có thói quen cho thực phẩm với túi bọc, hộp đựng vào lò vi sóng để quay. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khẳng định việc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng bằng hộp, túi nhựa có thể gây ung thư nếu ăn lâu dài. Các nghiên cứu chỉ ra, một số loại hộp nhựa khi cho vào lò vi sóng có thể bị thay đổi tính chất nhựa, cộng với việc một số chất hóa học dễ kết tủa, gây hại lớn cho cơ thể.

Đồ ăn đựng bằng gì dễ gây ung thư nhất khi quay lò vi sóng? Đáp án khiến ai nấy giật mình vì thói quen bấy lâu - 1

Thức ăn trong hộp nhựa được đưa thẳng vào lò vi sóng. (Ảnh minh họa). 

Trên thực tế, các sản phẩm đựng thực phẩm từ nhựa hiện nay rất phổ biến. Vậy làm thế nào phân biệt được loại túi/hộp đó có thể cho vào lò vi sóng hay không? Bạn nên xem thật kỹ các dấu hiệu in trên bao bì để biết được sản phẩm đó có an toàn để cho vào lò vi sóng không. 

Trên các sản phẩm nhựa có một hình tam giác gồm ba mũi tên, biểu thị các vật liệu khác nhau của sản phẩm. Thị trường hiện nay chủ yếu có các sản phẩm được in các ký hiệu là polyetylen (PE), polyetylen mật độ cao (HDPE), polyvinyl clorua (PVC), polyetylen mật độ thấp Ethylene (LDPE), polypropylene (PP), polystyrene (PS)... 

Đồ ăn đựng bằng gì dễ gây ung thư nhất khi quay lò vi sóng? Đáp án khiến ai nấy giật mình vì thói quen bấy lâu - 2

Các ký hiệu trên vỏ hộp chúng ta thường thấy. (Ảnh minh họa).

Phân loại các sản phẩm từ nhựa 

Số 1: Polyetylen (PE)

Polyethylene (PE) là chất liệu túi nhựa phổ biến nhất. Nó không độc hại, không vị và không mùi, có thể được sử dụng để đóng gói các loại trái cây và rau quả thông thường. Điểm nóng chảy của polyetylen là 100-130°C nên không thể đun nóng trong lò vi sóng hoặc hấp trong nồi.

Số 2: Polyetylen mật độ cao (HDPE)

Polyetylen mật độ cao thường được sử dụng trong chai lọ thuốc và hộp đựng nhu yếu phẩm hàng ngày, chẳng hạn như sữa tắm, dầu gội đầu... và thường không chịu nhiệt.

Số 3: Polyvinyl clorua (PVC)

Polyvinyl clorua được sử dụng làm đồ chơi, hộp đựng, không chịu được nhiệt độ cao, do đó không thể cho vào lò vi sóng.

Số 4: Polyetylen mật độ thấp (LDPE)

Polyetylen mật độ thấp có khả năng chịu nhiệt kém và không thể làm nóng, thường chỉ được sử dụng cho túi và hộp nhựa giữ tươi.

Số 5: Polypropylen (PP)

Polypropylene (PP) là sản phẩm nhựa duy nhất có thể được sử dụng để cho vào lò vi sóng, phạm vi nhiệt độ là -30 tới 140°C. Nó có thể được làm nóng trong lò vi sóng hoặc làm lạnh trong tủ đông.

Số 6: Polystyrene (PS)

Polystyrene kém ổn định hơn polypropylene và thường được sử dụng làm đệm xốp hoặc hộp ăn trưa dùng một lần.

Số 7: Các vật liệu khác (OTHER)

Các vật liệu khác, gọi chung các loại PC khác là polycarbonate, trong đó polycarbonate được sử dụng nhiều nhất, có thể dùng để làm bình sữa, ấm đun nước cho trẻ nhỏ, tốt nhất không nên dùng để đựng nước nóng quá 70 độ C.

Đồ ăn đựng bằng gì dễ gây ung thư nhất khi quay lò vi sóng? Đáp án khiến ai nấy giật mình vì thói quen bấy lâu - 3

Nhiều vật liệu đựng thực phẩm không phù hợp để cho vào lò vi sóng. (Ảnh minh họa). 

Các chuyên gia cho biết, hộp cơm dùng một lần làm bằng polypropylene (PP) có thể làm nóng ở nhiệt độ tối đa không quá 120°C, do đó có thể cho vào lò vi sóng hoặc nồi hấp. Tuy nhiên, hộp ăn trưa bằng polystyrene (PS), tức là hộp ăn trưa bằng xốp polystyrene dùng một lần, chỉ có thể được làm nóng đến 90°. Khi vượt quá 90°, styrene sẽ giải phóng vào thực phẩm, có thể gây hại cho chức năng gan, thận và hệ thần kinh trung ương của cơ thể con người, nếu sử dụng lâu dài có nguy cơ gây ung thư.

Dựa vào các thông số trên, bạn có thể thấy, ví dụ các loại túi nilong đựng thịt cá, bánh bao... đều không thể được cho vào hâm nóng trực tiếp trong lò vi sóng. Tốt nhất là bạn cho thực phẩm vào hâm nóng trong bát sứ dùng được trong lò vi sóng. Đối với hộp mang đi, bạn nên đánh giá xem vật liệu có phù hợp để hâm nóng hay không dựa trên nhãn trên bao bì bên ngoài.

Với hộp nhựa đựng cơm, sản phẩm thế nào sẽ an toàn để cho vào lò vi sóng?

Để biết sản phẩm có an toàn để cho vào lò vi sóng không, bạn có thể dựa vào bốn điểm sau: 

+ Nhìn vào bao bì: Điều quan trọng nhất là xem bề ngoài của hộp có in các dòng chữ dành riêng cho thực phẩm cho vào lò vi sóng không. 

+ Về hình thức bên ngoài: Hộp cơm đạt tiêu chuẩn phải có bề mặt nhẵn mịn, màu sắc đồng đều, cố gắng chọn những sản phẩm không có hoa văn trang trí.

+ Mùi: Hộp thông thường không mùi nhựa, nên những hộp có mùi nhựa có thể gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nên tránh mua và sử dụng.

Khi sử dụng hộp cơm nhựa cần chú ý những điểm này:

+ Tháo nắp hộp cơm khi hâm nóng

Cần lưu ý rằng thân của một số hộp cơm vi sóng được làm bằng PP5 nhưng nắp được làm bằng PE4 và PE không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nên tháo nắp khi sử dụng hộp cơm nhựa để hâm nóng trong lò vi sóng.

+ Thay thế kịp thời

Tuổi thọ của hộp cơm thường là 3-5 năm, nhưng khi hộp cơm bị đổi màu, giòn hoặc ố vàng thì bạn nên thay hộp cơm ngay.

+ Vệ sinh hộp đúng cách 

Để đảm bảo độ kín hơi của một số hộp cơm, trên nắp hộp sẽ được lắp vòng đệm kín. Tuy nhiên, cặn thức ăn ngấm vào vòng đệm và trở thành "chốn cư trú" cho nấm mốc. Do đó, bạn cần làm sạch vòng đệm và rãnh của nó mỗi khi rửa hộp, sau đó đặt lại vào nắp sau khi sấy khô.

Chia sẻ

Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang)  

Tin cùng chuyên mục

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.