Nét độc đáo của chùa Phổ Giác

Thái Dũng (tổng hợp)
Chia sẻ

Ai đã đến chùa Phổ Giác hẳn có ấn tượng khó quên bởi cổng và ngôi chùa có nhiều nét độc đáo. Cổng chùa không cao rộng, sử dụng những hòn đá để mộc gắn kết tự nhiên cùng những rễ của cây cổ thụ tạo thành hình một con sư tử lớn đang há miệng quỳ về phía vương phủ thời chúa Trịnh ở kinh thành Thăng Long. Hiện tại, chùa nằm sát bên đường - số nhà 80 - phố Ngô Sĩ Liên, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.  Chùa còn có tên gọi khác là chùa Tàu Tượng hay chùa Tàu Voi. Bởi nơi đây mấy trăm năm trước từng tập trung các tàu voi của đội tượng binh.

Chùa Phổ Giác được xây theo lối kiến trúc cổ, hiện còn nguyên cổng tam quan cũ được xây dựng theo kiểu đá vòm cuốn dưới bóng các cổ thụ, trông khá đẹp. Các cánh cửa được ghép bằng những thanh gỗ đẽo tròn, mô phỏng hình dáng cây tre. Du khách tới chùa từ cổng vào sân trước rồi bước lên thềm cao của tòa tam bảo. Tiền đường gồm 7 gian cửa bức bàn, được xây kiểu 2 tầng, 8 mái lợp ngói mũi. Thiêu hương và thượng điện cũng cùng kiểu, nối với tiền đường thành hình “chữ Công”, bên ngoài có hàng hiên và cột đá vây quanh. Lại có 3 tấm bia và đôi ngựa đá đặt ở sau lưng hậu cung. Khoảng sân hẹp ở ngoài hiên chùa chính còn có thêm mấy ban thờ nửa lộ thiên. Hai bên tam quan đều có tượng voi và ngựa. Nhà thờ Mẫu gồm 3 gian, nằm ở bên hữu sân trước, ngay sau một tháp mộ, bên tả sân là tháp mộ khác và một phương đình kiểu 2 tầng 8 mái, nơi đặt pho tượng Quan Âm. Bên hữu thiêu hương, thượng điện là nhà khách và nhà thờ Tổ rộng 5 gian, cũng có hàng hiên và cột đá, bên tả dành cho sinh hoạt. Tất cả các tòa nhà đều được tôn trên nền cao.

Hiện chùa Phổ Giác có một hệ thống 37 tượng tròn gồm 20 tượng bài trí ở Phật đường, 11 pho ở nhà thờ Mẫu và 6 pho ở nhà thờ Tổ.

Nét độc đáo của chùa Phổ Giác - 1

Ảnh minh họa

Cổ vật trong chùa  có 13 tấm bia đá, 3 chuông đồng, 1 đôi ngựa đá, ngai thờ, bài vị, khám thờ, nhang án, cửa võng và gần 30 hoành phi, câu đối phong phú về mọi mặt. Phần gỗ được trang trí bằng các hoa văn, điển tích Phật giáo và các đề tài tứ linh, tứ quý. Chùa còn giữ được nhiều đồ thờ tự quý giá với chất liệu đồng, gỗ, gốm sứ…

Những năm 1770-1774 dưới triều đại Lê Trung hưng, chùa được khởi dựng tại phường Phục Cổ - khoảng giữa phố Nguyễn Du bây giờ. Nơi đó trước kia, có cả ngôi miếu Dương Võ với tấm bia Dương Võ bi kí, dựng vào tháng 8 năm 1770 (Canh Dần), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31, thờ ba vị có công luyện tập voi chiến như tổ sư công tượng. Đến thời Nguyễn, miếu bị đổ nát, bia này mới di dời sang chùa Phổ Giác.

Tên chùa Phổ Giác hay Phổ Giác Tự có ý nghĩa là phổ cập và giác ngộ Phật pháp cho Phật tử và nhân dân. Ngoài thờ Phật và thờ Mẫu như nhiều chùa khác, chùa còn thờ Phan Cảnh Điệp, một người huấn luyện voi giỏi thời Lê Trung hưng. Bức tượng chân dung Phan Cảnh Điệp và cuốn thần phả ghi công đức của ngài ở hậu cung. Chuyện xưa kể chùa còn có tấm bia nói về nghề thuốc và việc dựng Y Miếu.

Nét độc đáo của chùa Phổ Giác - 2

Ảnh minh họa

Chùa đã qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, các bia dựng năm 1856 -1876 còn ghi rõ việc này. Đôi câu đối đắp trên trụ biểu cho biết năm Bính Tuất 1886 đã tô lại tượng Phật, năm Kỷ Sửu 1889 sửa nội thất, tiền đường, hậu cung, nhà thờ Tổ. Năm 1951, chùa được trùng tu và đợt xây lại năm 2014 đã định hình kiến trúc như hiện nay.

Năm1991, chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin đã xếp hạng là Di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật quốc gia.

Chia sẻ

Thái Dũng (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Dân địa phương mách bạn khu chợ hải sản rẻ nhất Phú Quốc, không phải ai cũng biết

Dân địa phương mách bạn khu chợ hải sản rẻ nhất Phú Quốc, không phải ai cũng biết

Nằm tại phía Nam hòn đảo ngọc Phú Quốc, chợ An Thới không chỉ là một điểm mua sắm thông thường mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư miền biển. Với lịch sử lâu đời và sự đa dạng về mặt hàng, chợ An Thới đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Phú Quốc.

Giữa lòng Tuyên Quang có ngôi chợ được mệnh danh "chợ quê đẹp nhất Việt Nam", nét đẹp xưa cũ hiếm có

Giữa lòng Tuyên Quang có ngôi chợ được mệnh danh "chợ quê đẹp nhất Việt Nam", nét đẹp xưa cũ hiếm có

Nép mình dưới tán cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chợ Cây Đa Tuân Lộ ở xã Tân Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng núi phía Bắc. Với lịch sử phiên chợ có từ hàng trăm năm và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây không chỉ là điểm giao thương mà còn là điểm đến du lịch đang được nhiều người quan tâm.

Chợ lạ giữa lòng Yên Bái, chỉ bán sản vật rừng núi độc đáo không nơi nào có, ai đến cũng mê không muốn về

Chợ lạ giữa lòng Yên Bái, chỉ bán sản vật rừng núi độc đáo không nơi nào có, ai đến cũng mê không muốn về

Cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 70km về phía Tây, chợ phiên Bình Thuận tại xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là không gian văn hóa đặc sắc, nơi hội tụ và giao thoa giữa văn hóa Tày và Kinh, tạo nên một bức tranh đa sắc màu về đời sống vùng cao Tây Bắc.