Những nghi thức lễ cưới độc lạ nhất 2024: Người đưa nồi cơm, người bê hẳn nồi lẩu lên sân khấu

Lyly
Chia sẻ

Mỗi nghi thức lễ cưới đều có một ý nghĩa tốt đẹp riêng, và trong năm 2024 này cũng có nhiều nghi thức lễ cưới độc lạ khác khiến mạng xã hội xôn xao.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong hầu hết các đám cưới thường có nghi lễ chú rể cô dâu cùng nhau rót rượu và cắt bánh không? Cắt bánh cưới mang ý nghĩa là san sẻ yêu thương, chia sẻ ngọt bùi, vợ chồng đồng sức đồng lòng, đồng cam cộng khổ suốt hành trình hôn nhân.

Trong khi đó, tháp rượu tràn ly mang ý nghĩa mong muốn hạnh phúc sẽ tràn đầy, màu đỏ của rượu cũng tượng trưng cho may mắn và tình yêu sâu đậm của cặp đôi. Chính vì vậy, cắt bánh và rót rượu là 2 nghi lễ quan trọng trong đám cưới.

Nhưng ngày càng nhiều cặp đôi đã sáng tạo, lựa chọn thay thế việc cắt bánh và rót rượu bằng các nghi lễ khác trong đám cưới, ví dụ như rót cát, trồng cây, rót gạo,in dấu vân tay, vẽ tranh,… Mỗi nghi thức lễ cưới đều có một ý nghĩa tốt đẹp riêng, và trong năm 2024 này cũng có nhiều nghi thức lễ cưới độc lạ khác khiến mạng xã hội xôn xao.

1. Nấu cơm ngay trên sân khấu

Những nghi thức lễ cưới độc lạ nhất 2024: Người đưa nồi cơm, người bê hẳn nồi lẩu lên sân khấu - 1

Cặp đôi nấu cơm ngay trên sân khấu.

Cách đây vài ngày, cô dâu Khánh Chi và chú rể Trọng Khang (Hà Nội) đã mang gạo và nồi cơm điện lên sân khấu nấu, thay vì nghi thức rót rượu thông thường. Trên sân khấu, trước sự chứng kiến của mọi người, cô dâu đã đổ gạo vào nồi, còn chú rể thêm nước, cả hai cùng nhau nấu cơm, hiện thực hóa câu nói quen thuộc “góp gạo thổi cơm chung”.

Chia sẻ với Thanh Niên, cô dâu Khánh Chi cho biết, toàn bộ nghi thức nấu cơm được thực hiện tự nhiên, không tập dượt trước. Trong lúc hai vợ chồng đang nấu cơm, cô đã nhờ người dẫn chương trình đọc thông điệp về nghi thức này.

"Chúng tôi thực hiện với ý nghĩa cả hai cùng vun vén cho mái ấm nhỏ. Khi chưa cưới, cả hai thường xuyên ăn ngoài nhưng từ giờ trở đi sẽ nấu ăn chung để có những bữa cơm đầy đủ. Đây cũng là cột mốc đánh dấu tụi mình về chung một nhà, yêu thương và chia sẻ với nhau", Khánh Chi cho hay.

Clip cô dâu chú rể nấu cơm trên sân khấu (Nguồn: Kể chuyện cùng Tú)

2. Nghi thức “nhúng lẩu” độc lạ

Vào đầu tháng 11, một cặp đôi ở Hà Nội cũng gây xôn xao mạng xã hội khi thực hiện nghi thức “có một không hai” trong lễ cưới – nhúng lẩu. Trong video, chú rể nhúng lẩu và mời cô dâu thưởng thức ngay trên sân khấu.

Những nghi thức lễ cưới độc lạ nhất 2024: Người đưa nồi cơm, người bê hẳn nồi lẩu lên sân khấu - 2

Cặp đôi nhúng lẩu ngay trên sân khấu.

Chia sẻ với Vietnamnet, chú rể Nguyễn Duy Tùng (SN 1994, Hà Nội) cho biết, ý tưởng và kế hoạch đưa việc nhúng lẩu vào lễ cưới do anh và cháu trai nghĩ ra. Tuy nhiên, anh không áp dụng một cách máy móc mà dựa trên công việc và câu chuyện tình yêu của mình để tạo ra nghi thức “có một không hai” này.

Theo đó, anh kinh doanh quán lẩu và vợ anh là khách hàng thân thiết. Khi đến ăn lẩu tại quán của anh, bạn gái thường góp ý thẳng thắn và cả hai bắt đầu liên lạc, nhắn tin qua lại từ đó. Cả hai còn cùng sinh hoạt đoàn tại địa phương nên có cơ hội tiếp xúc rồi dần dần nảy sinh tình cảm và quyết định về chung nhà. Từ những kỷ niệm đặc biệt đó, anh Tùng quyết tâm đưa món lẩu lên sân khấu, tạo bất ngờ cho cô dâu. 

Những nghi thức lễ cưới độc lạ nhất 2024: Người đưa nồi cơm, người bê hẳn nồi lẩu lên sân khấu - 3

Anh Tùng cho biết thêm, lễ cưới của anh không sử dụng bánh kem. Hai vợ chồng chỉ rót rượu mời bố mẹ, tưới cây hạnh phúc và nhúng lẩu. Lẩu được đun sôi trước rồi mới bưng lên sân khấu, kèm 1 đĩa thịt bò sống. Khi thực hiện nghi thức này, anh không sợ mọi người bàn tán, anh chỉ muốn thể hiện tình cảm và lời hứa chăm lo cho vợ những bữa ăn đầm ấm.

3. Rót trà sữa

Những nghi thức lễ cưới độc lạ nhất 2024: Người đưa nồi cơm, người bê hẳn nồi lẩu lên sân khấu - 4

Cặp đôi rót trà sữa thay cho rót rượu vang.

Rót trà sữa cũng là một trong những nghi lễ cưới độc lạ mới xuất hiện thay cho nghi thức rót rượu. Đám cưới của chú rể Nguyễn Chính Trương (27 tuổi) và cô dâu Phạm Thị Thu Hường (26 tuổi) tại huyện Hoài Đức, Hà Nội cách đây không lâu cũng thực hiện nghi thức rót trà sữa thay vì rót rượu vang.

Chia sẻ với Dân Trí, Chính Trương cho biết anh muốn tặng cô dâu một điều đặc biệt trong đám cưới. Ý tưởng phá cách của anh được bố mẹ ủng hộ, vì vừa tránh lãng phí vừa thể hiện được sự chu đáo của gia đình. Chú rể cũng tính đến sự cố rượu vang đỏ dính lên váy cưới cô dâu, khi đó chi phí đền bù rất lớn.

Những nghi thức lễ cưới độc lạ nhất 2024: Người đưa nồi cơm, người bê hẳn nồi lẩu lên sân khấu - 5

Cặp đôi này cũng sử dụng bánh bông lan trứng muối thay cho bánh kem.

4. Nghi thức đút tiền vào heo vàng

Một nghi thức khác mới xuất hiện trong đám cưới đó chính là đút tiền vào heo vàng. Trên sân khấu, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đút tiền vào một con heo vàng để tiết kiệm.

Nghi thức này không chỉ đơn thuần là bỏ ống heo mà còn mang ý nghĩa sâu sắc là từ hôm nay, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau vun vén cho tổ ấm gia đình.

Chia sẻ

Lyly

Tin cùng chuyên mục

Học sinh phổ thông mở trại hè cho các em nhỏ

Học sinh phổ thông mở trại hè cho các em nhỏ

Học Trại hè khoa học Science Camp là hoạt động thường niên dành cho các em nhỏ từ 6-13 tuổi được tổ chức bởi Society of Open Science (SOS), câu lạc bộ khoa học lớn nhất của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Qua các mùa hoạt động, trại hè đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều gia đình mỗi năm.

Những tấm gương bình dị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

Những tấm gương bình dị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

Những năm qua, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc của thành phố Hà Nội đã phát triển rực rỡ với nhiều kết quả nổi bật. Hàng trăm những mô hình, cách làm hay đảm bảo an ninh trật tự, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, cùng lực lượng công an chung tay giữ gìn sự bình yên của Thủ đô.

Tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân

Tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân

Ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, 126 xã, phường mới hình thành sau sắp xếp tại Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp. Thái độ phấn khởi và thuận lợi khi đến làm thủ tục hành chính tại xã, phường mới của Nhân dân đã cho thấy sự tận tâm, trách nhiệm của các cán bộ công chức làm việc tại bộ máy chính quyền mới trong phục vụ Nhân dân.

Cô gái Việt được vinh danh trong Forbes 30 Under 30 châu Á

Cô gái Việt được vinh danh trong Forbes 30 Under 30 châu Á

Tạp chí Forbes Asia vừa công bố danh sách 30 Under 30 châu Á năm 2025, vinh danh 30 cá nhân dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nổi bật trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trên 10 lĩnh vực khác nhau. Trong danh sách năm nay, Jenny Huỳnh (tên thật là Huỳnh Việt Hoàng Vy) là một trong hai đại diện đến từ Việt Nam, được xướng tên ở hạng mục Truyền thông, Tiếp thị và Nội dung số.

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số… là những mục tiêu mà Hà Nội nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề:“Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Đây là thông điệp chính thức được Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố và được Bộ Y tế đưa vào Kế hoạch truyền thông dân số nhằm đẩy mạnh nhận thức cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.