Phụ nữ cao tuổi nêu gương sáng

Thanh Thanh
Chia sẻ

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, phụ nữ cao tuổi TP Hà Nội đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống phụ nữ “Ba đảm đang”, nêu cao tinh thần đoàn kết, gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, xây dựng tổ chức Hội Phụ nữ phát triển.

Tâm sáng hướng thiện

Với tâm sáng hướng thiện, trong những năm qua, Ni sư Thích Đàm Hiếu (sinh năm 1962), Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP, Phó Trưởng ban đặc trách ni chúng TP, Ủy viên BCH Hội LHPN Hà Nội, trụ trì chùa Viên Minh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tích cực tham gia các phong trào “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; phong trào xây dựng người Phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo- Đảm đang- Thanh lịch”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, do tổ chức Hội các cấp phát động. Năm 2024, Ni sư Thích Đàm Hiếu vinh dự là một trong những tấm gương phụ nữ cao tuổi được TƯ Hội LHPN Việt Nam tôn vinh trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, bình đẳng, hạnh phúc đại diện cho hơn 9 triệu phụ nữ cao tuổi trên cả nước.

Ni sư Thích Đàm Hiếu cho biết, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ quan trọng và mang tính cách mạng; là một chủ trương lớn của đất nước, của Thủ đô và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ sự kết nối của Hội LHPN Hà Nội, Ni sư đã phát tâm ủng hộ kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng cho 2 hộ gia đình hội viên phụ nữ khó khăn tại huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức xây mái ấm tình thương, giúp họ có mái ấm khang trang hơn để ổn định cuộc sống và nuôi dạy con tốt.

Không những thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, Ni sư Thích Đàm Hiếu còn quan tâm hỗ trợ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi. Vào dịp lễ, Tết hàng năm, Ni sư đều tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, mồ côi. Đặc biệt, thực hiện chương trình "Đồng hành cùng con", "Mẹ đỡ đầu" do Hội LHPN Hà Nội phát động, Ni sư Thích Đàm Hiếu còn nhận đỡ đầu 3 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội đến năm 18 tuổi. Ngoài ra, Ni sư Thích Đàm Hiếu còn tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” xây dựng Nhà đại đoàn kết, ủng hộ quỹ Vì  người nghèo, quỹ phòng chống dịch, hỗ trợ sinh kế cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng…

Phụ nữ cao tuổi nêu gương sáng - 1

Các đại biểu phụ nữ cao tuổi tại Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Bên cạnh những việc làm từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, Ni sư Thích Đàm Hiếu đã cùng với các vị ni, phật tử, tín đồ triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với 8 tiêu chí cụ thể phù hợp với giáo lý, giáo luật của đạo Phật. Trong đó, Ni sư đã vận động các tín đồ, phật tử đoàn kết, hòa hợp, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy chế hoạt động tôn giáo;  thực hiện chính tín, bài trừ mê tín dị đoan, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp phát động như: Phong trào từ thiện nhân đạo, phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy… Hưởng ứng phong trào gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ni sư còn phối hợp với Ủy ban MTTQ phường, UBND, Công an, Hội Phụ nữ phường tổ chức tuyên truyền nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ an toàn tài sản.

Vào những ngày rằm, mùng 1 hằng tháng, Ni sư Thích Đàm Hiếu cùng các tăng, ni, trụ trì trong Chùa thông qua các bài thuyết pháp giáo dục cho tín đồ, phật tử tự giác chấp hành, làm tốt công tác quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội, đồng thời vận động các tăng, ni, phật tử tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; thực hiện xây dựng mô hình khu di tích lịch sử đình - đền - chùa Hai Bà Trưng là Khu di tích lịch sử-văn hoá trong thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng

Tuổi càng cao lại càng “tham việc”

“Năm nay tôi đã bước sang tuổi 72 nhưng tôi vẫn làm việc liên tục. Tôi vẫn luôn mong bản thân mình có thật nhiều sức khỏe để có thể có nhiều thêm sáng tạo và cống hiến cho cộng đồng cùng với những phụ nữ cao tuổi tích cực lan tỏa tinh thần tuổi cao, gương sáng đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động của tổ chức Hội, của địa phương”, đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Liên, hội viên phụ nữ cao tuổi thôn Tân Phú, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Năm vừa qua, bà Liên cũng vinh dự là một trong tấm gương phụ nữ cao tuổi của Thủ đô vinh dự được TƯ Hội LHPN Việt Nam biểu dương vì có thành thành tích xuất sắc vì cộng đồng góp phần xây dựng đất nước, Thủ đô giàu mạnh.

Phụ nữ cao tuổi nêu gương sáng - 2

Ni sư Thích Đàm Hiếu cùng các đại biểu trao kinh phí hỗ trợ gia đình phụ nữ khó khăn tại huyện Đan Phượng. 

Với sự đam mê nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, sau 32 năm công tác trong quân ngũ tại Nhà máy Z135 (Tổng cục Kỹ thuật), năm 2003, bà nghỉ hưu theo chế độ. Nhưng sau đó bà đã mạnh dạn “khởi nghiệp” bằng việc phát triển chăn nuôi mô hình trang trại nuôi giun quế. Lấy ngắn nuôi dài, bà tìm hiểu thêm nhiều kênh thông tin về việc nuôi giun quế cho năng suất cao. Từ diện tích ban đầu hơn 1.000m2, bà đã phát triển mô hình trang trại nuôi lợn sạch với thức ăn là giun quế. Đến nay, Trang trại lợn giun quế GHT của đã đem đến những sản phẩm sạch cho cộng đồng như: Thịt lợn, gà giun quế GHT… với tổng thu trung bình mỗi tháng hơn 500 triệu đồng và tạo việc làm thương xuyên cho 9 lao động tại địa phương với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng. Mô hình trang trại sạch của bà là địa chỉ quen thuộc đã được rất nhiều lãnh đạo thành phố, huyện và một số đơn vị quận huyện đến thăm, học tập mô hình.

Không những thế, với sự tìm tòi sáng tạo, bà còn tình cờ biết đến phương pháp xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh bản địa (IMO). Nhận thấy hiệu quả an toàn, bà đã điều chế sinh phẩm IMO để xử lý các rác thải trong sinh hoạt tại nguồn trong các hộ gia đình. Với sáng kiến hữu ích, năm 2021 bà được nhận giải Nhì cuộc thi “Gia đình An toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu” do Hội LHPN Việt Nam trao tặng với sáng kiến sản xuất chế phẩm IMO để xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình. Năm 2022, bà được TƯ Hội mời làm báo cáo viên đi chia sẻ  kinh nghiệm xử lý rác thải trong Hội nghị "Tử tế với môi trường". Bà cũng trực tiếp làm báo cáo viên về sản xuất chế phẩm IMO đề xử lý rác thải tại hộ gia đình, xử lý rơm rạ sau gặt cho Hội LHPN Thành phố, huyện trong các lớp tập huấn cho hơn 3.000 hộ dân tại xã Phú Cường và các huyện của TP Hà Nội, góp phần tích cực trong bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, giúp cho môi trường xanh, sạch, đẹp

Không những đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo trong bảo vệ môi trường, bà Liên còn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, hoạt động vì cộng đồng tại địa phương và các tỉnh thành trên cả nước. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, bà đã tham gia ủng hộ kinh phí sửa chữa mái ấm cho gia đình cụ Nam, tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn trị giá 38 triệu đồng, đồng thời  hỗ trợ mỗi tháng 2 triệu đồng/tháng cho cụ từ năm 2016 đến khi cụ mất. Từ năm 2017 đến nay, bà còn ủng hộ 3-5 hộ nghèo xã Phú Cường với mức trợ cấp hằng tháng từ 700 nghìn đến 1 triệu đồng. Bà còn tích cực tham gia chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Từ năm 2022, bà nhận đỡ đầu 1 em bé 3 tháng tuổi mồ côi mẹ khi lọt lòng với kinh phí 6 triệu đồng/năm. Từ tháng 9/2023 đến nay, bà tiếp tục hỗ trợ 5 chị em mồ côi cả cha lẫn mẹ ở xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai với mức hỗ trợ mỗi tháng 1 triệu đồng.

Chia sẻ

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.