Con dâu không chịu có bầu, tôi quyết định sinh con ở tuổi 52 để có người nối dõi

Thy Dung
Chia sẻ

Nghĩ là làm, con dâu không chịu đẻ thì tôi đẻ.

Khi 52 tuổi, tôi đã đưa ra một quyết định khiến cả gia đình kinh ngạc: Tôi muốn sinh con thứ hai. Quyết định này xuất phát từ việc con trai và con dâu kiên quyết không muốn có con.

Tôi tên là Tư Nhị, sinh ra trong một gia đình nông thôn bình thường. Khi còn trẻ, tôi lấy một người đàn ông chăm chỉ, thật thà ở làng bên. Cuộc sống của chúng tôi tuy không giàu có, nhưng cũng tạm ổn. Chúng tôi có một cậu con trai tên là Lý Minh. Lý Minh từ nhỏ đã thông minh, học giỏi, là niềm tự hào của cả gia đình.

Tuy nhiên, khi Lý Minh lớn lên, nó cũng bắt đầu có suy nghĩ riêng. Sau khi tốt nghiệp đại học, Lý Minh ở lại thành phố làm việc và gặp một cô gái cũng yêu thích sự tự do như mình, cả 2 nhanh chóng tiến tới hôn nhân. Khi biết 2 đứa chúng nó quyết định không sinh con, tôi vô cùng sốc.

Tôi cố gắng thuyết phục chúng thay đổi ý định, nhưng con trai và con dâu vẫn kiên quyết chống đối vì tụi nó cảm thấy cuộc sống đã đủ khó khăn, không muốn sinh thêm một đứa trẻ vào thế giới này để chịu khổ. Tôi hiểu suy nghĩ này, nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi không thể chấp nhận. Tôi sợ ông xã mình sẽ buồn, sợ phải đối mặt với lời dị nghị của làng xóm.

Vì thế, ở tuổi 52, tôi đưa ra một quyết định có phần điên rồ: Tôi sẽ sinh con thứ hai. Tôi tự nhủ, đây là vì duy trì dòng họ, vì việc hương khói của gia đình.

Khi tôi nói quyết định này với chồng, ông ấy mở to mắt nhìn tôi, không nói nên lời. Nhưng cuối cùng, ông vẫn chọn ủng hộ tôi và nói: "Nếu em đã quyết định rồi, thì cứ thử đi”.

Thế rồi vài tháng sau tôi cũng mang thai. Trong suốt thai kỳ, tôi cẩn thận giấu kín bí mật này. Mỗi khi con trai và con dâu về thăm, tôi căng thẳng đến mức đổ mồ hôi tay. Tuy nhiên, giấy không gói được lửa. Khi thai được bảy tháng, con trai và con dâu vô tình phát hiện ra bí mật của mẹ.

Con dâu không chịu có bầu, tôi quyết định sinh con ở tuổi 52 để có người nối dõi - 1

52 tuổi, tôi vẫn quyết định mang bầu vì con trai và con dâu không chịu đẻ. 

Hai đứa chúng nó chất vấn tại sao mẹ lại làm vậy, tôi khóc nức nở nói: "Mẹ chỉ muốn cho gia đình mình có một người nối dõi”.

Con trai và con dâu không thể hiểu được hành động của tôi, chúng cho rằng tôi đã bị điên. Quan hệ giữa chúng tôi rơi vào bế tắc, vợ chồng con trai thậm chí không còn về thăm nhà hàng tháng nữa.

Tuy nhiên, khi tôi sinh đứa thứ hai thì vợ chồng con trai dọn về ở chung hẳn với gia đình tôi. Cô con dâu còn nói: “Con về đây để chăm mẹ ở cữ, chồng con sẽ phụ mẹ giữ em trai, dù không thích đẻ nhưng tụi con cũng quý con nít lắm ạ”.

Nghe con dâu nói tôi cũng mát lòng mát dạ, cũng may nó là đứa hiểu chuyện, tôi thực sự cũng chẳng ham hố sinh đẻ gì ở tuổi này mà cũng vì lo xa nên mới phải quyết định như vậy.

Hiện nay, gia đình chúng tôi 5 người sống cùng nhau, hòa thuận vui vẻ. Dù trong cuộc sống vẫn có những mâu thuẫn và xung đột, nhưng chúng tôi đều cố gắng thấu hiểu và bao dung lẫn nhau. Cô con gái thứ hai của tôi trở thành báu vật của gia đình, sự xuất hiện của cô bé khiến chúng tôi càng trân trọng nhau hơn.

Những lưu ý khi sinh con ở tuổi cao

Sinh con ở tuổi cao (trên 35 tuổi) có thể mang lại nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé, nhưng với sự chăm sóc và theo dõi y tế cẩn thận, nhiều phụ nữ vẫn có thể có một thai kỳ và sinh con an toàn. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nguy cơ và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai:

- Trước khi quyết định mang thai, bạn nên thăm khám và thảo luận với bác sĩ chuyên khoa sản để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, phát hiện và điều trị các vấn đề tiềm ẩn.

Chăm sóc tiền sản định kỳ:

- Thăm khám tiền sản thường xuyên giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Duy trì lối sống lành mạnh:

- Ăn uống đủ chất, cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein.

- Tránh các thực phẩm không an toàn cho thai kỳ như đồ ăn sống, chưa chín kỹ, thực phẩm chứa nhiều thủy ngân.

- Uống nhiều nước và tránh các chất kích thích như caffeine và rượu.

Duy trì cân nặng hợp lý:

- Thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Hãy giữ cân nặng trong mức khuyến nghị của bác sĩ.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất:

- Bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

- Các vitamin và khoáng chất khác như sắt, canxi và vitamin D cũng cần được bổ sung đầy đủ.

Tránh các yếu tố nguy cơ:

- Tránh hút thuốc lá, uống rượu, và sử dụng các chất kích thích khác.

- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm.

Tập thể dục đều đặn:

- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu, bơi lội giúp duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm:

- Luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau bụng dữ dội, giảm cử động của thai nhi và thông báo cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Chuẩn bị tâm lý và kiến thức về thai kỳ:

- Tham gia các lớp học tiền sản để hiểu rõ hơn về quá trình mang thai, sinh nở và chăm sóc sau sinh.

- Cân nhắc các phương pháp hỗ trợ sinh sản:

- Nếu gặp khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ về các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chuẩn bị kế hoạch sinh nở an toàn:

- Cùng với bác sĩ, lập kế hoạch chi tiết cho quá trình sinh nở, bao gồm việc lựa chọn bệnh viện, phương pháp sinh và các biện pháp can thiệp y tế cần thiết.

Sinh con ở tuổi cao đòi hỏi sự chăm sóc và theo dõi đặc biệt, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế, nhiều phụ nữ vẫn có thể trải qua một thai kỳ an toàn và sinh con khỏe mạnh.

Chia sẻ

Thy Dung

Tin cùng chuyên mục

Tìm lại bữa cơm nhà

Tìm lại bữa cơm nhà

Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà bà gồm hơn 10 thành viên cùng tề tựu đông đủ bên mâm cơm nhà. “Cháu mời bà ăn cơm”, “Cháu chúc bà năm mới vui vẻ”... Bà Hạnh nghe tiếng con cháu líu ríu bên tai mà cảm động muốn rơi nước mắt.